Hiện
nay, Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập sâu rộng trong bối
cảnh toàn cầu hóa. Chính trong công cuộc đổi mới và hội nhập, lòng yêu nước,
tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam được khơi dậy và phát huy cao độ.
Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020
LỜI BÁC DẠY NĂM XƯA!
Lời căn dặn của Chủ tịch trong bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục vào tháng 5 năm 1957.
“Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng
không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng nói chung, cán bộ quân đội nói riêng về “đức” và “tài”; trong đó, Bác luôn lấy “đức” làm gốc và đề cao đức tính khiêm tốn. Bởi khiêm tốn là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người. Người khiêm tốn luôn là người biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công, thành tích của cá nhân, cũng không bao giờ chấp nhận một tinh thần chủ bại mang nhiều mặc cảm của cuộc đời đối với mọi người. Khiêm tốn sẽ giúp mỗi người có được sự tỉnh táo, để nhận thức chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của mọi người. Khiêm tốn luôn là một đức tính tốt mà mỗi người cần trau dồi, rèn luyện, đặc biệt đối với người cán bộ, đảng viên, những người lập được thành tích, công trạng lớn.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta luôn đề cao và thực hành đức tính khiêm tốn trong sinh hoạt, học tập, công tác và chiến đấu, trở thành một nét đẹp văn hóa ẩn sâu trong nhân cách người quân nhân cách mạng, trở thành lời thề danh dự “… thắng không kiêu, bại không nản” được nhân dân luôn tin tưởng, yêu mến, dành tặng cho danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” cán bộ, chiến sĩ toàn quân nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thi đua “rèn đức, luyện tài”, tích cực “tự soi, tự sửa”, “Làm việc theo chức trách, nêu gương trong hành động”, đoàn kết tốt, khiêm tốn, học hỏi, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đối với đội ngũ cán bộ chủ trì, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị học và làm theo Bác luôn gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, đề cao tính khiêm tốn, học hỏi, rèn luyện tác phong lãnh đạo, chỉ huy dân chủ, quần chúng, luôn tôn trọng và chân thành lắng nghe, tiếp thu sự phê bình từ cấp dưới và quần chúng. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tự kiêu, tự đại, độc tôn chân lý, cửa quyền, hách dịch, thờ ơ, vô cảm…
Nhận diện nguy cơ “diễn biến hòa bình” về văn hóa
Trong những năm gần đây, lợi dụng chủ trương hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới của Đảng, Nhà nước Việt Nam, các thế lực thù địch càng có cơ hội đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, nhằm phủ nhận những thành quả của cách mạng Việt Nam, thay đổi theo chiều hướng tiêu cực nền tảng tinh thần của xã hội.
Từ đó, hướng tới âm mưu tạo ra những cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng nhung” nhằm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Hơn lúc nào hết, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội cần được đẩy mạnh, củng cố niềm tin cho nhân dân vào con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà dân tộc Việt Nam đã lựa chọn.
Giữ gìn bản sắc văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội
Khi nền văn hóa bản địa bị xâm thực, nền tảng tinh thần xã hội bị lung lay, đổ vỡ thể chế chính trị là diễn trình tất yếu…
Từ năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, cùng với âm mưu xâm lăng nước ta bằng quân sự, các nước đế quốc còn thực hiện âm mưu xóa bỏ những giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Cuộc đấu tranh này ở nước ta, theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội ngày càng diễn ra rất phức tạp, gay go và quyết liệt.
Nguy cơ “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng diễn ra từ hai góc độ: Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và xu hướng “tự chuyển hóa” của những đối tượng yếu kém bản lĩnh chính trị trước sự biến động của xã hội.
Ở góc độ chống phá của các thế lực thù địch, biểu hiện rõ nét nhất là hoạt động xuyên tạc, bôi đen giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống XHCN, ra sức du nhập văn hóa, đạo đức, lối sống tư sản thực dụng, trụy lạc, tôn thờ đồng tiền là trên hết, sống ích kỷ, phi đạo đức. Cùng đó, các thế lực thù địch luôn khuyến khích khuynh hướng đòi văn hóa, văn nghệ hoạt động độc lập với chính trị, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này.
Trong nhiều năm qua, đã có không ít văn nghệ sĩ lạc đường, từ bỏ lợi ích của quốc gia, dân tộc, chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng văn hóa, nghệ thuật phương Tây, hạ thấp, coi rẻ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, khuyến khích các giá trị văn hóa cá nhân cực đoan, đề cao giá trị dân chủ, tự do tư sản. Thậm chí, đã xuất hiện những sáng tác miêu tả cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta mang một màu đen tối, chết chóc, bi kịch, vô nghĩa; phủ định những sáng tạo văn hóa, văn nghệ trong thời kỳ chiến tranh, coi đó là “minh họa”, là tô hồng, là cao hơn, là đứng trên hiện thực. Chúng ta không phủ nhận những hạn chế lịch sử của mảng văn học, nghệ thuật trong chiến tranh nhưng không thể nhân danh đổi mới để bôi nhọ cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc bằng việc chỉ miêu tả mặt đen tối, sự chết chóc và tha hóa con người trong chiến tranh. Khuynh hướng này chỉ là phiến diện, chưa trung thực với lịch sử. Với vai trò văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, những sản phẩm đội danh văn hóa này đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ làm tha hóa thế hệ trẻ, tạo ra một thế hệ “mất gốc”, phủ nhận các giá trị truyền thống dân tộc, thích đua đòi, ăn chơi hưởng lạc, kích thích các tệ nạn xã hội phát triển.
Ở góc độ chủ quan những người “tự chuyển hóa”, khi đất nước mở cửa sâu rộng với thế giới, những yếu tố có khả năng tác động tới sự biến đổi về xã hội ùa vào theo là vấn đề tất yếu. Đó bao gồm hai sản phẩm cơ bản: Văn hóa và tiêu dùng. Cả hai sản phẩm này, dù được nhập khẩu chính ngạch nhưng đều mang tính hai mặt, đặc biệt với sản phẩm văn hóa. Những sản phẩm văn hóa được phép lưu hành đều mang những giá trị nhất định về chân-thiện-mỹ, cổ vũ lối sống lành mạnh, tốt đẹp. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là việc phổ biến những giá trị văn hóa, hình ảnh xã hội khác biệt, thậm chí đi ngược với những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Dưới góc độ hội nhập, chúng ta không thể không tiếp thu những tinh hoa của văn hóa thế giới nhằm bổ sung, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, nếu việc tiếp thu thiếu chủ động, không đủ bản lĩnh, năng lực để chỉ lựa chọn cái tốt, cái có ích cho đời sống văn hóa thì quá trình hội nhập về văn hóa sẽ trở thành nguy cơ làm “biến màu” nền văn hóa bản địa.
Đối với sản phẩm tiêu dùng, là những thứ vô cùng gần gũi trong cuộc sống mỗi người, như: Cái ăn, cái mặc, cái làm đẹp, sự tác động về văn hóa diễn ra âm thầm nhưng không kém phần mạnh mẽ. Bởi lẽ, bất cứ lĩnh vực nào, sản phẩm gì trong xã hội đều ẩn chứa yếu tố văn hóa. Một chiếc quần Jean gắn với hình ảnh chàng Cowboy miền Tây nước Mỹ. Một chiếc ô tô Mercedez gắn với văn hóa Đức. Một sản phẩm tiêu dùng tốt, bền, giá cả phải chăng thường gắn với hình ảnh đất nước Mặt trời mọc… Khi quen thuộc với những sản phẩm tiêu dùng ấy, đồng nghĩa với việc người sử dụng trở nên “thân thiết” với nền văn hóa làm ra chúng. Từ đó, tâm lý sùng bái hàng ngoại có thể tiếp biến thành sùng bái văn hóa ngoại.
Những tác động của văn hóa lên nền tảng tư tưởng xã hội thường không mang tính chất tức thời mà là một quá trình “mưa dầm thấm lâu”. Tuy nhiên, sự chuyển biến chậm rãi đó lại có khả năng thay đổi bền vững tư duy, tình cảm của mỗi người. Vì thế, nếu thiếu cảnh giác, để những tác động tiêu cực của văn hóa ngoại lai du nhập, thẩm thấu sâu vào đời sống xã hội Việt Nam, chúng ta sẽ phải trả cái giá rất đắt. Thậm chí, có thể là cả việc lạc mất con đường tiến lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân đã lựa chọn...
Bộ mặt phía sau hình ảnh "bồ tát từ thiện" của vợ chồng đại gia Đường Dương
Vợ chồng Đường Nhuệ biết
cách tận dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh mỗi lần làm thiện nguyện như một
vỏ bọc hoàn hảo để che đậy những việc làm vi phạm pháp luật của mình.
Lật tẩy bộ mặt phía sau hình ảnh "bồ tát từ thiện" của
vợ chồng Đường Nhuệ
Những ngày qua vụ án Nguyễn Xuân Đường (SN 1971, tức Đường
"Nhuệ") bị khởi tố, bắt giam đang là tâm điểm của dư luận
địa phương. Đến lúc này, nhiều người mới vỡ lẽ về chân tướng bấy lâu nay của vợ
chồng được xem là đại gia quê lúa, thậm chí còn được ngợi ca có tấm lòng
"bồ tát" chuyên làm từ thiện.
Quả thực, trước khi bị bắt, vợ chồng Đường "Nhuệ" được
mọi người biết đến là doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực bất động sản, hoạt
động từ thiện. Nhưng ngoài đời, vợ chồng đối tượng cùng đàn em bị tố cáo
hành hung, đe dọa những ai cản đường làm ăn, kinh doanh hay những cá nhân, công
ty nào cạnh tranh với gia đình Đường trong mỗi lần đấu giá đất. Theo đó, vợ
chồng này thường huy động đàn em đến địa điểm đấu giá. Nếu có ai mua hồ sơ, sẽ
đe dọa người mua để họ tự rút lui, còn không chịu thì sẽ khủng bố tinh thần,
hành hung nếu cần thiết. Đáng chú ý, vợ chồng đối tượng đã biết cách tận dụng
mạng xã hội, tài khoản Facebook cá nhân đưa những hình ảnh mỗi lần đi làm thiện
nguyện đó đây như một vỏ bọc hoàn hảo để che đậy những việc làm vi phạm pháp
luật. Theo chuyên gia tâm lý tội phạm, hiện nay xu hướng tội phạm có tổ chức
hoạt động dưới vỏ bọc doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hợp pháp. Trong quá trình
hoạt động, các đối tượng tạo dựng các mối quan hệ để thuận lợi trong công việc
làm ăn hay che dấu những hành vi phạm tội của mình. Để làm được điều này, các
đối tượng thường tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo để quảng bá
hình ảnh bản thân, thể hiện mình là người có trách nhiệm với xã hội, tạo thiện
cảm, lòng tin với cộng đồng; đồng thời khuếch trương thanh thế mở ra nhiều quan
hệ mới hỗ trợ công việc.
Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5
Hằng
năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao
động 1/5. Vậy lịch sử của ngày 1/5 như thế nào?
Ngay sau khi thành lập Quốc tế
I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của
giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại
Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được
coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số
nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần
lan sang các nước khác. Do
sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8
giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát
triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo
luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng
các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của
công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ
đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình.
Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà
máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay
không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc,
8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người
tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước
Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington,
New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ
làm 8 giờ. Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt.
Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên
cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công
nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương,
nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận:
"Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn
diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy". Ngày 20/6/1889, ba năm sau
"thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại
Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của
Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực
lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh
của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của
công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của
Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày
Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới
tán thành.
Tại
Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân
Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh
chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi
kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày
Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải
truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân
chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại
Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày
1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu
xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân,
phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong
thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết
của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt
bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngày
nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân
và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết
hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu
tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ý NGHĨA NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4/1975
Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa
xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực
dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ
vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong
lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV
tháng 12/1976 đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta
trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như
một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế
giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng
quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Hay đánh giá của đại tướng Võ
Nguyên Giáp: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cái móc chói
lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến
thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì
tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một
dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng
những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một
tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”. Đại thắng mùa xuân năm 1975,
như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có
tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bốn
biển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ
IV cũng chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản
công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng
trận địa của CNXH, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam
Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình
thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức
mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và
niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì
hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và CNHX”. Cách
mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, bao giờ cũng
quanh co phức tạp nhưng không ngừng phát triển. Gần bốn thập kỷ qua, trong cục
diện quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới mà nhân dân tiến bộ gọi là “thời kỳ sau
Việt Nam”. Việt Nam - ngọn cờ tiên phong, ngọn cờ vẫy gọi những người lao động nghèo
khổ và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đang đầy rẫy bất công và bạo ngược.
Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020
LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ, CẢNH SÁT BIỂN SÁT CÁNH CÙNG NGƯ DÂN BÁM BIỂN
Ngày 1/5/2020 Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp nói trên bắt đầu được áp dụng từ 12 giờ ngày 1.5 đến 12 giờ ngày 16.8.
Kỳ thực đây cũng là 1 trong số "những mưu hèn kế bẩn", là kịch bản của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông, những mưu đồ được Trung Quốc toan tính từ bao đời nay. Nhưng muốn là một chuyện còn được hay không lại là chuyện hoàn toàn khác và thực tế đó là nhiệm vụ bất khả thi đối với Trung Quốc.
Chẳng việc gì phải lo lắng cả biển của ta ta cứ căng buồm giông khơi, bà con ngư dân hoàn toàn yên tâm bên cạnh bà con ngư dân luôn có lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển hùng hậu lúc nào cũng sát cánh cùng ngư dân ra khơi bám biển.
Cảnh sát Biển tuần tra, hỗ trợ và bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Coi chừng COVID-19 phản công bất ngờ
Mấy ngày nghỉ lễ, lại được dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội, nên người dân đi chơi rất đông. Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, chiều 1.5, bãi biển Cửa Lò, Sầm Sơn... du khách đổ về lên tới hàng vạn người, các ngả đường tắc cứng, bãi biển đông nghịt người.
Hình ảnh tại bãi biển Sầm Sơn chiều 1/5/2020
Chính lúc người dân coi thường nhất, chủ quan nhất, là lúc dịch có nguy cơ bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, khi người dân không chấp hành nghiêm các quy định về hạn chế tiếp xúc xã hội.
Quy định đeo khẩu trang và không tập trung hơn 20 người gần như "phá sản".
Các địa chỉ du lịch khác như Vũng Tàu, Đà Lạt cũng đông khách, hàng quán mở cửa đón khách trở lại bình thường. Trong đầu mọi người, hình như không còn tồn tại hai chữ "COVID". Đây chính là điều rất nguy hiểm.
Hình ảnh đường phố Đà Lạt trong những ngày nghỉ lễ
Chỉ cần một người trong đám đông đó bị nhiễm bệnh, thì coi như công sức phòng chống dịch mấy tháng qua đổ sông đổ biển. Chính lúc người dân coi thường nhất, chủ quan nhất, là lúc dịch bùng phát.
Thử nhìn lại mấy tháng dịch bệnh vừa qua, Việt Nam kiểm soát tốt là vì không chủ quan, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", khoanh vùng, cách ly, dập dịch quyết liệt.
Còn các nước dịch bùng phát mạnh, ca bệnh nhiều và tử vong cao là do chủ quan, người dân không chấp hành các quy định về phòng chống dịch của chính quyền.
Vậy thì, liệu chúng ta có quá chủ quan khi mới qua 16 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng, tính đến ngày 2.5. Với loại virus nguy hiểm này, với những ca đã âm tính trở lại dương tính, thì không ai dám chắc 16 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng là an toàn tuyệt đối.
Truyền thông về năng lực dập dịch tốt của Việt Nam cũng cần thiết, nhưng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến lơ là "khinh địch". Coi chừng “địch” sẽ phản công bất ngờ.
Thành quả phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam phải được giữ vững, vấn đề không chỉ là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, mà là sức khỏe và "sự sống" của nền kinh tế.
Hãy hình dung, nếu để một vài ổ dịch bùng phát, phải tập trung khoanh vùng, cách ly, phải tốn sức người sức của để dập dịch, phải tạm dừng các hoạt động đi lại, kinh doanh, thì sẽ nguy hiểm cho nền kinh tế như thế nào.
Nếu để dịch phản công, thì đó là đòn bồi vào một cơ thể đã kiệt sức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.
Hãy đề cao cách giác, thận trọng trong mọi hoạt động, chấp hành các quy định về phòng dịch cho đến khi chính thức tuyên bố không còn dịch COVID-19 trên toàn quốc.Chúng ta phải phòng thủ trước dịch bệnh thật chắc chắn, khi đó mới có thể phản công trên mặt trận kinh tế.
Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020
CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ THỪA NHẬN 11 SAI LẦM CỦA MỸ TRONG CUỘC CHIẾN Ở VIỆT NAM
Đã 45 năm trôi qua từ ngày 30/4/1975 - Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước kết thúc cuộc chiến tranh đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, một chiến thắng đã mang lại ý nghĩa lịch sử to lớn của Quân và Dân ta và nhờ vào đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta; chiến thắng bắt nguồn từ truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam. Không thể phủ nhận kết quả cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là sự tiếp nối cuộc Cách mạng tháng Tám, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Về phía Mỹ, nguyên nhân thất bại của họ bắt nguồn từ giới cầm quyền hiếu chiến thời kỳ đó đã đánh giá sai nội dung của thời đại ngày nay và bản chất chính trị. Đó là thời đại, các dân tộc đã nhận thức được quyền dân tộc tự quyết, về quyền lựa chế độ xã hội, lựa chọn con đường phát triển của mình mà không có bất cứ một thế lực nào có thể cản trở. Về bản chất chính trị; Mỹ đã lẫn lộn mục tiêu cuộc đấu tranh bảo vệ giá trị dân tộc ta với vai trò của ý thức hệ. Chính Robert McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, kiến trúc sư” của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ viết trong cuốn hồi ký mang tựa đề “Hồi tưởng” xuất bản năm 1995 thừa nhận 11 sai lầm mà Mỹ đã vấp phải như sau:
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara
1. Chúng ta (Mỹ) đã đánh giá sai khi đó (và từ đó đến nay) những chủ đích địa chính trị của các đối thủ... và chúng ta đã phóng đại những mối nguy hại từ hành động của họ đối với nước Mỹ.
2. Chúng ta xem xét nhân dân và lãnh đạo của miền Nam Việt Nam chỉ bằng trải nghiệm của chúng ta... Chúng ta đánh giá sai hoàn toàn những lực lượng chính trị trong đất nước đó.
3. Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của tinh thần dân tộc có thể huy động nhân dân đấu tranh và hy sinh vì đức tin và giá trị của họ.
4. Cách nhìn nhận của chúng ta về bạn và thù phản ánh sự dốt nát sâu sắc của chúng ta về lịch sử, văn hoá và chính trị của nhân dân Việt Nam, cũng như về nhân cách và tập quán của các nhà lãnh đạo của họ.
5. Chúng ta đã thất bại khi đó (và từ đó đến nay) trong việc nhận ra những hạn chế của khí tài, lực lượng và học thuyết quân sự công nghệ cao, hiện đại... Chúng ta cũng thất bại trong việc điều chỉnh chiến thuật quân sự của chúng ta cho phù hợp với nhiệm vụ thu phục nhân tâm của người dân thuộc một nền văn hoá hoàn toàn khác biệt.
6. Chúng ta đã thất bại trong việc lôi kéo Quốc hội và nhân dân Mỹ vào cuộc thảo luận toàn diện và cởi mở, tranh luận những điều nên và không nên xung quanh việc đưa quân đội tham chiến trên diện rộng... trước khi chúng ta lên kế hoạch hành động.
7. Sau khi sự việc diễn ra và những sự kiện không như dự đoán khiến chúng ta đi chệch đường lối đã hoạch định... thì chúng ta đã không giải thích đầy đủ những điều đang diễn ra và tại sao chúng ta lại phải làm như đã làm.
8. Chúng ta không chịu thừa nhận rằng kể cả nhân dân lẫn lãnh đạo của chúng ta đều không thông suốt mọi sự. Đánh giá của chúng ta về cái gì là lợi ích tốt nhất của đất nước và dân tộc khác cần phải được đưa ra sát hạch thông qua bàn luận cởi mở tại những diễn đàn quốc tế. Chúng ta không được Thượng đế ban phát quyền nhào nặn mỗi dân tộc theo hình ảnh của chúng ta hay theo cách mà chúng ta lựa chọn.
9. Chúng ta không tuân thủ nguyên tắc về việc hành động quân sự của Mỹ, chỉ nên được thực thi trong sự phối hợp với lực lượng đa quốc gia được cộng đồng quốc tế ủng hộ hoàn toàn (về thực chất, chứ không chỉ nhìn từ bên ngoài).
10. Chúng ta đã không chịu thừa nhận rằng trong các vấn đề quốc tế, cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống, có thể có những vấn đề không tìm được giải pháp tức thời... Đôi khi chúng ta phải sống trong một thế giới không hoàn hảo, không ngăn nắp.
11. Những sai sót căn bản trên khiến chúng ta không tổ chức được bộ máy chóp bu của chính quyền hành pháp trong việc xử lý hữu hiệu tổng thể những vấn đề chính trị và quân sự bất thường.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta đã làm thức tỉnh lương tri của nhân loại, nhiều cựu chiến binh tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã trở lại Việt Nam với những tâm trạng khác nhau với sự thức tỉnh lương tri của nhân loại tiến bộ, cũng như lòng ăn năn day dứt của chính họ, cùng với thời gian giúp họ gác lại quá khứ, hướng tới tương lai…
LỜI BÁC DẠY NĂM XƯA!
Ngày 02/5/1959:
“Đảng và Chính phủ lúc nào cũng chú ý đến đồng bào vùng cao và càng ngày càng hết sức
chú ý giúp đỡ đồng bào nhiều hơn nữa”.
Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi nói chuyện với Đoàn đại biểu các dân tộc ít người về dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, ngày 01 tháng 5 năm 1959 tại Thủ đô Hà Nội.
Đây là giai đoạn miền Bắc đang đẩy mạnh phong trào tổ đổi công, tiến dần lên hợp tác xã; trong đó, đồng bào các dân tộc ít người là lực lượng chủ yếu trong phát triển phong trào ở miền núi. Lời khẳng định của Bác thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, nhất là đoàn kết với đồng bào các dân tộc ít người và trách nhiệm của Đảng, Chính phủ đối với việc thực hiện chính sách đó, góp phần cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng cao.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã quan tâm với việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn đối với đồng bào vùng cao, vùng dân tộc ít người; trong đó: Chú trọng phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể từng vùng, đảm bào cho đồng bào các dân tộc phát huy thế mạnh của địa phương, làm giàu cho mình và cho xã hội; ưu tiên phát triển giáo dục, coi trọng việc đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số; tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc…
Học tập và làm theo lời Bác dạy, Quân đội đã thường xuyên quan tâm làm tốt công tác đào tạo, tuyển dụng con em các đồng bào dân tộc ít người với việc mở các lớp đào tạo thiếu sinh quân tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào học tập và công tác trong quân đội. Các đơn vị có bộ đội với nhiều dân tộc khác nhau, luôn lãnh đạo tốt việc xây dựng mối đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ người kinh với người dân tộc; làm tốt công tác phân loại đối tượng huấn luyện, giáo dục để nâng cao chất lượng huấn luyện đối với bộ đội là con em dân tộc ít người. Đặc biệt, thực hiện chức năng đội quân công tác, các đơn vị quân đội luôn chủ động phối hợp tốt với cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể địa phương vùng cao, vùng sâu, vùng xa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; tích cực tham gia triển khai các chương trình, dự án xây dựng đơn vị kinh tế quốc phòng, gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đẩy mạnh phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”, chương trình “Nâng bước em tới trường”, “Tết Biên phòng, ấm lòng dân bản”… góp phần xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống cho đồng bào, củng cố, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, thế trận quốc phòng toàn dân góp phần quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, thực hiện điều mong muốn của Người “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”.
MỘT QUỐC GIA ĐOÀN KẾT ĐÃ CHIẾN THẮNG MỌI KẺ THÙ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với biết bao cuộc xâm lăng của các thế lực ngoại bang với nền kinh tế hùng mạnh, vũ khí tối tân, nhưng tinh thần yêu nước cùng với sự đoàn kết đã làm nên sức mạnh, giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, không những không chịu khuất phục mà còn đương đầu, chiến đấu và chiến thắng. Không có kẻ thù nào có thể ngăn nổi bước ta đi, cho đến hôm nay một Việt Nam nhỏ bé lại một lần nữa làm cho thế giới phải kinh ngạc trong cuộc chiến chống dịch, thứ kẻ thù vô hình mang tên COVICD -19 .
Trong cuộc chiến chống giặc COVCD-19 chúng ta cơ bản đã đi đến chiến thắng. Chiến thắng này là chiến thắng của cả một quốc gia đoàn kết. Là chiến thắng từ các quyết sách đúng và dứt khoát của Đảng, Nhà nước và từ sự đồng lòng hưởng ứng, nỗ lực hợp tác của nhân dân ta, của đội ngũ y Bác sỹ tài tình, tận tâm, tận lực bón từng thìa cháo cho bệnh nhân, khiến họ xúc động đến rơi nước mắt .
Trải qua hơn 4 tháng chúng ta đã chứng kiến một Việt Nam kiên cường, đoàn kết với tinh thần tương thân tương ái, của ít lòng nhiều, từ mẹ già đến em nhỏ, từ tỷ phú đến những gia đình khó khăn đều chung tay góp sức. Hình ảnh những người chiến sỹ ăn cơm hộp ngủ lán rừng, bà mẹ già lặn lội từ xa đóng góp từng bó rau bát gạo, khiến cho mỗi chúng ta đều cảm thấy rưng rưng xúc động, chúng ta cảm thấy tự hào thêm yêu đất nước, yêu chế độ hơn bất cứ lúc nào .
Thật diệu kỳ biết bao nhiêu trong những ngày đất nước ta kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975- 30/4/2020 cũng là ngày Việt Nam cơ bản đã đẩy lùi được dịch bệnh, có niềm vui nào hơn thế, chúng ta hãy cùng cất cao tiếng hát để chào mừng ngày đất nước vang khúc Khải hoàn. Nhưng dù vui thế nào chúng ta cũng không được chủ quan, bài học của các nước vẫn còn đó ..!/
Xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với biết bao cuộc xâm lăng của các thế lực ngoại bang với nền kinh tế hùng mạnh, vũ khí tối tân, nhưng tinh thần yêu nước cùng với sự đoàn kết đã làm nên sức mạnh, giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, không những không chịu khuất phục mà còn đương đầu, chiến đấu và chiến thắng. Không có kẻ thù nào có thể ngăn nổi bước ta đi, cho đến hôm nay một Việt Nam nhỏ bé lại một lần nữa làm cho thế giới phải kinh ngạc trong cuộc chiến chống dịch, thứ kẻ thù vô hình mang tên COVICD -19 .
Trong cuộc chiến chống giặc COVCD-19 chúng ta cơ bản đã đi đến chiến thắng. Chiến thắng này là chiến thắng của cả một quốc gia đoàn kết. Là chiến thắng từ các quyết sách đúng và dứt khoát của Đảng, Nhà nước và từ sự đồng lòng hưởng ứng, nỗ lực hợp tác của nhân dân ta, của đội ngũ y Bác sỹ tài tình, tận tâm, tận lực bón từng thìa cháo cho bệnh nhân, khiến họ xúc động đến rơi nước mắt .
Trải qua hơn 4 tháng chúng ta đã chứng kiến một Việt Nam kiên cường, đoàn kết với tinh thần tương thân tương ái, của ít lòng nhiều, từ mẹ già đến em nhỏ, từ tỷ phú đến những gia đình khó khăn đều chung tay góp sức. Hình ảnh những người chiến sỹ ăn cơm hộp ngủ lán rừng, bà mẹ già lặn lội từ xa đóng góp từng bó rau bát gạo, khiến cho mỗi chúng ta đều cảm thấy rưng rưng xúc động, chúng ta cảm thấy tự hào thêm yêu đất nước, yêu chế độ hơn bất cứ lúc nào .
Thật diệu kỳ biết bao nhiêu trong những ngày đất nước ta kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975- 30/4/2020 cũng là ngày Việt Nam cơ bản đã đẩy lùi được dịch bệnh, có niềm vui nào hơn thế, chúng ta hãy cùng cất cao tiếng hát để chào mừng ngày đất nước vang khúc Khải hoàn. Nhưng dù vui thế nào chúng ta cũng không được chủ quan, bài học của các nước vẫn còn đó ..!/
Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020
Tình hình lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng người Việt tại Nhật Bản
Theo Tổng Lãnh sự quán (TLSQ)
Việt Nam tại Fukuoka (Nhật Bản), trong số khoảng 40.000 người Việt Nam đang
sinh sống tại 8 tỉnh phía Tây Nam Nhật Bản, có một gia đình 5 người dương tính
với virus SARS-Cov-2. Đây là những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại khu vực
do TLSQ Việt Nam tại Fukuoka quản lý.
Những thách thức của kinh tế Việt Nam sau đại dịch
Ngày 28/4, tờ Nikkei
Asia Review của Nhật Bản đăng bài phân tích tình hình Việt Nam trong
bối cảnh chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong đó nhấn mạnh những thách
thức về khía cạnh kinh tế.
Tác động của dịch COVID-19 đối với ngành dệt may Việt Nam
Trang mạng texnet.com.cn
của Trung Quốc ngày 27/4 đưa tin nếu dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn, nhiều công ty
dệt may Việt Nam sẽ gặp khó khăn và điều này không chỉ đe dọa nền kinh tế trong
nước, mà còn ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu, bao gồm cả
những thương hiệu tham gia sâu vào chuỗi cung ứng Việt Nam, như Zara và
H&M.
Vị thế Việt Nam được khẳng định trong ASEAN nhờ thành công chống COVID-19
Trang tin Yahoo Japan
ngày 27/4 phân tích nguyên nhân Việt Nam có thành tích ấn tượng trong công tác
phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, và cho rằng cũng nhờ thành
tích này, Việt Nam đã tạo dựng được uy tín trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
Việt Nam đã ngăn chặn dịch COVID-19 như thế nào
Ngày 28/4, trang mạng Times
of India đăng bài viết “Ý chí sắt đá: Việt Nam đã ngăn chặn virút
SARS-CoV-2 như thế nào” của
nhà báo Rudroneel Ghosh, nội dung như sau:
Một quốc gia châu Á đã đạt
được thành công đáng tin cậy trong việc ngăn chặn dịch COVID-19, đó là Việt
Nam.
Khi nào Việt Nam hết dịch COVID-19?
(Theo
báo Sputnik) Việt Nam đã qua “đỉnh
dịch” COVID-19 hay chưa? Khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch? PGS.TS Trần
Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng của Bộ Y tế, cố vấn cấp cao Trung
tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng Việt Nam khó có
làn sóng thứ hai bùng phát dịch COVID-19, nhưng nếu chủ quan thì có nguy cơ vỡ
trận, dịch bệnh sẽ lại bùng phát.
Việt Nam làm gì để ngăn COVID-19 bùng phát trở lại?
Tờ Wall Street
Journal của Mỹ ngày 27/4 chú ý đến những động thái của Việt Nam trong
cuộc chiến chống COVID-19 sau khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng.
Yếu tố chính trị trong cuộc chiến chống đại dịch ở Việt Nam
Theo trang tin thediplomat.com
(Rome) vừa đăng bài viết có tiêu
đề “Chính trị nội bộ trong cuộc chiến chống dịch ở Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn
Việt Phương, nhà nghiên cứu về các vấn đề an ninh, phi hạt nhân hóa tại Hà Nội,
từng là nghiên cứu viên Trung tâm Belfer, trường Kennedy thuộc Đại học Harvard
(Mỹ),
Việt Nam là quốc gia chống COVID-19 hiệu quả nhất
Theo báo The Nation, tạp chí hàng đầu của Mỹ, vừa đăng bài cho rằng
Việt Nam có lẽ là quốc gia ứng phó với đại dịch COVID-19 hiệu quả nhất. Thành
tích này có được nhờ khả năng huy động trên quy mô lớn hệ thống y tế, công chức
cũng như các lực lượng an ninh, kết hợp với chiến dịch tuyên truyền giáo dục
người dân hiệu quả và sáng tạo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)