Việt Nam
là quốc gia độc lập, có đường lối ngoại giao độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ
quốc gia nào khác, ngoại giao của Việt Nam luôn lấy độc lập dân tộc, lợi ích
dân tộc là cái bất biến, để dĩ vạn biến, linh hoạt, quyết đoán.
Gần đây, Trung Quốc thông báo thành lập cái gọi là
“quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo
Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa. Ngày 19/4 Người Phát ngôn Bộ Ngoại
giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, phát biểu: "Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ
khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định
chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của
Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và
các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam,
không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa
các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. Việt
Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định
sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự
trong tương lai".
Bộ Ngoại
giao Mỹ đã có các tuyên bố về các hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển
Đông, trong đó phía Mỹ nhắc đến hai trường hợp, một là trường hợp tàu Trung
Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, hai là trường hợp Trung Quốc đặt trạm nghiên cứu
trái phép tại Hoàng Sa. Một số người đã đưa ra quan điểm rằng: “Kẻ thù của kẻ
thù là bạn”, ở đây, trong góc nhìn của một số người Việt, Mỹ coi Trung Quốc là
kẻ thù và ngược lại, nếu theo lý thuyết trên, Mỹ hoàn toàn có thể là một người
bạn của Việt Nam trong cuộc chiến đấu đòi lại chủ quyền lãnh thổ. Thực tế, phía
Mỹ đưa ra tuyên bố như vậy, không hề khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
là của Việt Nam, phía Mỹ đã lồng ghép khéo léo yếu tố “gây bất lợi cho các nước
Đông Nam Á”, có mục đích ngầm khẳng định rằng đây là vùng biển “tranh chấp quốc
tế”, tuyên bố như vậy tức là đã phủ quyết chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại
hai quần đảo này.
Chúng ta,
cần phải hiểu biết sâu sắc rằng, chỉ có bằng thực lực của chính chúng ta, đấu
tranh trên mọi lĩnh vực, nhất là đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự ủng hộ
của các nước trên thế giới, linh hoạt, không phụ thuộc vào bất kỳ nước lớn nào,
đó là quan điểm giữ vững mục tiêu chủ quyền của chúng ta ở biển đông.
Nội dung bài viết rất hữu ích, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa