Tính đến sáng 27/4,
tổng số ca nhiễm virus corona của Việt Nam là 270. Làm thế nào một quốc gia có
gần 100 triệu dân với diện tích lãnh thổ nhỏ, đường biên giới dài với Trung
Quốc và các mối liên hệ quốc tế sôi động, có thu nhập bình quân không phải
cao nhất và hệ thống y tế chưa phát triển cao lại có thể đạt được kết quả
này? Cả thế giới muốn biết câu trả lời.
Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết
Giáo sư Vladimir
Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh
thuộc trường Đại học Quốc gia St.Petersburg, nhận xét: “Việt Nam đã cho
thấy rõ rằng hệ thống quản lý hoạt động rất hiệu quả. Nghệ thuật quản lý
là sử dụng các nguồn lực hạn chế để giải quyết các vấn đề cụ thể. Đất nước rất
nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Các mối đe dọa chính đã được
xác định, và tất cả các nỗ lực đều nhằm phòng tránh đến mức tối đa nguy cơ xâm
nhập, lây lan dịch bệnh”.
Ngày 28/1, Việt Nam đã
thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ
đạo hoạt động này, tập hợp năng lực chuyên môn của đội ngũ bác sĩ để đưa
ra các khuyến nghị cho chính phủ. Dựa trên những khuyến nghị này, Việt Nam đã
áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đó là việc cách ly tất
cả những người mắc bệnh, cách ly cả những người tiếp xúc với người nhiễm.
Các biện pháp này nhanh chóng dẫn đến kết quả cụ thể, vì nếu xuất hiện các
triệu chứng trong quá trình kiểm dịch, người này ngay lập tức được cách ly điều
trị tại bệnh viện. Việt Nam có mức độ huy động sức dân và trình độ quản lý
rất cao. Chính phủ quản lý các quá trình, chứ không phải quá trình quản lý
chính phủ. Có thể nói, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Việt Nam đã sử
dụng hệ thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển, trong đó nhấn mạnh “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Cơ sở của hệ thống này
đã được phát triển trong các cuộc kháng chiến, tiềm năng huy động sức dân
được duy trì và được sử dụng đầy đủ trong cuộc chiến chống lại virus corona.
Không phải ngẫu nhiên khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Chống dịch như chống giặc.”
Bây giờ, hệ thống này
được hiện đại hóa, cải tiến, có sử dụng các công nghệ thông tin và
Internet. Việt Nam phát triển và sản xuất bộ kit xét nghiệm COVID-19, sử
dụng các ứng dụng để người dân khai báo y tế nhằm chủ động cho công tác phòng
dịch. Điều chính trong hệ thống này là khối đại đoàn kết toàn dân, tính kỷ
luật cao và nhận thức về mức độ nghiêm trọng của tình huống này. Chính quyền
cung cấp cho người dân vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch
COVID-19, người dân tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của chính quyền.
Trong khi đó, ở Mỹ,
những nhà truyền giáo nguyền rủa virus. Ở nhiều quốc gia, người dân coi lệnh
“cách ly xã hội” như một biện pháp hạn chế tự do, nhưng sau đó, họ đã phải
trả giá đắt. Ở một số quốc gia, ngân sách công được sử dụng không phải để
bảo vệ hiệu quả người dân mà để tổ chức những chiến dịch đáng ngờ. Kết quả
của tất cả điều này là số ca nhiễm và số ca tử vong ngày càng tăng. Trong
khi đó, Việt Nam đã tập trung mọi nỗ lực để tạo ra một hệ thống rõ ràng,
mạch lạc và minh bạch nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và phát hiện
sớm các ca nhiễm. Hệ thống này đã nhận được sự ủng hộ của người dân.
Toàn bộ người dân nhận ra sự nghiêm trọng của mối đe dọa. Chuyên gia Nga nói,
trước đây, người Việt Nam đã sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do, bây
giờ họ cho toàn thế giới thấy một tấm gương về cuộc đấu tranh vì sức khỏe của
toàn dân.
Kinh nghiệm vô giá dành
cho các nước đang phát triển
Tờ Los
Angeles Times nhận định: “Việt Nam là điểm sáng hiếm có và đáng
ngạc nhiên trong cơn đại dịch COVID-19”. Các chuyên gia Mỹ đánh giá cao
những bước đi sớm và cương quyết của Việt Nam: cấm gần như toàn bộ các chuyến
đi đến từ Trung Quốc; đóng cửa trường học vào giữa tháng 1, thời điểm khi cả
nước còn chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh nào; cách ly tập trung hàng
chục nghìn người và theo dõi các tiếp xúc của bệnh nhân nhiễm COVID-19 với
những người khác. Tờ báo cũng dẫn lời các chuyên gia từ các Trung tâm Hoa Kỳ về
tình hình kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Việt Nam, công nhận tính
xác thực của những số liệu mà chính quyền Việt Nam thông báo.
Trang Marketplace có
bài viết chi tiết chỉ ra rằng, bộ máy an ninh hùng mạnh ở Việt Nam và hệ thống
chính quyền địa phương hiệu quả đã được huy động vào việc đảm bảo cung cấp
thông tin ngay lập tức về tình hình dịch bệnh và cách ly ở mọi
nơi cần thiết. Sớm nhận thấy không thể áp dụng cách xét nghiệm đại trà như
Đức và Hàn Quốc, Việt Nam đã chọn phương thức phù hợp với ngân sách của mình để
chống đại dịch. Lựa chọn này đã dẫn đến sự thành công trong chiến lược của
chính phủ, gồm ba giai đoạn: Thứ nhất, kiểm tra nhiệt độ và xét nghiệm,
trong đó bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh và đáng tin cậy do chính người Việt Nam
tạo ra; Thứ hai: cách ly 14 ngày từ giữa tháng 2 đối với tất cả công dân
Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh vào lãnh thổ nước này; Thứ ba,
phối hợp truyền thông nhanh chóng giữa chính quyền và các công dân; qua các
phương tiện truyền thông, mạng xã hội và áp-phích để tuyên truyền tích cực về kiến
thức vệ sinh phòng chống dịch. Việt Nam cung cấp những bài học quan trọng, bởi
COVID-19 còn đang hoành hành ở các nước đang phát triển.
Bài viết nghiên
cứu kinh nghiệm thành công của Việt Nam trên tờ Kommersant của
Nga đã lưu ý quyết định chia 63 địa phương của Việt Nam thành nhiều khu vực và
xếp loại mối đe dọa COVID-19 ở mức cao, mức trung bình và thấp, từ đó có những
biện pháp tương ứng về giãn cách xã hội khá đa dạng. Việc phân loại rủi ro đã
tính đến một số yếu tố chủ chốt, như vị trí địa lý của khu vực; số lượng và mật
độ cư dân; sự hiện diện của các doanh nghiệp công nghiệp và chủ thể cơ sở hạ
tầng; nơi nhiều người nước ngoài tạm trú; khả năng của hệ thống chăm sóc sức
khỏe và tiềm lực ứng phó với đại dịch. Bài báo cũng ghi nhận yếu tố không kém phần
quan trọng dẫn đến thành công là vai trò lãnh đạo và quản lý của Đảng Cộng sản
Việt Nam, biết kêu gọi nhân dân đoàn kết và xác định tiêu chí nhận thức độc
đáo, coi cuộc chiến chống đại dịch như cuộc đối đầu với giặc ngoại xâm, để lại
một lần nữa, như từng có trong lịch sử, toàn dân tộc Việt Nam lại trụ vững và
chiến thắng.
Việt Nam đang bắt đầu
hồi phục
Tờ The Star Online
cho biết, sau 22 ngày gián đoạn do COVID-19, Honda Vietnam đã
công bố sẽ nối lại sản xuất ô tô và xe máy từ ngày 23/4. Tờ báo còn cho biết,
Chính phủ Việt Nam sẽ kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong năm 2020
và không để xảy ra tình trạng tăng giá phi mã.
Báo chí Nga thông tin,
chính quyền Việt Nam khôi phục lịch đón tiếp người nước ngoài để giải quyết vấn
đề gia hạn visa. Argumenty i fakty đưa tin, có thêm 3
doanh nghiệp Nga nhận được giấy phép xuất khẩu thịt lợn sang Việt Nam
và tổng số các doanh nghiệp được xuất khẩu thịt lợn sang Việt Nam hiện đã tăng
lên 9 doanh nghiệp./.
Hoa
Chanh
Việt Nam thành công nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh
Trả lờiXóa