PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM – VẤN ĐỀ TẤT YẾU
Lần đầu tiên, tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã đưa ra định nghĩa tổng quát về nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo
các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ những đặc
trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội hội chủ nghĩa ở nước ta:
1. Nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất;
2.
Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế;
3. Các chủ thể thuộc các thành phần
kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật;
4. Thị trường đóng vai trò chủ yếu
trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ
yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường;
5. Nhà nước đóng vai trò định hướng,
xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của
Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng
chính sách phát triển; 6. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển
kinh tế – xã hội.
Định nghĩa tổng quát và những đặc
trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định có ý nghĩa rất quan
trọng tạo sự thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đây còn là cơ sở để xác định phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện
thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
trong thời gian tới. Làm căn cứ để bác bỏ những quan điểm sai trái nhằm phủ nhận
chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng định hướng xã hội chủ nghĩa
trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta.
Đại hội XII của Đảng bổ sung phát triển
một số vấn đề mới về hoàn thiện thể chế về sở hữu. Đó là:
– Bảo đảm quyền tài sản được giao dịch
thông suốt; bảo đảm quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối với tài sản công và
quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng tài sản công của mọi chủ thể trong
nền kinh tế. Quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng tài sản công của mọi
chủ thể trong nền kinh tế là vấn đề rất mới ở nước ta, Đại hội XII của Đảng xác
định chủ trương này sẽ khắc phục “đặc quyền, đặc lợi”, xóa đi “vùng cấm” trong
việc tiếp cận, sử dụng tài sản công.
– Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn
của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước; xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu
nhà nước của các bộ, ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các
doanh nghiệp. Chủ trương này là đúng đắn, khắc phục sự không phân biệt rõ dàng
giữa chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước
các cấp.
Phát triển kinh tế tư nhân là chủ
trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới đất nước. Kế
thừa quan điểm Đại hội X, XI, Đại hội XII của Đảng xác định: kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Sự nhận thức này phản ánh đúng thực tiễn
vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Theo thống
kê, hiện tại nước ta có khoảng 500.000 doanh nghiệp tư nhân, thu hút khoảng 51%
lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm, đóng góp trên 40%
GDP mỗi năm. Trên cơ sở nhận thức mới này, Đại hội XII của Đảng đã đề ra chủ
trương phát triển kinh tế tư nhân một cách mạnh mẽ hơn: Hoàn thiện cơ chế,
chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết
các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Đồng thời, sự phát triển mới nhận thức về vai trò kinh tế tư nhân của Đảng ta
không những có tác dụng khuyến khích, cổ vũ kinh tế tư nhân phát triển, mà còn
góp phần bác bỏ những hoài nghi về sự phân biệt đối xử, những luận điệu xuyên tạc
phủ nhận chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng ta của các thế lực thù
địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét