Cục An ninh mạng và phòng
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với phóng
viên VOV trong bối cảnh lợi dụng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, trong
thời gian qua, nhiều đối tượng đã liên tục phát tán những thông tin xấu độc với
mục đích gây hoang mang dư luận, phá hoại nền sản xuất trong nước và nghiêm
trọng hơn là chống phá Nhà nước, chính quyền.
Trong thời gian qua, lợi dụng tình hình dịch
Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, trên không gian mạng đã xuất hiện rất
nhiều thông tin liên quan đến dịch bệnh. Trong đó bên cạnh những thông tin tích
cực còn có cả những thông tin xuyên tạc sai sự thật về tình hình dịch bệnh,
công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế, cũng như các bộ ngành gây
hoang mang trong quần chúng nhân dân. Gần đây nhất, liên quan đến bệnh nhân số
17, trên không gian mạng đã xuất hiện nhiều thông tin thất thiệt như bệnh nhân
số 17 từng tiếp xúc với rất nhiều người, tham dự sự kiện khai trương Uniqlo hay
có mặt ở nhiều quán bar trên phố Tạ Hiện. Những thông tin như thế này gây ảnh
hưởng rất lớn tới đời sống thật của mỗi cá nhân. Cụ thể, ngay từ tờ mờ sáng hôm
sau khi có tin về bệnh nhân số 17, rất nhiều người đã đổ xô đi mua sắm, tích
trữ lương thực, thực phẩm gây rối loạn xã hội. Theo con số thống kê được,
chỉ trong vòng 2 ngày, trên không gian mạng đã xuất hiện hơn 80.000 tin liên
quan đến dịch Covid-19 và bệnh nhân số 17. Trong số này có không ít thông tin
thất thiệt, trái chiều, sai sự thật khiến người dân rất khó phân biệt đâu là
thông tin thật, đâu là thông tin giả, đâu là thông tin chính xác để có thể chủ
động trong việc phòng chống dịch bệnh cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành, địa phương
trong thời gian qua nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Một thủ đoạn mà các đối tượng đã
thực hiện để phát tán những thông tin trái chiều trên mạng xã hội về dịch
Covid-19: Trong thời gian qua,
các đối tượng đã thực hiện rất nhiều thủ đoạn để phát tán những thông tin sai
sự thật về dịch Covid-19, đặc biệt liên quan đến diễn biến tình hình dịch bệnh.
Đa phần những thông tin này được các đối tượng đăng tải trên mạng xã hội, đặc
biệt là Facebook. Các đối tượng đã triệt để lợi dụng tính năng của mạng xã hội
như bình luận, chia sẻ hay livestream trên các tài khoản cá nhân hoặc trên các
hội nhóm tạo ra những bài viết, video clip có tiêu đề giật gân, gây sốc liên
quan đến những người, số lượng người nhiễm bệnh hoặc tử vong tại các địa
phương. Hơn thế nữa, các đối tượng này còn phát tán những thông tin “hướng dẫn
điều trị, chữa trị bệnh tại nhà”, tẩy chay, không tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y
tế về phòng chống dịch bệnh. Chúng tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến trên mạng
tạo ra những luồng thông tin gây áp lực với chính quyền trong nhiều vấn đề khác
nhau như “đóng cửa biên giới với Trung Quốc”, yêu cầu những doanh nghiệp, các
công ty, khu công nghiệp có yếu tố người nước ngoài thuộc các quốc gia có nhiều
người nhiễm bệnh như Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc phải đóng cửa. Điều này
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, kinh doanh. Một thủ đoạn khác cũng rất đáng chú ý là các đối tượng lợi dụng
khoảng trống thông tin khi các báo đài chính thống chưa kịp đăng tải những
thông tin mang tính chất công bố chính thức thì chúng đã lồng ghép những thông
tin sai sự thật để đăng tải trước gây hoang mang trong dư luận. Nghiêm trọng
hơn, một số tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Chính phủ Quốc gia Việt
Nam Lâm thời, VOICE… và một số đối tượng chống đối trong và ngoài nước cũng rất
tích cực phát tán những thông tin mang nội dung chống phá. Chúng còn chi hàng
nghìn USD để thực hiện các quảng cáo chính trị trên Facebook nhằm tuyên truyền,
xuyên tạc về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, công kích “Chính phủ bưng bít
thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh”.
Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Trả lờiXóa