Ngày 28/4, trang mạng Times
of India đăng bài viết “Ý chí sắt đá: Việt Nam đã ngăn chặn virút
SARS-CoV-2 như thế nào” của
nhà báo Rudroneel Ghosh, nội dung như sau:
Một quốc gia châu Á đã đạt
được thành công đáng tin cậy trong việc ngăn chặn dịch COVID-19, đó là Việt
Nam.
Tính đến ngày 29/4, Việt Nam ghi nhận 270 trường hợp nhiễm bệnh (13 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng) và đặc biệt không có người tử vong. Làm thế nào mà quốc gia 96 triệu dân có biên giới chung với Trung Quốc có thể đạt được điều này? Dường như Việt Nam đã dồn toàn sức lực để ngăn chặn dịch bệnh. Họ đã nhanh chóng nhận ra sự nguy hiểm và chuẩn bị đối phó với dịch bệnh ngay từ tháng 1/2020 - rất lâu trước khi xuất hiện mối lo ngại về căn bệnh này lan ra bên ngoài Trung Quốc.
Tính đến ngày 29/4, Việt Nam ghi nhận 270 trường hợp nhiễm bệnh (13 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng) và đặc biệt không có người tử vong. Làm thế nào mà quốc gia 96 triệu dân có biên giới chung với Trung Quốc có thể đạt được điều này? Dường như Việt Nam đã dồn toàn sức lực để ngăn chặn dịch bệnh. Họ đã nhanh chóng nhận ra sự nguy hiểm và chuẩn bị đối phó với dịch bệnh ngay từ tháng 1/2020 - rất lâu trước khi xuất hiện mối lo ngại về căn bệnh này lan ra bên ngoài Trung Quốc.
Việt Nam đã tiếp cận
COVID-19 như một cuộc chiến với tuyên bố chống dịch như chống giặc. Việt Nam
huy động tất cả nguồn lực của đất nước, bao gồm cả quân đội và bắt đầu kiểm
dịch nghiêm ngặt cũng như truy tìm những người tiếp xúc ngay từ khi số người
nhiễm còn rất thấp. Đến nay, Việt Nam đã cách ly hơn 100.000 người trong các
doanh trại quân đội, khách sạn và nhà ở. Trong khi đó, việc truy tìm người tiếp
xúc được tiến hành rất kỹ lưỡng. Khi các quốc gia khác chủ yếu tìm kiếm những
người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19, Việt Nam đã theo dõi và kiểm
tra cả những người F4 và tất cả họ được đặt dưới các biện pháp kiểm dịch bắt
buộc.
Những biện pháp này được hỗ
trợ bởi thông tin rõ ràng và công khai từ chính phủ. Các hình phạt nghiêm khắc
đã được áp dụng đối với việc không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, truyền bá
tin tức giả và thông tin sai lệch về dịch bệnh. Thêm vào đó, Việt Nam cũng dừng
các chuyến bay từ các khu vực bị dịch bệnh và các nỗ lực của Việt Nam đã được
đền đáp. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc chống dịch SARS năm 2003 cũng rất
hữu ích.
Tuy nhiên, chìa khóa thành
công của Việt Nam là huy động lòng yêu nước của nhân dân để chiến đấu với dịch
bệnh. Là một quốc gia trong quá khứ đã đánh bại hai đế quốc hùng mạnh, chính
phủ Việt Nam có thể tin tưởng vào người dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại
dịch bệnh này. Đúng vậy, các biện pháp chống vi rút SARS-CoV-2 của Việt Nam là
rất mạnh mẽ, nhân dân hợp tác tích cực với chính quyền vì mục đích lớn lao. Đến
nay, Việt Nam đang nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại để khởi động lại nền
kinh tế trong khi vẫn kiểm soát COVID-19 ở quy mô lớn. Tuy nhiên, điều này
không có nghĩa là Hà Nội tự mãn. Việc không để bệnh nhân nào tử vong thực sự ấn
tượng.
Thành thật mà nói, hầu hết
các quốc gia sẽ không thể làm được những gì mà Việt Nam đã làm. Việt Nam có các
điều kiện chính trị, xã hội và lịch sử cụ thể cho phép huy động và thực hiện
các biện pháp chuyên sâu. Thành công của Việt Nam tạo hy vọng rằng COVID-19 có
thể bị khống chế và đánh bại. COVID-19 không phải là không thể vượt qua. Tuy
nhiên, cách tiếp cận và lựa chọn của mỗi nước sẽ quyết định cách mà họ phải đối
phó với chúng. Việt Nam có những cơ sở chính trị - xã hội để rút ngắn thời gian
đó./.
HOA CHANH
Việt Nam đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để dẹp dịch bệnh
Trả lờiXóa