Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Đôi lời nhắn tới Linh mục Đặng Hữu Nam

          Chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975 là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong khi cả nước đang diễn ra nhiều hoạt động thi đua sôi nổi với những hoạt động thiết thực Kỷ niệm Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 thì trong hai ngày 29 và 30/4/2017, Linh mục Ðặng Hữu Nam đã có những buổi rao giảng với những ngôn từ phủ nhận ý nghĩa của Chiến thắng lịch sử đó, đánh đồng sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ đã hiến dâng cả mạng sống của mình vì nền độc lập, tự do của dân tộc với cái chết của những kẻ theo giặc, điều đó không đúng chức phận của một giáo sĩ Công giáo.

          Linh mục Nam nhớ rằng, Thánh Phaolô đã khuyên nhủ các tín hữu Rôma với tâm tình:“Cần phải phục tùng các chính quyền, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm”. Ấy vậy mà ông có phục tùng ai đâu, có tôn trọng những quyền hành được thiết định đâu, nhưng cái đáng trách hơn cả đó là lương tâm ông Nam ở đâu? Làm sao ông giám phủ nhận sự hy sinh to lớn của dân tộc, của bao người con ưu tú của Tổ quốc đã hy sinh để có ngày độc lập, non sông một mối đoàn viên. Bởi vậy, có một lời nhắn và khuyên với Linh mục Ðặng Hữu Nam lúc này là: Ông hãy cởi bỏ những gì không xứng đáng với một linh mục và chỉ giữ lại thực chất cái gì của linh mục, được truyền thống giới thiệu bắt đầu từ Chúa Giêsu. Vì đoàn chiên, ông hãy làm những phận sự chính yếu của linh mục là rao giảng Tin mừng, cử hành các Bí tích và dẫn dắt đoàn chiên Chúa giao phó. Bản thân ông hãy tự huấn luyện mình quảng đại, nhiệt thành, phục vụ tận tình, dừng rao giảng những lời vô ơn, bạc nghĩa xúc phạm đến anh linh của các anh hùng liệt sĩ, xúc phạm đến hàng triệu người dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu hy sinh để đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân; trong đó, có gia đình và bản thân ông. Linh mục Đặng Hữu Nam! Ông hãy nhớ điều này./.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

ĐẶNG HỮU NAM LÀM XẤU HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA TRONG LÒNG DÂN TỘC VIỆT NAM

Sự ngông cuồng, coi thường pháp luật đó không chỉ làm nhân dân cả nước phẫn nộ mà ngay cả những người có cùng đức tin cũng cảm thấy xấu hổ. Chính Đặng Hữu Nam đang làm xấu đi hình ảnh thiên chúa trong lòng dân tộc Việt Nam.

Không có lý do nào khác ngoài lý do “vì môi trường”, “vì Formosa”, coi đây như một mồi lửa lợi hại, suốt một năm qua, linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục ở Quỳnh Lưu – Nghệ An liên tục kích động giáo dân tham gia các hoạt động tuần hành gây mất trật tự an ninh trên địa bàn, ngang nhiên biến Nhà thờ trở thành nơi xuyên tạc tình hình đất nước, nói xấu các cấp chính quyền nhằm reo rắc sự bất an và lòng thù hận.

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Cần xử lý nghiêm những đối tượng phản động tại Nghệ An

Hai linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục đã lợi dụng sự cố môi trường biển để lôi kéo giáo dân tụ tập với mục đích xuyên tạc, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước.

Ngày 30/4, tại giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, linh mục Đặng Hữu Nam - quản xứ của giáo xứ này đã tụ tập rất đông bà con giáo dân để rao giảng, xuyên tạc và tuyên truyền nói xấu Đảng, nói xấu Nhà nước.
Không chỉ có vậy, vị linh mục này còn trắng trợn xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc ý nghĩa thiêng liêng của ngày 30 tháng 4, ngày giải phóng, thống nhất đất nước. Hành vi này của linh mục Đặng Hữu Nam khiến người dân địa phương hết sức bức xúc và kiến nghị chính quyền cần xử lý nghiêm về hành vi chống phá Đảng, chống phá Nhà nước.
Liên tục trong các ngày 29 và 30/4 vừa qua, lợi dụng danh nghĩa khiếu kiện đối với Công ty Formosa liên quan đến sự cố môi trường biển miền Trung, linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã tụ tập rất đông bà con giáo dân trên địa bàn. Tuy nhiên, vị linh mục này không rao giảng phúc âm mà lợi dụng đúng dịp này để tuyên truyền chống đối chính quyền, chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, đặc biệt còn nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, với những lời lẽ đầy phản động 
Trước những luận điệu sai trái và những hành vi thể hiện bản chất phản động của vị linh mục này, Hội cựu chiến binh tỉnh Nghệ An đã tổ chức cuộc họp, kiến nghị chính quyền phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Kiến nghị nêu rõ, Đặng Hữu Nam là kẻ phản động đội lốt linh mục.
Hành vi của kẻ đội lốt linh mục này là nhằm phá hoại sự đoàn kết trong đồng bào lương - giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, xúc phạm, phủ nhận công lao, đóng góp của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ ưu tú của dân tộc đối với sự nghiệp đấu tranh, thống nhất đất nước. Và mục đích cuối cùng là chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, đi ngược lại truyền thống "Kính Chúa yêu nước" của cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam.
Cùng với linh mục Đặng Hữu Nam, linh mục Nguyễn Đình Thục có lịch sử chống đối chính quyền từ lâu nay. Cách đây không lâu, dưới sự kích động của hai vị linh mục này, rất nhiều bà con giáo dân đã tụ tập đông người, kéo nhau vào Hà Tĩnh để khiếu kiện Công ty Formosa khiến quốc lộ 1A ách tắc suốt nhiều giờ, buộc lãnh đạo tỉnh phải đến hiện trường kêu gọi đám đông giải tán và thực hiện quyền khiếu kiện đúng pháp luật. Chính vì sự kích động của linh mục Nguyễn Đình Thục, nhiều đối tượng quá khích đã dùng gạch, đá tấn công làm một số xe công vụ bị hư hại.
Tháng 7/2012, khi còn làm phó giáo xứ Quan Lãng, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, linh mục Nguyễn Đình Thục đã huy động hơn 700 người từ các nơi kéo về xã Yên Khê, huyện Con Cuông để hành lễ khi chưa có sự đồng ý của chính quyền. Trong vụ việc này, hơn 40 người dân cùng tổ công tác của xã, huyện bị đám đông tấn công, giam giữ trái pháp luật trong suốt 12 giờ và xúi giục người dân vi phạm pháp luật không ai khác là Nguyễn Đình Thục.
Cũng như linh mục Đặng Hữu Nam, các bài giảng đạo của vị linh mục này trắng trợn tuyên truyền chống Đảng, chống Nhà nước.
Theo luật sư Trần Quốc Thành, Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An, đây là hành vi lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.
Điểm chung của hai vị linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục là đều lấy sự cố môi trường biển miền Trung để lợi dụng lòng tin nhằm lôi kéo bà con giáo dân tụ tập với mục đích xuyên tạc, tuyên truyền chống phá Đảng, chống phá Nhà nước.
Sự cố môi trường biển ở miền Trung đã được các bên thống nhất xử lý với việc Công ty Formosa phải bồi thường thỏa đáng cùng với cam kết hỗ trợ việc làm, an sinh xã hội cho ngư dân vùng bị ảnh hưởng. Công ty này cũng đã xử lý dứt điểm những vi phạm. Ngư dân vùng bị ảnh hưởng đã ổn định làm ăn và đã thu được những kết quả đáng mừng.
Kỳ nghỉ lễ lần này, lượng khách du lịch đến nghỉ tại các tỉnh miền Trung đông hơn nhiều so với trước sự cố môi trường biển, trong đó có Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế. Việc xúi giục, kích động giáo dân tiếp tục khiếu kiện trái pháp luật là hành vi cố ý chống phá và gây rối. Thực trạng này cho thấy điều cần làm trước tiên là phải cách ly những đối tượng có vai trò cầm đầu, tổ chức và kích động người dân./.

Nguyễn Sơn

Đạo đức Hồ Chí Minh - nền tảng sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay.

Trong tầm nhìn của nhân loại tiến bộ, Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng nhất về cuộc đời của một con người “đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương con trẻ, dạt dào tình yêu Tổ quốc, yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”.
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức trong xã hội
Một là, Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của con người.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Kỷ niệm 63 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2017)

Chiến thắng Điện Biên Phủ bắt nguồn từ sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ, từ tinh thần dũng cảm và mưu trí sáng tạo của nhân dân Việt Nam, và sự giúp đỡ và ủng hộ của bạn bè quốc tế. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành nguồn sức mạnh thức tỉnh, cổ vũ ý thức đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Cách đây 63 năm, ngày 07/05/1954, một trận chiến có tiếng vang rộng khắp năm châu, chấn động địa cầu diễn ra tại Điện Biên Phủ, đây là trận chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam, đánh mốc son chấm dứt 100 năm đô hộ của bọn xâm lược. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Cùng với Bạch Đằng, Đống Đa,dân tộc Việt Nam còn có thêm một mốc lịch sử mới: Điện Biên Phủ".
Năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với lòng yêu nước vô vàn, với ý chí quyết tâm dân tộc Việt Nam đã đứng lên tổng khởi nghĩa dành độc lập dân tộc – lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn Pháp đã quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Thực dân Pháp tập chung xây dựng biến lòng chảo Điện Biên thành căn cứ điểm nhằm tiêu diệt quân Cách mạng Việt Nam.
Năm 1954, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng: "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng". nhân dân Việt Nam với tinh thần yêu nước đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến đảm bảo hậu phương vững trắc phục vụ cho chiến đấu. Ngoài chiến trường quân đội ta thực hiện chiến dịch "Đánh chắc tiến chắc". Tháng 3, bộ đội ta mở đợt tấn công đầu tiên vào khu vực Bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tiêu diệt cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, phá bỏ tuyến phòng thủ phân khu Bắc. Tháng 4 làm tê liệt sân bay Mường Thanh, đánh phá các đồi A1, C1, D1... Đến sáng ngày mồng 7 tháng 5 năm 1954 quân ta tổng tiến công trên khắp mặt trận, buộc Pháp phải ký hiệp định Giownever, kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ bắt nguồn từ sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu, từ tinh thần dũng cảm và mưu trí sáng tạo của nhân dân Việt Nam, và sự giúp đỡ và ủng hộ của bạn bè quốc tế. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành nguồn sức mạnh thức tỉnh, cổ vũ ý thức đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Kỷ niệm 63 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại, biết ơn hàng vạn chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh, thế hệ trẻ hôm nay nguyện kế tục sự nghiệp của cha ông không ngừng rèn luyện vươn lên, quyết tâm giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước./.

VAN HOA

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Linh mục Nguyễn Đình Thục là ai?

Nhiều người rất bất bình về hành vi phản động, chống phá nhà nước của Nguyễn Đình Thục nhưng cũng có một số người chỉ nghe hoặc lướt qua mạng xã hội nên chưa rõ thực hư vụ việc thế nào.  Liên tiếp từ năm 2012 đến nay, Nguyễn Đình Thục với những hành động coi thường pháp luật, gây rối…dần lộ rõ bản chất là một kẻ cực đoan, phản động.  Nhân danh là một Linh mục nhưng Nguyễn Đình Thục lại có các mối quan hệ rất chặt chẽ với các đối tượng trong các tổ chức phản động, chống đối nhà nước. Phóng sự sau đây sẽ cho thấy: Thực sự Nguyễn Đình Thục là ai?



Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

ĐỐI THOẠI-SỰ GẦN GỦI VỚI NHÂN DÂN

Ngày 22/4 có lẽ sẽ mãi mãi đi vào lịch sử của xã Đồng Tâm (dù nhìn dưới góc độ nào) thì cùng thời điểm đó, tại Đà Nẵng, cũng có một sự kiện làm nức lòng hàng ngàn người lao động miền Trung bởi cuộc đối thoại của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Từ rất sớm, đã có nhiều công nhân lao động hướng về Cung thể thao Tiên Sơn, TP Đà Nẵng để được tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Thủ tướng. Buổi gặp gỡ đã diễn ra chân tình, ấm áp, với tình cảm trân quý của người lao động với Thủ tướng đồng thời là tấm lòng nơi Thủ tướng với người lao động.
Đặc biệt, khi Thủ tướng đề nghị Tổng liên đoàn Lao động cùng với Thủ tướng tặng mẹ con chị Phan Thị Tuyết Sương (công nhân công ty điện tử Foster, Đà Nẵng - một người mẹ đơn thân) căn hộ thì cả hội trường vỡ òa trong tiếng vỗ tay hưởng ứng.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

MẤY VẤN ĐỀ VỀ NHÂN QUYỀN

"Nhân quyền" hay còn gọi là "quyền con người" là tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản để đánh giá về địa vị pháp lý của cá nhân".
- Nó là thể thống nhất giữa quyền tự nhiên và quyền xã hội; là giá trị phổ quát toàn nhân loại.
- Là 1 phạm trù lịch sử - chính tri, nhan quyền gắn với cuộc đấu tranh chống áp bức bất công xã hội, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Nhân quyền vừa mang tính giai cấp đồng thời mang tính dân tộc, do đó không thể lấy tiêu chuẩn nhân quyền ở quốc gia này áp đặt vào quốc gia khác - tiêu chuẩn kép".

Hãy để internet là sản phẩm văn minh của công nghệ thông tin

Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin và truyền thông, mạng Internet ở Việt Nam được phổ cập và phát triển rộng rãi. Sự phát triển của Internet góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, có nhiều tiện ích to lớn, là món ăn tinh thần của mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội và nhất là đối với giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực của Internet mang lại thì các thế lực thù địch đã thông qua phương tiện này nhằm chống phá cách mạng nước ta.

Để thực hiện âm mưu xảo quyệt các thế lực thù địch sử dụng Internet làm phương tiện tuyên truyền thông qua các hình thức như: Website, dịch vụ thư điện tử email, trang mạng xã hội facebook, zalo… lôi kéo, tuyên truyền, bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, xuyên tạc đả phá học thuyết Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân Việt Nam, ủng hộ và cổ vũ tích cực cho các thế lực phản động trong nước... Vì vậy, hơn lúc nào hết, cần nhận diện, vạch trần và đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với các quan điểm sai trái đó. Chúng ta phải tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục về chính trị, tư tưởng, văn hóa... để mọi người, mọi tổ chức đủ sức “miễn dịch” trước những âm mưu, quan điểm sai trái của chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch. Taptrungdongdao có lời khuyên với những ai có quan điểm sai trái, thù địch rằng: Hãy để internet là sản phẩm văn minh, tiện ích đối với mọi người.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Những gì chân thực đang diễn ra tại 4 tỉnh miền Trung sau 1 năm sự cố môi trường biển


Gần 1 năm đã trôi qua nhưng câu chuyện về sự phục hồi môi trường biển miền Trung vẫn luôn được người dân cả nước quan tâm. Nhất là sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố biển miền Trung đã sạch.
Một khối lượng lớn công việc đã được Chính phủ và chính quyền các địa phương 4 tỉnh miền Trung quyết liệt thực hiện.
Danh sách được niêm yết công khai, minh bạch, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, trả đúng, trả đủ đó là chủ trương được thưc hiện rất nghiêm túc trong việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại do sự cố tại 4 tỉnh miền Trung. Hầu hết người dân sau khi nhận được tiền bồi thường đã tiếp tục lựa chọn bám biển.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Học tập và làm theo Bác - Nói đi đôi với làm


Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức là một nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vấn đề này được Bác nêu lên rất sớm. Từ năm 1927, trong cuốn Đường cách mệnh, Người nêu lên 23 điều phải có về tư cách một người cách mệnh, trong đó điều thứ 10 là: “Nói thì phải làm”.

Học tập Bác “Giản dị trong cách viết”


Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi ngôn ngữ là công cụ đắc lực không thể thiếu để tuyên truyền, giác ngộ ý thức cách mạng, củng cố và nâng cao nhận thức xã hội trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân mà ai cũng phải "cố gắng học tập", "ra công rèn luyện" để nắm được đặc tính của nó và sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất trong thực tiễn hoạt động cách mạng. Vì thế điều quan trọng khi viết, nói chính là làm sao cho người nghe, người đọc đễ hiểu và hiểu đúng vấn đề. Từ đó tác động lên người nghe, người đọc, làm họ thay đổi nhận thức, ý nghĩ, tình cảm, trên cơ sở đó, làm thay đổi hành vi của họ, hướng họ vào hành động theo nhận thức mới, đó chính là sự phong phú, đa dạng trong cách nói và cách viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế nên giản dị và sâu sắc là phong cách nổi bật trong cách nói, cách viết của Bác.

Học và tự học theo Bác


Tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (năm 1947), Bác viết: “Lấy tự học làm cốt”. Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

ĐÊM NAY TRỜI LẠI KHÔNG MƯA

Trời không mưa áo em đâu có ướt
Chỉ ướt lòng em: cô gái nhỏ của anh!
Em ngả vào anh mà hình như có khóc...
Tiếng con tim thật rõ bên mình.

Mùa thu đã qua ta nghe lá rụng
Buổi cuối cùng em đến để chia tay
Ngày mai em lấy chồng phải xa vĩnh viễn
Chẳng sao mà, trời có mưa đâu, em ơi?

Kìa không mưa mà áo anh lại ướt,
Mùa thu đi... sao nắm mãi bàn tay?
Ai nói tình gió mây sẽ quên trong chốc lát
Bao năm trời hồn anh vẫn mưa bay...

Tại đêm đó không mưa hay bởi vì anh nhớ
Phố vắng em buốt giá cả canh dài
Em dại lắm lấy chồng làm chi vội
Đưa em sang sông rồi lòng mới biết đã yêu ai!

Ta lại bước lang thang trên phố ấy
Đến mỗi gốc cây có vệt cũ em ngồi
Tiếng hát xưa đưa bờ hồ gió thổi
Bóng với mình đi mãi tới ban mai...

Cứ tưởng buổi cuối cùng em đến... đã chia tay?

                              Phạm Ngọc Thái

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

LÂU LÂU LỘN TRÁI HÌNH HÀI

Lâu lâu lộn trái hình hài
Cho ta thấy được một vài xấu xa
Ngoài là NGƯỜI, trong là MA
Hai con một xác đâm ra bất bình

Con NGƯỜI sống vị nhân sinh
Con MA đòi sống lụy tình vị thân
Con NGƯỜI gieo ác phân vân
Con MA thúc giục bảo ngần ngại chi

Con NGƯỜI tâm tánh từ bi
Con MA chiêu dụ sân si sáp vào
Ở trong từng mỗi tế bào
Hai con tranh chấp nghẹn ngào lương tri

Mỗi giây là một cuộc thi
Tĩnh tâm NGƯỜI nhé, vô vi chan hoà
Lương tâm là một quan toà
Bình minh rực sáng vỡ oà bóng đêm.
                                                                
                                                                     Dạ Thy

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Một tấm lòng nhân ái


Tấm lòng nhân ái, bao dung, yêu thương con người đã làm nên giá trị tinh thần lớn lao và sâu sắc của vị Cha già kính yêu - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm vì con người của Bác đã trở thành một triết lý nhân sinh cao cả, kết tinh từ những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại.

Những phút giây cuối cùng của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi


Độc lập, tự do không phải là hàng hóa


VỘI VÀNG YÊU RỒI XA CŨNG VỘI VÀNG

Lạc mất lối giữa một màn trắng xóa,
Một lần thôi... xin ở lại, làm ơn...
Đêm nay buồn, trăng cũng thấy cô đơn,
Người đi nữa, lòng tôi hiu quạnh quá!
Người là gió, tôi là mây tất tả,
Gió một đường mây một ngã phai phôi!
Dòng nước cũ vẫn xanh màu hy vọng, 
Sao đàn xưa lại vọng tiếng "thôi rồi"?
..................ST...............................

Lý do gọi là biển chết

Một hướng dẫn viên du lịch đi đến đâu khi giới thiệu với khách anh ta cũng không quên kể về bố của mình.
– Thưa quý ông, quý bà, đây là cung văn hóa do bố tôi là kiến trúc sư thiết kế…
Đến địa điểm tiếp theo anh hướng dẫn viên lại nói:
– Đây là toà nhà quốc hội, cũng là công trình của bố tôi…
Khi đến biển chết, hướng dẫn viên nói tiếp:
– Thưa quý ông, quý bà, chúng ta đã tới biển chết, biển này…
Một du khách ngắt lời:
– Chúng tôi biết rồi! Biển này là do bố anh đánh chết chứ gì?
– !?!