Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

Kết quả thực hiện giám sát công tác tổ chức, cán bộ trong thời gian qua

 

Ngay sau khi Chương trình phối hợp số 30/CTPH-MTTW-TCTV, ngày 30-10-2018 được ký kết, Ban Thường trực đã cùng các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện, trong đó tập trung vào thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng, giám sát đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ.

Năm 2019, Ban Thường trực đã chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai và thực hiện giám sát tại một số địa phương, như thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hà Giang... Qua giám sát, Ban Thường trực đã có những kiến nghị cụ thể tới các cơ quan hữu quan về những nội dung liên quan đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ phát sinh trong thực tế.

Đến năm 2021, dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội vẫn được thực hiện đồng bộ tới tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở báo cáo việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ của các tỉnh ủy, thành ủy và báo cáo của ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam của 58/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kết quả giám sát đối với cấp ủy cấp huyện, cấp xã, có thể thấy công tác này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

Thứ nhất, về giám sát việc triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng về công tác cán bộ: Nhìn chung, cấp ủy các cấp đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác cán bộ để lãnh đạo, quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc tại địa phương, cơ sở. Tính riêng trong năm 2020, cấp ủy các cấp đã ban hành 6.250 văn bản nhằm chỉ đạo, phối hợp thực hiện các quy định liên quan đến công tác cán bộ, đảng viên. Hệ thống văn bản hướng dẫn khá chặt chẽ, đồng bộ; có những cách làm mới, phù hợp thực tiễn gắn với quy trình cán bộ được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch. Cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Cùng với việc triển khai thực hiện các quy định của Trung ương về công tác tổ chức, cán bộ, các địa phương đã xây dựng đề án về xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, có phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Đối với việc triển khai các quy định của Trung ương về cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ có liên quan đến vai trò của MTTQ Việt Nam, cấp ủy các cấp cũng đã ban hành các chỉ thị, quy định và kế hoạch hằng năm để chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời. 

Thứ hai, qua giám sát việc thực hiện các quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP cho thấy, việc tuyển dụng cơ bản đúng quy trình theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010; các nghị định của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ... Việc thực hiện quy trình tuyển dụng công chức, viên chức thông qua hình thức thi tuyển và xét tuyển, cơ bản đúng tiêu chuẩn, quy trình. Việc xét tuyển viên chức được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm quy trình, tiêu chuẩn, có sự quan tâm đến các đối tượng ưu tiên, như gia đình chính sách, hộ nghèo, cán bộ nữ, cán bộ trẻ có thành tích học tập xuất sắc...; tuyển dụng theo đúng vị trí việc làm và phù hợp với bằng cấp chuyên môn được đào tạo cũng như yêu cầu công tác, hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức trẻ, ngày càng có trình độ, năng lực, đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Một số địa phương căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển để xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Việc ký hợp đồng lao động cũng cơ bản bảo đảm đúng chỉ tiêu, trình độ, phù hợp với nhiệm vụ. Trong quá trình tuyển dụng công chức, viên chức và hợp đồng lao động không phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dự tuyển. Tuy nhiên, trong năm 2020, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nên một số địa phương không thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức.

Thứ ba, về giám sát quy định về bổ nhiệm cán bộ: Kết quả giám sát năm 2020 cho thấy, các cơ quan cấp tỉnh bổ nhiệm các chức danh quản lý cho 4.581 người, trong đó bổ nhiệm là 3.086 người, bổ nhiệm lại là 1.495 người. Các cơ quan cấp huyện thực hiện bổ nhiệm và bổ nhiệm lại các chức danh quản lý là 13.381 người. Các cơ quan cấp xã bổ nhiệm 6.797 người. Công tác bổ nhiệm cán bộ của các địa phương cơ bản được thực hiện đúng quy trình, quy định, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chặt chẽ, thận trọng, hạn chế tối đa tình trạng chạy chức, chạy quyền, tạo môi trường cho cán bộ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. Quy trình bổ nhiệm cán bộ được áp dụng theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ; đội ngũ cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Điều quan trọng là, các quy trình bảo đảm yêu cầu phân cấp, phân quyền, được thực hiện nghiêm túc, rà soát kỹ từng trường hợp.

Trong quá trình giám sát, khi phát hiện những vấn đề thiếu sót, chưa rõ, bộ phận chuyên môn của cơ quan MTTQ Việt Nam các cấp đã kịp thời trao đổi với cấp ủy, chính quyền một số địa phương để nắm bắt thêm thông tin(3), đề nghị giải trình từng trường hợp và rút kinh nghiệm trong thời gian tới. Đối với trường hợp cán bộ có dấu hiệu vi phạm về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, ban thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp kịp thời ban hành công văn đề nghị cấp ủy địa phương rà soát để xử lý theo đúng quy định(4).

Thứ tư, về chuyển đổi vị trí công tác: Kết quả giám sát cho thấy, cấp tỉnh đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 4.942 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức. Cấp huyện chuyển đổi 3.362/3.956 trường hợp trong diện chuyển đổi vị trí công tác (đạt 84,9%), còn 594 trường hợp chưa chuyển đổi (chiếm 15,1%). 

Nhìn chung, công tác chuyển đổi vị trí việc làm được cấp ủy các cấp quan tâm, chỉ đạo kịp thời, thường xuyên, bảo đảm đúng theo quy trình, thủ tục, góp phần thực hiện tốt Luật Phòng, chống tham nhũng. Mặt tích cực của chuyển đổi vị trí việc làm là giúp nhiều công chức, viên chức có điều kiện rèn luyện bản lĩnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực, khả năng thích nghi, nắm bắt địa bàn, đối tượng quản lý; từ đó, tham mưu các giải pháp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn bảo đảm hiệu quả tốt. Nhiều công chức bày tỏ sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới, phục tùng tuyệt đối sự phân công của tổ chức. Việc chuyển đổi vị trí việc làm góp phần hạn chế tình trạng khép kín, cục bộ, tiêu cực trong thực thi công vụ.

Thứ năm, kết quả giám sát về kê khai và công khai tài sản đối với cán bộ, công chức, viên chức của các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng và chính quyền, cơ quan hành chính nhà nước các cấp cho thấy, qua thống kê chưa đầy đủ của các địa phương trong năm 2020, ở cấp tỉnh, số người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu là 447.910 người, trong đó số người đã kê khai tài sản lần đầu là 447.579 người (đạt 99,9%). Ở cấp huyện, số người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu là 182.795 người, số người đã kê khai tài sản lần đầu là 181.478 người (đạt 99,3%). 

Việc thực hiện công khai bản kê khai tài sản bằng hình thức niêm yết tại nơi làm việc của cán bộ hoặc công khai bản kê khai tại cuộc họp được tiến hành theo đúng quy định. Hồ sơ lưu trữ được thiết lập theo quy định; danh sách người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, các bản kê khai tài sản của người kê khai được lập đầy đủ; việc giao nhận bản kê khai được thực hiện nghiêm túc; biên bản niêm yết bản kê khai tài sản, thu nhập của từng cơ quan, đơn vị được thực hiện chặt chẽ. Kết quả triển khai thực hiện công tác kiểm soát tài sản, thu nhập được báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Thứ sáu, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, một trong những tiêu chuẩn luôn được nhấn mạnh và thảo luận, xem xét kỹ lưỡng là: Người ứng cử phải gương mẫu chấp hành pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các vi phạm pháp luật. Quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử được ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tuân thủ triệt để. Tổ chức Mặt trận đã lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử bảo đảm đúng cơ cấu, thành phần, số lượng, không đưa vào danh sách những ứng cử viên có dấu hiệu tham nhũng, không trung thực trong kê khai tài sản hoặc vi phạm pháp luật về bầu cử. Đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND sau khi MTTQ Việt Nam tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú mà có số phiếu tín nhiệm thấp thì đều không được các cấp hiệp thương của tổ chức mặt trận đưa vào danh sách hiệp thương chính thức (loại khỏi danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND)(5). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện nghiêm nhiệm vụ giám sát bầu cử, góp phần bảo đảm các cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, lựa chọn được những ứng cử viên xứng đáng để giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước.

Thứ bảy, việc giám sát công tác tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên cũng được quan tâm thực hiện thường xuyên. Hằng năm, đại diện Ban Thường trực là thành viên Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đều thực hiện việc đánh giá, thẩm định, cho ý kiến đối với các hồ sơ của người được đề nghị bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao(6); là thành viên Hội đồng thi tuyển kiểm sát viên cao cấp, trung cấp và sơ cấp, thực hiện việc cho ý kiến vào danh sách đề nghị thi tuyển kiểm sát viên và danh sách đề nghị được bổ nhiệm kiểm sát viên các cấp theo quy định. 

Sự tham gia của MTTQ Việt Nam trong công tác tuyển chọn thẩm phán, kiểm sát viên đã góp phần giúp cho các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước bổ nhiệm được đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng được yêu cầu, chất lượng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp trong giai đoạn mới(7).

Hoạt động giám sát công tác tổ chức, cán bộ của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian qua, nhất là từ khi có Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Bộ Chính trị, đã thu được những kết quả có ý nghĩa trên nhiều phương diện. Điều này góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức đối với vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam. Các hoạt động giám sát công tác tổ chức, cán bộ được đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm theo dõi và đồng tình ủng hộ, các cơ quan thông tin đại chúng cũng  hưởng ứng và tích cực tuyên truyền cho các hoạt động này. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ, Ban Thường trực nhận thấy vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhận thức của một số cấp ủy và tổ chức đảng về công tác giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ có mặt chưa đầy đủ. Sau giám sát, xử lý vi phạm ở một số nơi còn thiếu kiểm tra việc khắc phục, sửa chữa những sai phạm, thiếu sót của cán bộ, đảng viên. Tâm lý ngại va chạm, nể nang, né tránh, thiếu bản lĩnh khi thực hiện nhiệm vụ giám sát công tác tổ chức, cán bộ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động giám sát.

Vai trò chủ động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tham mưu, đề xuất với cấp ủy, phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ giám sát công tác tổ chức, cán bộ có nơi còn hạn chế hoặc khi có dư luận thì mới tiến hành giám sát; hoạt động giám sát thiếu tính thường xuyên.

Khi tiến hành quy trình giám sát liên quan đến công tác cán bộ còn nhiều lúng túng, khó khăn nhất định. Hạn chế này mang nhiều yếu tố chủ quan; bởi lẽ yêu cầu đặt ra đối với cán bộ làm công tác giám sát là phải nắm chắc các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, trong khi hầu hết cán bộ làm công tác giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội lại chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, chủ yếu mới chỉ được tập huấn ngắn hạn do MTTQ Việt Nam triển khai trong hệ thống

Trong khi đó, sự phối hợp giữa MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong thực hiện giám sát công tác cán bộ còn chưa nhịp nhàng; việc xác định nội dung, phương pháp, hình thức giám sát còn nhiều lúng túng; chất lượng giám sát có lúc chưa cao; việc giải quyết kiến nghị của một số ngành, chính quyền địa phương còn chậm.

HAIVAN

Đưa nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống

 

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Đồng thời, trong tầm nhìn định hướng phát triển của đất nước mà Đại hội XIII khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhân dân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng của và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên”.

Như vậy, Đảng ta yêu cầu phải “kiên trì thực hiện” phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và đến nay bổ sung  tiêu chí “dân dám sát”, “dân thụ hưởng”. Phương châm này là thể hiện tư tưởng dân chủ trong thể chế nhà nước “của dân, do dân, vì dân” và được phân chia bằng “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Đã 35 năm kể từ khi Đảng ta đề ra và thực hiện đường lối đổi mới, trong đó đề ra khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tiếp đó là 25 năm (kể từ năm 1996) từ khi “khẩu hiệu” được gọi là “phương châm” và 23 năm xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với 3 nghị định của Chính phủ 1 Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007). Việc cụ thể hóa phương châm của Đảng bằng Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ đã tăng cường, mở rộng quyền làm chủ của người dân, nhất là ở cấp cơ sở thông qua các quy định, quy chế, hương ước cộng đồng… góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng tổ chức đảng cấp chính quyền, hệ thống chính trị ở cơ sở, nổi bật và hiệu quả nhất là việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Người dân ở địa bàn này “được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra, được giám sát, được thụ hưởng” những chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp đầu tư cộng đồng, xây dựng nông thôn mới và những thành quả do mình đầu tư, bỏ công sức. Tuy nhiên, cho đến nay, do nhiều nguyên nhân, ở nhiều nơi, trong đó có cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dân chủ vẫn còn hình thức, quần chúng, người dân chưa được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát và chưa được thụ hưởng những chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chưa được thụ hưởng những thành quả lao động, đóng góp về đất đai, tài nguyên thiên nhiên nơi địa bàn họ sinh sống, thậm chí họ còn hứng chịu những hậu quả do quá trình phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên đất, nước, tiếng ồn… gây ra. Một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế các quyền dân chủ của người dân, gây nên nỗi bức xúc xã hội, mâu thuẫn ở khu dân cư là do nhiều nội dung trong phương châm của Đảng chưa được cụ thể hóa, thể chế hóa, các quy chế, quy định, nghị định, quyết định của các cấp có thẩm quyền thực hiện chưa nghiêm; cán bộ, đảng viên, trong đó có lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu… chưa gương mẫu thực hiện các quy định, quyết định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Do vậy, với những đường lối, nghị quyết, quan điểm chỉ đạo, giải pháp… mà Đại hội XIII của Đảng đề ra, xin đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thể chế, cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong quá trình thực hiện, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Theo đó, tập trung một số giải giáp chính sau đây:

Thứ nhất, đặt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” cũng như vị trí, vai trò của người dân trong tổng thể các quan điểm, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch, giải pháp… mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm 35 năm thực hiện, cụ thể hóa 4 tiêu chí (biết, bàn, làm, kiểm tra) nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các tiêu chí, nhất là 2 tiêu chí (giám sát, thụ hưởng) trong tình hình nền dân chủ ngày càng mở rộng, phát triển, nhất là hình thức dân chủ trực tiếp của người dân.  

Thứ hai, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, các ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cán bộ, đảng viên cần nghiên cứu, học tập, quán triệt lại các tiêu chí trong phương châm của Đảng để vận dụng vào cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương mình cho phù hợp. Không phải chỉ nghiên cứu nội hàm của tiêu chí mới được bổ sung - dân giám sát, dân thụ hưởng - mà cả nội hàm của tất cả 6 tiêu chí trong phương châm của Đảng. Bởi nội hàm các tiêu chí đó ngày càng mở rộng, phát triển, phong phú và phức tạp hơn trước đổi mới, biến chuyển của xã hội, đất nước. Chẳng hạn, tiêu chí “dân biết” hiện nay khác rất xa “dân biết” cách đây 20 hay 35 năm. Cũng như vậy, tiêu chí “dân kiểm tra, dân giám sát” có sự bổ trợ, liên quan với nhau và “dân thụ hưởng” có những nội hàm mới vì từ trước đến nay nói chung và về cơ bản dân ta đã được hưởng những thành quả của sự nghiệp đổi mới mà họ tham gia đóng góp.

Thứ ba, đối với cơ quan lập pháp là Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói riêng, Quốc hội khóa XV nói chung, trong quá trình nghiên cứu, học tập, xây dựng chương trình hành động cần có nội dung xây dựng Luật, pháp lệnh liên quan đến việc vận dụng, cụ thể hóa phương châm của Đảng về “Dân” mà Đại hội XIII vừa đề ra.

Thứ tư, đối với Chính phủ, qua 23 năm xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, bên cạnh những thành tích, chuyển biến tích cực, các nghị định này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Chẳng hạn việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở loại hình cơ quan ở nhiều nơi, nhiều lúc còn hình thức, kém hiệu quả. Quy chế thực hiện dân chủ ở các doanh nghiệp nhà nước hiện nay có nhiều bất cập bởi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi thành công ty cổ phần, liên doanh, liên kết. Các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập ngày càng phát triển và hoạt động rất rộng rãi, phức tạp cũng cần xây dựng, bổ sung Quy chế dân chủ, pháp lệnh hoặc luật về dân chủ cơ sở... Do đó, dù Quốc hội có nâng cấp từ Pháp lệnh thành Luật về thực hiện dân chủ ở xã hay xây dựng bộ luật về dân chủ nói chung, thì Chính phủ cùng cần xem xét, bổ sung, sửa đổi các nghị định về xây dựng và thực hiện các loại hình cơ sở còn lại.

Thứ năm, khi Đảng ta là đảng cầm quyền, thể chế của dân, do dân, vì dân ngày càng khẳng định và mở rộng, người dân sống và làm việc theo pháp luật… thì mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng phải được thể chế hóa thông qua chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác dân vận của các cấp chính quyền, của các cơ quan nhà nước, sự gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức là cực kỳ quan trọng. Công tác dân vận của chính quyền các cấp chính quyền trước hết là các chế độ, chính sách phải vì lợi ích, nguyện vọng của người dân; người dân hài lòng về hiệu quả công việc, thái độ, chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu thực hiện tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân... Tất cả những nội dung trên phải được lượng hóa bằng các tiêu chí cụ thể và có các giải pháp khoa học, công tâm, khách quan để “đo” sự hài lòng của người dân.

Thứ sáu, đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, có vai trò quyết định trong việc thể chế hóa phương châm của Đảng thành hiện thực cuộc sống.

“Đảng ta thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ”, trong khi đó “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” (3), "Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém" (4), do đó suy đến cùng, các cấp ủy, tổ chức đảng là người chịu trách nhiệm trước hết và cao nhất trong việc cụ thể hóa, đưa phương châm của Đảng vào cuộc sống.

Quyết  định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hành “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện còn chưa được như mong muốn, người dân ở nhiều nơi chưa được trực tiếp tham gia giám sát, phản biện, góp ý xây dựng tổ chức đảng, xây dựng chính quyền, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực cán bộ, đảng viên, gia đình, họ hàng, người thân cả ở nơi công tác và nơi cư trú. Rất cần thể chế hóa bằng Luật, pháp lệnh của Nhà nước bảo đảm dân chủ thực chất, hiệu quả hơn.   

Một số quy chế, quy định, quyết định, chỉ thị... của của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương Đảng liên quan mối quan hệ giữa Đảng - Dân ban hành đã lâu hoặc cũng chưa được thể chế hóa chặt chẽ, nghiêm ngặt, dựa vào sự tự giác của tập thể, cá nhân nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao, cần được rà soát, rút kinh nghiệm, thể chế hóa, bảo đảm thực hiện nghiêm minh, thực chất, hiệu quả: Quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định về người đứng đầu cấp ủy tiếp và đối thoại với dân; Quy định những điều đảng viên không được làm; Quy định đảng viên làm kinh tế tư nhân; Quy định đảng viên sinh hoạt hai chiều...

Riêng một vấn đề rất then chốt của các tổ chức, cấp ủy đảng và cũng là vấn đề được quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi là vấn đề nhân sự của các cấp ủy, các cấp chính quyền, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị… vẫn là “điểm nghẽn”. Nhiều ý kiến nói “người dân biết rất rõ về cán bộ”, nhưng cũng có xu hướng cho rằng, sự đánh giá về cán bộ, đảng viên của người dân không phải lúc nào cũng chính xác. Có một nguyên nhân chính là do người dân chưa “được biết”. Nhưng nếu công khai, minh bạch công tác nhân sự của các cấp ủy, tổ chức đảng cho người “được biết”, “được bàn” “được kiểm tra”, “được giám sát”...sẽ là một kênh rất quan trọng trong công tác cán bộ nói chung và nhân sự của các cấp ủy nói riêng. 

HAIVAN 

Ông cha ta đánh giặc: Sử dụng mảnh bom, sản xuất mìn định hướng

 

Đến năm 1971, bộ đội chủ lực của ta đã mạnh dần lên, địch không dám hành quân đánh vào vùng giải phóng của ta mà co cụm trong các đồn bốt, cứ điểm với công sự kiên cố và nhiều hàng rào dây thép gai bảo vệ.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

 

Sứ mệnh lịch sử (SMLS) toàn thế giới của giai cấp công nhân (GCCN) hiện đại là phát kiến vĩ đại của C.Mác. Bằng cái nhìn duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng về sứ mệnh của GCCN trong toàn bộ học thuyết của mình, song tập trung nhất là ở lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học.

NHẬN DIỆN ĐÚNG GIÁ TRỊ CỦA CN MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH!

         Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ta hiện nay, càng phải trở về với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách trung thành và vận dụng, phát triển sáng tạo. Nguyên tắc bất di bất dịch là, cần nghiên cứu và thấu triệt với tư cách không chỉ là nền tảng lý luận chính trị về phương diện chính trị - xã hội,  một cương lĩnh chính trị - khoa học về mặt hành động cách mạng, một chỉnh thể toàn vẹn về mặt cấu trúc hệ thống, một thực thể vận động và thống nhất trên bình diện khoa học - thực tiễn, mà còn là một lý thuyết - thực tiễn mở về phương diện xã hội - lịch sử và là một tổng thể phương pháp luận khoa học và cách mạng, như chính bản thân học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chứa đựng và thể hiện.
     Từ những luận giải trên cho thấy, chủ nghĩa Mác-Lênin đã sống, đang sống, là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đang từng bước vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội và góp phần vào sự nghiệp giải phóng toàn thể nhân loại cần lao. Chính thực tiễn này cũng bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị, sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam./.




Yêu nước ST.

KHI GIỌT NƯỚC MẮT LĂN!

Khóc đi Anh
Khóc về nỗi đau của chiến tranh
Khóc cho hàng triệu mái đầu xanh hy sinh chưa có tên trên mộ
Khóc cho những đứa trẻ sinh ra chưa từng gặp mặt bố
Khóc cho những người vợ hiền chia tay chồng chẳng hội ngộ bên nhau.
Nước mắt người mẹ nào cũng mang nặng nỗi đau
Sự tàn khốc của chiến tranh nhuộm đỏ màu ký ức
Hậu quả chiến tranh khiến anh ngồi day dứt
Nghĩ về đồng đội mình thắt ngực tim anh. 
Đất nước mình qua bao cuộc chiến tranh
Độc lập tự do đã trở thành chân lý
Cả dân tộc hoá thành chiến sĩ
Lòng yêu nước thành vũ khí bên mình.
Bốn ngàn năm, biết bao cuộc chiến chinh
Dòng máu Lạc Hồng - nghĩa tình đồng loại
Trong khó khăn thấm đượm lòng nhân ái
Trước quân thù, sức mạnh lại nhân lên.
Trai, gái, trẻ, già sát cánh kề bên
Đại đoàn kết trên móng nền dân tộc 
Đảng vì dân, lấy dân làm gốc
Chiến thắng quân thù bằng gậy gộc, tầm vông.
Cuộc chiến tranh nào cũng thắng lợi, thành công 
Một dân tộc thần đồng diệt giặc
Nở nụ cười tươi gạt đi dòng nước mắt
Yêu Tổ quốc mình càng thắt chặt bên nhau. 
Khóc đi anh, chút lặng lẽ buồn đau
Giọt nước mắt thấm đậm màu nhân ái
Vì nước, thương dân tin anh không quản ngại
Mây đen tan rồi bầu trời lại sáng lên!


Yêu nước ST.

CÔNG BỐ BIỂU TRƯNG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC!

Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT CỦA MÔ HÌNH "THÀNH PHỐ TRONG THÀNH PHỐ" ĐẦU TIÊN CỦA CẢ NƯỚC
         Biểu trưng do Ông Lê Quang Đạo, địa chỉ: số 33, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thành phố Đà Nẵng sáng tác.
     Biểu trưng được thiết kế từ 2 chữ cái đầu TĐ (viết tắt của Thủ Đức)!
     Hình tượng cánh Chim Việt thể hiện vùng đất Thủ Đức giàu truyền thống, văn hóa lịch sử gắn với hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai có giá trị văn hóa, lịch sử, sinh thái, tạo nét đặc trưng độc đáo riêng của thành phố Thủ Đức.
     Hình tượng ngôi sao vàng tỏa sáng, tượng trưng cho ánh sáng soi đường của Đảng và Nhà nước, cùng với sự tỏa sáng tài năng, trí tuệ của con người mảnh đất hào kiệt thành phố Thủ Đức sẽ luôn tiếp bước trên con đường phát triển, vươn tới tương lai.
     Bên cạnh cách điệu hình tượng con tàu, khát vọng vươn xa lên tầm cao mới, thể hiện sự đồng lòng quyết tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân cùng chung tay xây dựng và phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch của thành phố Thủ Đức gắn với cụm Cảng Cát Lái, có vị trí quan trọng, vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế hiện đại và lớn nhất cả nước.
     Hình tượng những nét kết nối mang ý nghĩa cả hệ thống chính trị, chính quyền và Nhân dân cùng chung tay xây dựng thành phố Thủ Đức "trở thành đô thị thông minh, sáng tạo; có chất lượng sống tốt, văn minh – hiện đại – nghĩa tình; phát triển nhanh, bền vững". 
     Trong đó, với 6 đường kẻ biểu tượng cho cả hệ thống chính trị với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Chính quyền và sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đường cong biểu tượng dòng sông tạo nên sự hài hòa, mềm mại, đồng thời biểu tượng cho sức mạnh chung sức, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân thành phố Thủ Đức cùng chung tay tất cả vì thành phố Thủ Đức phát triển bền vững.
     Hình tượng tòa nhà được sử dụng module các ô vuông ghép lại tạo nét đặc trưng riêng của thành phố Thủ Đức, các Khu công nghệ cao với hình ảnh gợi lên Blockchain, big-data mang ý nghĩa khoa học công nghệ và xây dựng đô thị tương tác cao dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ… đây là động lực phát triển mới của thành phố Thủ Đức và là hạt nhân đổi mới sáng tạo của TP HCM.
     Hình tròn địa cầu mang tính hội nhập quốc tế, thành phố trong thành phố đầu tiên của cả nước./.
Yêu nước ST.

LỊCH SỬ DÂN TỘC CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ TỐT HƠN NỮA!

     "KHÚC TRÁNG CA HOÀ BÌNH" là chương trình kỷ niệm 75 năm ngày TBLS (27-7) đã lấy đi rất nhiều nước mắt của những vị lãnh đạo & các Tướng lĩnh QĐNDVN, cũng như đông đảo khán giả truyền hình cả nước.
     Rất trân quý tấm lòng của các vị với thương binh liệt sĩ. Tuy nhiên, với tình trạng xét lại lịch sử và xúc phạm anh hùng liệt sĩ như hiện nay, thiết nghĩ chúng ta cần có hành động bảo vệ lịch sử, bảo vệ danh dự các anh hùng liệt sĩ cụ thể và quyết liệt hơn,hiệu quả hơn.
     Tôi mạnh dạn đề xuất với Đảng và Nhà nước một số ý như sau:
     1. Coi những kẻ xét lại lịch sử,xúc phạm các anh hùng là có tội phản bội dân tộc và làm tổn hại an ninh quốc gia .Tất cả những kẻ phạm tội này phải bị xử phạt nặng, đủ sức răn đe.
     2. Thế nào là xét lại lịch sử? Chúng ta lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ làm chuẩn để xem xét.
     3. Nhanh chóng xây dựng bộ luật để thực thi ý trí trên. Có như vậy, đất nước ta mới thực yên ổn, mới có điều kiện để phát triển bền vững./.


Yêu nước ST.

PHÒNG, CHỐNG CĂN BỆNH XA DÂN

Việc ban hành Quy định 11 tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng về quan điểm “dân là gốc”, coi công tác tiếp dân, giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII chỉ ra thực trạng “nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở”.

PHÍA SAU NHỮNG MÀN KHÓC MƯỚN

Sau khi Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xét xử vụ án Tịnh thất Bồng Lai, hàng loạt “nhà dân chủ” đã lên tiếng khóc mướn, kêu oan cho các bị cáo. Vậy, mưu đồ thực sự phía sau là gì?

THỦ TƯỚNG KHẢO SÁT DỰ ÁN TISCO 2

Ngày 31/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ đã khảo sát khu vực Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2); thị sát Nhà máy Cán thép Thái Trung; làm việc tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Cùng đi có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.

THỦ TƯỚNG TƯỞNG NIỆM 60 LIỆT SĨ THANH NIÊN XUNG PHONG

Sáng 31/7, trước khi khảo sát Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên, tại thành phố Thái Nguyên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đến dâng hương, hoa tưởng niệm 60 liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái hy sinh đêm 24/12/1972 tại khu vực ga Lưu Xá khi đang làm nhiệm vụ giải tỏa hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam.

GÌN GIỮ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÔ GIÁ

Dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào, tuổi trẻ hai nước đã tổ chức hàng loạt hoạt động với ý nghĩa sâu sắc, sức lan tỏa sâu rộng nhằm tôn vinh sự vĩ đại của quan hệ đặc biệt này.

QUY ĐỊNH NÀO?

     Câu hỏi này đặt ra khi những lùm xùm xung quanh lễ trao bằng "chơi trội" của Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội). Ông giáo sư nào đó giải thích lá cờ mà đoàn "nghi lễ" rước trong cái lễ này được gọi là "TRƯỜNG KỲ"! Ủa, gì vậy? Có cả "TRƯỜNG KỲ" sao? Vậy liệu trên đất nước này sẽ có bao nhiêu vạn cái "KỲ" như vậy? Trường kỳ - lớp kỳ - tổ kỳ - nhóm kỳ... rồi sẽ đẻ ra xóm kỳ - thôn kỳ - xã kỳ - huyện kỳ - tỉnh kỳ chăng? Phê phán thẳng thắn thì đây là một sự thiếu hiểu biết, yếu kém về nhận thức chính trị, yếu kém về năng lực quản lý từ kẻ tham mưu đến kẻ duyệt, kẻ trả lời về cái "TRƯỜNG KỲ" này! 

Xin hỏi ông PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế: BGH Trường ĐHKT dựa trên những quy định nào để đặt ra "TRƯỜNG KỲ" và đúc ra cái "QUYỀN TRƯỢNG" biểu tượng cho quyền lực chính trị (Vương quyền)? Theo tìm hiểu thì cờ truyền thống của tất cả các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị... đều phải trên nền Quốc kỳ và phải được Chính phủ quy định (ảnh minh họa phía dưới). Vì vậy, cái "TRƯỜNG KỲ" và cây "QUYỀN TRƯỢNG" này được dùng trong một buổi diễn văn nghệ, mang tính minh họa thì còn có thể tạm chấp nhận. Đằng này lại dùng trong nghi lễ chính thức của một trường công lập, là lễ trao bằng tốt nghiệp, tức là thay mặt Nhà nước công nhận thành quả học tập của công dân! Thật không thể chấp nhận được!

     Cái đáng phê phán thứ hai lễ trao bằng "chơi trội" của Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) là sự lai căng, kệch cỡm. Đúng là người dân được làm những gì pháp luật không cấm (có thể kẽ hở, chưa chặt chẽ...). Tuy nhiên, ở môi trường giáo dục hàn lâm như vậy, ĐHQG bề dày truyền thống như vậy, toàn gs, ts, ths trình độ học vấn cao, được coi là tinh hoa... mà lại bị dư luận xã hội phê phán quá gay gắt, họ chửi cho cả đám hỗn độn, tả phế lù tây ta hổ lốn không ra thể thống gì, thật không cả bằng phường chèo!

VẤN ĐỀ ĐẶT RA: Sau vụ lùm xùm này, dư luận đặt ra câu hỏi, bài toán?
- Đối với các cơ quan chức năng về vấn hoàn thiện các quy định của pháp luật, lấp đầy các kẽ hở, thực hiện thống nhất trên toàn quốc, không để thực trạng loạn cào cào, mỗi nơi mỗi kiểu, biến tướng dị hợm.

- Đối với Bộ GD và ĐT, ĐHQG Hà Nội về trách nhiệm tham mưu triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục; trách nhiệm quản lý, giám sát, chấn chỉnh các biểu hiện lệch lạc, không đúng quy dịnh... trong hệ thống giáo dục đại học.

- Sâu xa hơn là đặt ra câu hỏi với cơ quan tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cơ quan tham mưu về lĩnh vực văn hóa về vấn đề bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phòng, chống sự xâm nhập của các luồng văn hóa độc hại, lai căng, làm xói mòn các giá trị văn hóa dân tộc?!






Yêu nước ST.

ĂN CƠM ĐẢNG, MẶC ÁO DÂN NHƯNG SUY THOÁI NGHIÊM TRỌNG KHI ĐÃ NGHỈ HƯU!

         Dặt một phường lật mặt với nhau nên khi Nguyễn Đăng Quang (đại tá an ninh về hưu) ra đi, Phạm Đình Trọng (từng là nhà văn quân đội) mới hứt hứt giật giật lên tới mức như thế này. Cả một đời hai quý anh ăn cơm dân, mặc áo Đảng, hưởng lương hưu quân hàm đại tá mà về nghỉ cái là đã trở cờ ngay được, viết bài đăng trên trang Việt Tân chưa thấy kêu mỏi tay bao giờ. Đúng là một phường phản trắc.
     Âu cái gì cũng có giá của nó cả. Nay Quang đã thăng rồi, còn Phạm Đình Trọng nữa. Cứ đợi đó.....Ăn no căng diều rồi lại còn bày đặt "tôi gửi niềm tin nhầm chỗ.."...! Theo Việt Tân suốt mà ngày "ra đi" chúng cũng chỉ cho tí ảnh ghép thế này thôi sao..? Hãm quá..!
Môi trường ST.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

"TIẾP THU" KHÁC XA VỚI "LAI CĂNG"!

     Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chỉ ra rất nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn về văn hóa, khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của văn hóa, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc tiêu vong - Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.
     Trong đó, nội dung tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại rất quan trọng, mình hòa nhập chứ không hòa tan, luôn chắt lọc, tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái phù hợp... đồng thời cũng luôn ý thức gìn giữ hồn cốt, truyền thống văn hóa của dân tộc.
     Lai căng là từ dân gian dùng để phê phán, đả kích, chê bai các hành vi "pha trộn", "bắt trước" (đa số thiên về yếu tố văn hóa nước ngoài) một cách thô kệch, hợm hĩnh, không phù hợp, hay nói ngắn gọn là dở, rất dở. 
     Khoảng cách giữa "tiếp thu tinh hoa" và "lai căng" là khá sâu xa về nhận thức, tri thức... nhưng lại khá gần, khá mong manh đối với những kẻ ấu trĩ, hời hợt, a dua, thích hình thức, thích làm màu, thích khoe khoang, thích danh hão! Bần tank phê phán thẳng là lễ tốt nghiệp của trường dưới đây (ảnh) có nhiều điểm lai căng, hợm hĩnh, bắt trước thô thiển....
     Nhìn cái cây vàng vàng giống quyền trượng mà ông lãnh đạo trường kia cầm thấy ghớm, liệu vị này có đang tưởng tượng mình giống nữ hoàng "Y Ly Sa Bạch" (Elizabeth) của Anh quốc? Hay giống vua Loki trong The Avengers? Trong truyền thống văn hóa Việt Nam với những vị vua đánh giặc ngoại xâm, anh hùng áo vải thì chỉ có "Thuận Thiên Kiếm" của truyền thuyết Hồ Gươm là thân thuộc thôi, cây quyền trượng quá xa lạ, nó chỉ được người dân đón nhận trong phim viễn tưởng của bông kỳ thôi!
     Đành rằng việc mặc lễ phục mang nguồn gốc tây phương để mang ý nghĩa tôn vinh giá trị phổ quát của tri thức nhân loại, để hội nhập... thì còn tạm có thể chấp nhận (Trung Quốc nhiều trường đã cho mặc Hán phục trong lễ tốt nghiệp để tôn vinh văn hóa dân tộc). Nhưng việc cầm cái cây quyền trượng màu... và dàn cầm cờ trường (không có cờ Tổ quốc) ăn mặc tây chẳng ra tây, nhật chẳng ra nhật, ta chẳng ra ta... thì quá là lai căng, hợm hĩnh, đáng phê phán, nhất lại là ở trong môi trường giáo dục bậc cao, nơi đào tạo ra các cử nhân, ths, tiến sỹ... Hãy nhìn vào Lê Quang Liêm mặc lễ phục và giương cao lá cờ Tổ quốc trong lễ tốt nghiệp trên đất Mỹ mà các ông lãnh đạo nhà trường phải tự thấy xấu hổ!


Ảnh: Trường này là ĐH Kinh tế (trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội).
Môi trường ST.

GIA TÀI CỦA MẸ - MỘT LŨ LAI CĂNG!

         Đây là buổi lễ Tốt nghiệp của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhìn trang phục và nghi thức của buổi lễ, chúng ta rất hoang mang. Tây không ra tây, ta không ra ta. Không giống nghi lễ của bất kỳ tôn giáo nào cả, lại càng không giống đội Bát Âm. Trông giống với loại bàng môn tà đạo nào đó mà nhân loại nhất thời chưa nghĩ ra. Kiểu lai căng hợm hĩnh này làm chúng ta liên tưởng đến trang phục của Khải Định, khi sang Pháp năm 1922 hay trang phục Âu hoá trong tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng. 
     Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "văn hóa soi đường cho quốc dân đi", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị toàn quốc về văn hoá từng nói: "tôi nhớ trước đây, một vị tiền bối từng nói văn hóa là bản sắc của một dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn. Văn hóa mất thì dân tộc mất". Học giả Phạm Quỳnh nói: "tiếng ta còn thì nước ta còn". Người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... hiện nay đã quy định rõ, khi làm lễ tốt nghiệp, sinh viên phải mặc trang phục truyền thống. Không lý một đất nước có hơn 4000 năm lịch sử lại không thể có riêng cho mình bộ trang phục truyền thống, thể hiện niềm tự hào dân tộc? Văn hóa lai căng cũng giống như một loại axit ăn mòn bản sắc văn hóa Việt Nam và sự phát triển chung của cả xã hội. Không hiểu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội muốn truyền tải thông điệp gì khi tổ chức làm lễ tốt nghiệp kiểu này.
     Lê Quang Liêm đã từng rước Quốc kỳ Việt Nam trong lễ tốt nghiệp đại học tại Mỹ ngày 13/05/2017 và bị đám 3/ xỏ lá công kích nhưng Quang Liêm đã đáp trả rất hay: "Trong lễ tốt nghiệp, trường chọn ra 33 sinh viên đại diện cho 33 quốc gia để rước quốc kỳ nước mình lên lễ đài. Đó là nghi thức truyền thống của trường. Tôi chỉ mong các friends của tôi hiểu rằng: mai kia cho dù tôi sống và làm việc ở đâu thì tôi vẫn luôn luôn là một người Việt Nam, vẫn hướng về dân tộc Việt Nam, vẫn mong muốn đóng góp một phần hữu dụng cho quê hương Việt Nam. Với người Việt Nam thì dân tộc Việt Nam là trên hết!". 
     Từ một ngàn năm Bắc thuộc đến đế quốc, ngoại xâm, chúng luôn có mong muốn đồng hóa dân tộc ta, biến chúng ta trở thành những kẻ lai căng. Dân tộc ta đã rất quật cường, kiên định chống lại thù trong giặc ngoài và kiên quyết giữ gìn bản sắc dân tộc. Chính vì thế mà người Việt Nam không bao giờ bị đồng hoá. Quốc gia, dân tộc là trên hết. Mỗi người Việt Nam luôn có lòng tự tôn dân tộc, nếu không thì đất nước sẽ đi về đâu khi mà bản sắc không còn. Nhìn những hình ảnh này thì Vũ Trọng Phụng có sống lại cũng đành cắn bút mà than rằng, một lũ lai căng, một lũ bội tình./.



P/s: Hình thứ 4, Lê Quang Liêm tốt nghiệp tại Mỹ. Hình 1,2,3 Trường Đại học Kinh tế Hà Nội.
Yêu nước ST.

Phải luôn kiên định

 


Việt Nam là một trong những nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ rất sớm. Sau thắng lợi Điện Biên Phủ (07/5/1954), chiến thắng thực dân Pháp, miền Bắc bắt đầu đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Mười, nhân dân ta đã làm nên cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông nam châu Á. Và sau đại chiến mùa xuân năm 1975, nhân dân ta đã đập tan sự xâm lực của đế quốc Mỹ tại Việt Nam, cả nước thống nhất cùng chung sức xây dựng đất nước vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ xuất phát điểm thấp, lại bị tàn phá nặng nề qua các cuộc chiến tranh, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng đã đưa đất nước ta dần thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, từng bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thành tựu của hơn hai mươi lăm năm đổi mới đất nước cho thấy Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tiếp tục vươn lên  mạnh mẽ, vững vàng trước mọi sóng gió quốc tế hay khu vực, đưa đất nước ta đi lên sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới, và sự khẳng định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, khẳng định sức sống bất diệt của chủ nghĩa Mác-Lênin.

 

Vẫn còn nguyên giá trị

 


Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, ý nghĩa bài học của cách mạng Tháng Mười về sáng tạo ra nhà nước kiểu mới và thực hành nền chuyên chính vô sản vẫn còn nguyên giá trị đối với cách mạng Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã  hội dân chủ, công bằng, văn minh” [2, tr.56]. Ngoài việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta còn phải tập trung chú ý tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò quản lý điều hành của nhà nước, xây dựng củng cố các tổ chức đoàn thể xã hội vững mạnh. Điều đó hoàn toàn phù hợp với những vận dựng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 vào thực tiễn cách mạng nước ta. Chúng ta đã ngày một nhận thức sâu sắc hơn về nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thành tựu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của hơn 25 năm đổi mới đất nước đã minh chứng cho điều đó.

Kiên định, không giao động hoài nghi về chủ nghĩa xã hội

 


Trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người có tư tưởng giao động, hoài nghi về chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của C.Mác. Lợi dụng điều đó, những kẻ chống cộng, cơ hội, xét lại cho rằng: chủ nghĩa xã hội hiện thực là một sai lầm của lịch sử; rằng cách mạng Tháng Mười là “quái thai” của lịch sử. Thực chất những quan điểm trên là nhằm phủ nhận ý nghĩa cách mạng Tháng Mười, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội khoa học - chủ nghĩa Mác-Lênin. Song trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã chứng minh từ khi chủ nghĩa tư bản mới ra đời, cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân với tư bản đã nảy sinh. Cuộc đấu tranh đó diễn ra từ tự phát đến tự giác, từ quy mô nhỏ đến lớn, từ chỗ chỉ nhằm mục tiêu kinh tế đến mục tiêu chính trị… Điều đó khẳng định đây không phải là ý muốn chủ quan của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Đó là một tất yếu khách quan của lịch sử, là sự tổng kết thực tiễn về những cuộc đấu tranh giai cấp giữa hai giai cấp đối kháng trong xã hội tư bản và rút ra những luận chứng khoa học. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác, giai cấp công nhân đã ý thức sâu sắc hơn về sứ mệnh lịch sử của mình và hoàn toàn tự giác khi thực hiện vai trò lịch sử đó.

Phát huy sức mạnh, trí tuệ con người Việt Nam

 


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, cách mạng Việt Nam phải “Lấy sức ta mà giải phóng cho ta”, và Người còn khẳng định: Một dân tộc dốt, một dân tộc đói nghèo là một dân tộc yếu. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã từng chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược, trong đó có cả những tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới. Thắng lợi đó là thắng lợi của sức mạnh và trí tuệ Việt Nam. Con người Việt Nam đã làm được những điều tưởng như không thể làm được.

VIỆT NAM - THÀNH VIÊN TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG ASEAN

 Ngày 28.7.2022 đánh dấu kỷ niệm 27 năm Ngày Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trở thành một trong những thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm và có ảnh hưởng trong ASEAN.


ĐỐI THOẠI THƯỜNG NIÊN AN NINH NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM - HOA KỲ LẦN THỨ 4

 Đối thoại thường niên an ninh năng lượng Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 4 diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ), trong hai ngày 27-28/7. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công an Đặng Hoàng An làm trưởng đoàn.

Tại đối thoại, đại diện hai bên đã trình bày các vấn đề then chốt trong hợp tác năng lượng song phương bao gồm: sản xuất điện sạch, phát triển thị trường điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, truyền tải và lưu trữ năng lượng, vai trò của khí tự nhiên hóa lỏng và các bước cần thiết để chuyển đổi năng lượng nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

NGA VÀ IRAN HỢP TÁC CHỐNG TRỪNG PHẠT CỦA PHƯƠNG TÂY

 Tại cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, người tiến hành chuyến thăm chính thức Iran, lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei đã kêu gọi Nga tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài với quốc gia Trung Đông này. Sự hợp tác giữa hai bên đem lại rất nhiều lợi ích cho cả hai phía, nhất là trong bối cảnh hai cường quốc dầu khí cùng đang hứng chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây.


TÔN VINH QUAN HỆ HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT GIỮA VIỆT NAM VÀ CUBA

Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Cuba-Việt Nam đã điểm lại các dấu mốc và giai đoạn phát triển trong quan hệ song phương, với dẫn chứng và giai thoại cụ thể chứng minh tình cảm đặc biệt giữa nhân dân 2 nước.

ĐOÀN ỦY BAN QUỐC PHÒNG AN NINH QUỐC HỘI VIỆT NAM LÀM VIỆC TẠI MỸ

 Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, từ ngày 26-30/7, đoàn đại biểu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội do Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc tại Mỹ và Liên hợp quốc.


Không làm ngơ trước biểu hiện suy thoái “thích được đề cao, ca ngợi”



Cổ kim đông tây từng đúc kết, những người có chức sắc, vị thế xã hội mà bỏ ngoài tai những lời trung thực, khảng khái và lại ưa thích những lời người khác tâng bốc, tung hô, nịnh nọt mình thì rất dễ bị ảo tưởng về quyền lực, từ đó có những hành xử thiếu minh mẫn, nhân văn.

KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY HY SINH CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN ĐỨC CẢNH (31/7/1932-31/7/2022!

SÁNG TOẢ
CHÍ ANH HÙNG
     Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh tại làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái Bình. Năm 1927, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, đồng chí tham gia sáng lập: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở trong nước, Đông Dương Cộng sản Đảng, Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).
     Năm 1930, đồng chí giữ các trọng trách: Bí thư Đảng bộ Hải Phòng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ. Tháng 4/1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Đứng trước bản án tử hình, người tử tù Nguyễn Đức Cảnh vẫn nỗ lực hết mình, hăng hái đấu tranh để “Biến nhà tù thực dân thành trường học cách mạng”. Dồn tâm trí trong những ngày còn lại, đồng chí viết tác phẩm “Công nhân vận động” để trao lại cho Đảng.
     Đồng chí Nguyễn Tạo, tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò đã kể lại những ngày cuối cùng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại hồi ký “Trong ngục tối Hỏa Lò”:
     “Ngót một năm nay, suốt ngày đêm, hai chân bị cùm trong buồng số 29 ở dãy xà lim C, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh nay không còn là thanh niên nhanh nhẹn nữa, đầu trọc tếu, mắt lờ đờ, mặt đầy sẹo, nhăn nhíu, lưng đã gù. Một bộ xương nhô lên dưới lớp da xanh bủng. Nhưng suốt ngày đêm đồng chí lo lắng ghi lại mọi kinh nghiệm đấu tranh trong hơn 3 năm lãnh đạo bí mật từ Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội tới Đông Dương Cộng sản Đảng và nhất là trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh mà đồng chí trực tiếp lãnh đạo trong hơn 6 tháng. Luôn luôn đồng chí vội vàng, tranh thủ viết, sợ chưa truyền đạt lại được hết những kinh nghiệm xương máu mà đã phải lên đoạn đầu đài…”.
     Đêm 30/7/1932, kẻ địch vào xà lim áp giải đồng chí Nguyễn Đức Cảnh xuống Nhà lao Hải Phòng để thi hành án. Sáng ngày 31/7/1932, đồng chí hiên ngang lên đoạn đầu đài, nêu tấm gương trọn đời hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc:
"Nguyễn Đức Cảnh trước giờ hành quyết
Vẫn ung dung không chút bận lòng
Dẫu hiềm sứ mệnh chưa xong
Nhưng đồng đội sẽ điệp trùng xông lên!
Anh xé toạc mảnh khăn che mắt
Ngẩng đầu chào đất nước quê hương
Muôn năm Cộng sản Đông Dương
Tiếng Anh hô, cả pháp trường chuyển rung"./.


Yêu nước ST.

VIỆT TÂN LẤY TƯ CÁCH GÌ ĐỂ TRƯNG CẦU DÂN Ý VỀ LOA PHƯỜNG?

         Thực tế mà nói trưng cầu dân ý là đỉnh cao của bất cứ nền dân chủ tiên tiến nào. Nhưng đừng quên rằng để đứng ra và đại diện làm được điều này thì chủ thể đó phải hội tụ những điều kiện mà không phải ai cũng có.
     Trong đó ngoài việc có tính đại chúng, rộng rãi ra thì chủ thể đó phải có vị thế, đại diện cho xu hướng tiến bộ, chính nghĩa…
     Đằng này, với thân phận của một kẻ chống phá, thua trận và trốn chạy nhưng Việt Tân (tổ chức khủng bố) vẫn cho mình cái quyền đứng ra trưng cầu dân ý hết chuyện này đến chuyện khác. Gần đây nhất là sau khi chính quyền Hà Nội có chủ trương “khôi phục” lại hệ thống loa phường phục vụ công tác tuyên truyền vận động!
     Đó thực sự là một trò hề ngáo ngơ và có phần kệch cỡm…
     Và nên chăng trước khi đi làm những chuyện lớn lao như thế Việt Tân nên xem lại mình. Một tổ chức chống lại nhân dân, Tổ quốc và bị mang danh phản động, khủng bố thì suốt đời thân phận các bạn chỉ ở hố sâu, làm sao các bạn đủ sức để đại diện cho cái này, cái kia. Các bạn diễn trò thì cũng nên sắm cho mình cái vai phù hợp, đủ sức và quan trọng nhất là đừng để dư luận chê cười./.
Yêu nước ST.

SÓNG DỮ BIỂN ĐÔNG: SAO PHẢI CÚI ĐẦU TRƯỚC NHỮNG KẺ BẠI TƯỚNG?

         Nhắc lại để nhớ, tránh ỷ lại!
     "Mỹ sẽ điều hạm đội 7 đến bãi Tư Chính"!
     - Đó là câu nói được cho rằng là của Đô đốc, tư lệnh hạm đội 7, cũng là hạm đội mạnh nhất hải quân Hoa Kỳ G. Sawyer. Dĩ nhiên, câu nói này chưa được xác thực nhưng việc Hoa Kỳ "đánh tiếng" ở một mức độ nào đó quan tâm đến xung đột tại bãi Tư Chính của Việt Nam là có thật.
     Và (một số) con dân Việt Nam mừng ra mặt, ơ sao thế không biết họ mừng vì cái gì?
     Năm 1974, khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc nổ súng xâm lược, quân lực hạng 4 và hải quân hạng 3 thế giới không dám bay, không dám xuất tàu chỉ vì "Mỹ quan ngại gia tăng xung đột" hay đúng hơn là người Mỹ đã thỏa thuận cho phép Trung Quốc tấn công Hoàng Sa, đổi lại Mỹ nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề Liên Xô, Đông Âu. Những phi cơ bị cấm bay mặc dù đã chuẩn bị tất cả. Bấy giờ, hải quân và không quân VNCH được cho rằng mạnh áp đảo Trung Quốc và gần như "chấp" toàn bộ ASEAN.
     Hay như năm 2012, bãi cạn của anh bạn Philippines cũng "đôi chủ". Mỹ vẫn im lặng mặc dù trước đó cam kết sẽ "đồng hành vĩnh viễn cùng đồng minh Philippines". 
     "Ơ thế hóa ra là "cú lừa" à?"
     Hay lại như tòa án quốc tế Hà Lan chỉ nói mồm ăn đẫy 10 triệu USD tiền án phí của Philippines kèm theo một tuyên bố "thắng cuộc". Và rồi anh bạn phương Bắc vẫn ngông nghênh "bố lại sợ tòa án của tụi mày quá".
     Nói vui chút, chỉ cần một tàu tên lửa của hải quân Việt Nam cũng đủ để "làm gỏi" toàn bộ hạm đội của hải quân Philippines.
     Nếu cư dân mạng Việt Nam đọc được những dòng mà người dân Philippines nhắn gửi đến Việt Nam, các bạn có lẽ sẽ nổi da gà. Họ nói rằng người Việt Nam đáng nhẽ nên tự hào về hải quân của mình. 
     "Họ là nước duy nhất tại châu Á dám, sẽ và không ngại đối đầu với hải quân Trung Quốc, họ mới thực sự dũng cảm"
     “Họ là quốc gia từng bị Trung Quốc chiếm đóng gần 1000 năm, bị Mỹ đánh gần 30 năm, bị Pháp đô hộ cả trăm năm. Nhưng chưa bao giờ họ chùn bước, lịch sử đã dạy họ trở thành những chiến binh có một không có hai. Chúng ta hổ thẹn trước họ” 
     “Ngư dân họ đánh bắt tận Indonesia, Úc và sang cả Ấn Độ vẫn thấy có lực lượng bảo vệ, còn chúng ta đi xa khỏi bãi biển 30km cũng đã nghĩ đây không phải là Philippines rồi”.
     “Tàu cá của họ bị húc, họ cứu. Tàu cá của ta bị húc, họ cũng ứng cứu. Họ dường như có mặt mọi nơi tại Biển Đông” 
     Chúng ta không thể "bốc" đất nước từ chỗ này sang chỗ kia được.
     Cũng không thể nhờ vả một quốc gia nào khác giải quyết hộ vấn đề của mình được.
     Bản thân một quốc gia không tự giải quyết được vấn đề của nước mình, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền, thì đất nước đó không xứng đáng có được độc lập, không xứng đáng có được tự do.
Bãi Tư Chính là chủ quyền của Việt Nam, nó không thuộc Trường Sa và càng không phải là vùng đất có tranh chấp. 
     Nếu Mỹ đưa quân vào Biển Đông, Trung Quốc càng có cái cớ để họ điều thêm lực lượng vào Hoàng Sa hay Trường Sa. Lực lượng này sẽ không phải cảnh sát biển, hải giám mà sẽ là hải quân. Với động thái nhanh không cần thiết của Mỹ, Trung Quốc sẽ biến “vùng đất không xung đột” thành “xung đột”, biến “nơi không có tranh chấp” thành “tranh chấp”.
Thế giới biết đến một Việt Nam sòng phẳng trên bàn đàm phán với Mỹ, Pháp, Trung Quốc. Thế giới biết đến Việt Nam "bất cần đời" trước gần 150 thành viên Liên Hợp Quốc trong vấn đề Khơ Me Đỏ. Việt Nam đâu có ngại ai và thực ra việc gì phải sợ. Họ gần như đều bị chúng tôi đánh bại rồi - Ông Nguyễn Cơ Thạch nói. 
     Việc gì phải cúi mình trước những kẻ bại tướng?
Chỉ duy nhất trên thế giới này có một quốc gia làm được như vậy. 
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của chiến tranh và hệ quả của nó cũng chính là giá trị của Hòa Bình.
     Philippines, Thái Lan, Singapore, Indonesia… sẽ không hiểu cái giá Việt Nam đã phải trả để đường hoàng hiên ngang sống giữa đất trời. Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ cần một hiệp định “trao trả độc lập”. Hàng triệu người Việt đã ngã xuống để có thể ngồi sòng phẳng tại Genève và Paris. Các cường quốc thế giới đã phải hạ mình cúi đầu chấp nhận đầu hàng hoặc rút quân vô điều kiện khỏi cái dải đất chữ S này. 
     "Chúng tôi đã làm được những cái việc mà người ta cho rằng: Không làm được.
     Một cái việc là tưởng như là huyền thoại nhưng mà nó thành sự thật.
Nhưng phải chứng tỏ rằng nếu mà có sự quyết tâm lớn. 
     Không gì quý hơn độc lập, tự do."

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp 
     Biển Đông sẽ còn sóng dữ. 
     Chúng ta sẽ không thể hiểu hay biết hết những gì đang diễn ra ngoài kia. 
Chúng ta sẽ không thể rõ đang có những hy sinh lớn lao gì ở nơi đầu sóng ngọn gió.
     Từ đáy lòng mình, nghiêng mình và nguyện cầu mọi điều tốt đẹp nhất đến các chiến sĩ, cán bộ, nhà báo ngoài kia, những người con giữ biển!
Yêu nước ST.