Trang mạng texnet.com.cn
của Trung Quốc ngày 27/4 đưa tin nếu dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn, nhiều công ty
dệt may Việt Nam sẽ gặp khó khăn và điều này không chỉ đe dọa nền kinh tế trong
nước, mà còn ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu, bao gồm cả
những thương hiệu tham gia sâu vào chuỗi cung ứng Việt Nam, như Zara và
H&M.
Theo thống kê của Bộ Công
Thương Việt Nam, đơn hàng dệt may tại Việt Nam trong tháng 4 và tháng 5/2020 sẽ
giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngay cả khi dịch bệnh trên phạm vi
toàn cầu dịu bớt vào cuối tháng 5, Vinatex vẫn sẽ mất 1.000 tỷ đồng (tương
đương khoảng 42,4 triệu USD), gấp đôi lợi nhuận ròng năm 2019 là 510 tỷ đồng.
Hiện tại, các nước châu Âu
và châu Mỹ liên tiếp phải phong tỏa thành phố, phong tỏa đất nước, vì vậy,
chuỗi vận chuyển xuất khẩu gần như bị gián đoạn và nhu cầu đã giảm mạnh. Dưới
tác động của làn sóng hủy đơn hàng, các nhà máy dệt may ở Trung Quốc và Việt
Nam đều đang phải tự cứu mình để vượt qua khủng hoảng, chờ đợi cơ hội phục hồi
sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Thông thường có 2 cách để
các doanh nghiệp này “tự cứu mình”: thứ nhất là chuyển dịch thị trường bán hàng
và thay đổi chủng loại hàng hóa được sản xuất. Ví dụ, có doanh nghiệp chuyển
sang đầu tư khai thác thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, một số nhà sản xuất chuyên
về xuất khẩu hàng may mặc bắt đầu thử nghiệm bán hàng online và chú trọng khai
thác thị trường trong nước; thứ hai là một số nhà sản xuất chuyển sang sản xuất
khẩu trang kháng khuẩn và quần áo bảo hộ,…
Tuy nhiên, do tác động về
kinh tế của dịch bệnh, khối lượng xuất khẩu cũng không đáng kể, tiêu thụ nội
địa cũng tương đối hạn chế. Lấy Trung Quốc làm ví dụ, theo Cục Thống kê Quốc
gia Trung Quốc, tổng mức tiêu thụ bán lẻ trong nước trong hai tháng đầu năm
2020 giảm 20,5% và tiêu thụ hàng may mặc, giày dép, mũ, hàng dệt kim giảm 30,9%
so với cùng kỳ năm trước.
Đối với Việt Nam, vốn có khối lượng nhu cầu
trong nước nhỏ hơn nhiều, việc tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa dệt may bị ngưng
trệ vì xuất khẩu lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, sau đại dịch COVID-19, ngành
dệt may của Việt Nam khó có thể vượt qua Trung Quốc, trở thành công xưởng của
thế giới, lý do chính là chuỗi công nghiệp của Việt Nam chưa hoàn thiện./.
Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề; nên phải chủ động các phương án thúc đẩy kinh tế phát triển
Trả lờiXóa