-
Lần thứ nhất, Lần tác động đầu tiên
đó là công cuộc kháng chiến chống Mông nguyên của nhà Trần. Nó đã chặn đứng sự
phát triển của vương triều Mông Cổ về hướng Nam. Từ đó góp phần làm Mông Cổ hay
vương triều Nguyên suy yếu dần đi.
-
Lần thứ hai, Chiến tranh Đông Dương
lần 1: 1945-1954. Việt Nam đã làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ. Từ đó tạo nên 1
cơn bão đấu tranh giải phóng thuộc địa ở các nước Á Phi.
-
Lần thứ ba, Chiến trang Đông Dương
lần 2: 1954-1975. Việt Nam trở thành tâm điểm của cả nhân loại trong thập niên
50 đến 70 của thế kỷ 20.
Khi mà trong cuộc chiến tranh này Việt Nam là
tâm điểm của 3 luồng mâu thuẫn lớn nhất của thời đại: Mâu thuẫn dân tộc. Mâu
thuẫn ý thức hệ. Mâu thuẫn giữa khối phản động thế giới với các lực lượng dân
chủ thế giới.
-
Lần thứ tư, Quá trình cải cách mở
cửa kinh tế, nhưng kiên định với con đường Xã hội chủ nghĩa. Điều này đã làm
cho các nhà học giả của ý thức hệ Tư bản chủ nghĩa đau đầu. Vì sau khi Liên Xô -
Đông Âu sụp đổ, các nhà lý luận của Tư bản chủ nghĩa đã cho rằng, Tư bản chủ
nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn đối với Xã hội chủ nghĩa. Họ cho rằng: Việt Nam
cũng sẽ sớm sụp đổ theo, vì nền kinh tế Việt Nam lúc này lệ thuộc quá lớn vào Liên
Xô, nhưng Việt Nam đã chứng minh điều ngược lại. Nhiều người hỏi tại sao lại là
Việt Nam chứ không phải Trung Quốc, giới sử học phương Tây cho rằng Trung Quốc
lúc này trên bản đồ Chính trị, Trung Quốc không tồn tại, vì những ảnh hưởng của
Thiên An Môn.
Đó
là 4 sự kiện lớn của Việt Nam làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại.
- Và hiên nay, một sự kiện đang rất nóng đó là
phòng chống đại dịch bệnh Covit-19, thế giới một lần nữa được chứng kiến và
khâm phục một Việt Nam chủ động đoàn kết, ý Đảng, lòng dân được thể hiện lên tầm
cao mới, thử hỏi ở đâu trên trái đất này có được truyền thống đó. Đây có phải
là sự kiện thứ năm hay không?
CÔNG NHÂN
Việt Nam được cả thế giới kính nể vì khống chế thành công dịch bệnh
Trả lờiXóa