Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

Phòng, chống sự phai nhạt lý tưởng cách mạng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

 Một cách chung nhất, có thể nói, lý tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng đến, muốn vươn tới và do vậy mà con người sẽ ra sức phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thậm chí hy sinh quên mình để quyết tâm đạt cho bằng được. Là cán bộ, đảng viên thì không thể không có lý tưởng cách mạng, vì đây là tiêu chí hàng đầu để khẳng định phẩm giá, tư cách chân chính của người cộng sản.

Ngọn đuốc soi đường cho cán bộ, đảng viên đi đúng hướng

Trong cuộc sống của mỗi con người có thể có các loại lý tưởng khác nhau. Có lý tưởng sống được con người nuôi dưỡng suốt cả cuộc đời; cũng có lý tưởng thuộc về một mặt nhất định nào đó, chẳng hạn như lý tưởng chính trị, lý tưởng học vấn, lý tưởng nghề nghiệp, lý tưởng đạo đức, v.v.. Dù là loại nào thì lý tưởng cũng đều đóng vai trò định hướng, có tác dụng điều chỉnh hoạt động và đặc biệt là có sức mạnh kích thích con người hành động. Con người sống trong xã hội mà nếu không có lý tưởng thì thật là vô vị, là “sống hoài, sống phí”.

Sống trong một chế độ xã hội nhất định nào đó thì lý tưởng cách mạng của con người thuộc vào loại lý tưởng chính trị. Bởi vậy, lý tưởng cách mạng không phải là cái gì đó quá viển vông, xa vời hoặc quá trừu tượng mà con người không bao giờ có thể đạt tới. Lý tưởng chính trị của người cách mạng trong thời kỳ mà giai cấp tư sản vừa lúc mới manh nha, còn non trẻ là lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến già cỗi, bảo thủ, cản trở sự phát triển để thiết lập chế độ chính trị tư sản, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản đang lên. Lý tưởng cách mạng của những người công nhân giác ngộ sống trong xã hội tư bản đầy rẫy bất công là lật đổ, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, mong ước xây dựng một xã hội tự do, công bằng, nhân văn, bình đẳng.

Lý tưởng cách mạng chung của những người yêu nước chân chính ở các nước đã từng là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân không có gì khác hơn là đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước và dân tộc mình.

Phòng, chống sự phai nhạt lý tưởng cách mạng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên
Ảnh minh họa. Nguồn: thanhnien 

Dưới ách thống trị gần 100 năm của chủ nghĩa thực dân, những người yêu nước và các đảng viên cộng sản Việt Nam đã không sợ gông cùm, không chịu khuất phục trước sự tra tấn, đàn áp vô cùng dã man và bắn giết không cần xét xử của những kẻ xâm lược. Họ nung nấu lý tưởng giải phóng Tổ quốc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành lại tự do thật sự cho dân tộc, độc lập hoàn toàn cho đất nước, tiến tới xây dựng một xã hội mà con người được sống trong tự do, công bằng, bình đẳng, không còn tình trạng người áp bức, bóc lột người. Đó cũng chính là lý tưởng cách mạng xuyên suốt của Đảng và của các đảng viên chân chính tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong tất cả các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính lý tưởng cách mạng “không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã thúc đẩy mọi cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, vượt qua mọi hiểm nguy, dấn thân, xông pha vào những nơi khó khăn nhất, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Nhờ vậy mà cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thành công, hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã thắng lợi trọn vẹn, giang sơn bị chia cắt nhiều năm đã được thu về một mối.

Tiếp nối truyền thống cách mạng của cha ông thuở trước, giờ đây, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng nhận thức rõ lý tưởng như Bác Hồ từng khẳng định, đó là: “Mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc”; “phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân”; “không có gì quý hơn độc lập, tự do”; “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Những người theo lý tưởng cách mạng của Đảng cũng ra sức thực hiện Cương lĩnh năm 2011: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới (1).

Nhờ sự đoàn kết nhất trí, sự đồng lòng ra sức phấn đấu, lao động kiên cường của cả dân tộc, trong đó có các cán bộ, đảng viên, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(2). Để hiện thực hóa được lý tưởng xây dựng một xã hội dân chủ, tự do, công bằng, nhân văn, dân giàu, nước mạnh, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải đề cao tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân vô điều kiện; phải vì lợi ích của nhân dân mà ra sức phấn đấu; đồng thời phải biết kết hợp hài hòa lợi ích của bản thân với lợi ích của đất nước và của nhân dân.

Cảnh báo sự sa sút lý tưởng cách mạng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

Tiếc rằng trong thời gian vừa qua, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rất đáng quan ngại. Biểu hiện đầu tiên trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng chỉ ra là một bộ phận cán bộ, đảng viên: “Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Trong lĩnh vực tư tưởng chính trị, đã có không ít cán bộ, đảng viên, thậm chí có một số ít cán bộ giảng dạy lý luận chính trị nhưng bản thân, ở các mức độ khác nhau, không còn tin vào những quan điểm cơ bản, những chân lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tuyên truyền những điều không phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng, bất chấp những thành tựu to lớn, rất đáng tự hào mà đất nước đã đạt được trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay và được thế giới đánh giá cao. Cần lưu ý rằng, sự phủ nhận ngấm ngầm, không bộc lộ ra mặt của họ một khi có cơ hội sẽ bùng phát cũng đáng ngại và nguy hại không kém. Tấm gương tày đình về sự thờ ơ, phai nhạt, phản bội lý tưởng cách mạng đã từng xảy ra trong Đảng Cộng sản Liên Xô có hàng chục triệu đảng viên, trong lực lượng vũ trang của Liên Xô một thời rất hùng mạnh và ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây là bài học đắt giá mà chúng ta không thể lơ là, chủ quan, mất cảnh giác hay coi thường.

Báo động về sự suy thoái đạo đức, lối sống, nhất là về sự suy thoái lý tưởng cách mạng của một bộ phận cán bộ, kể cả một số cán bộ cấp cao, trong thời gian vừa qua hết sức đáng ngại. Chủ nghĩa cá nhân, động cơ kiếm tiền, bao che để trục lợi, lợi dụng khe hở của công tác quản lý và luật pháp để thu vén, làm giàu cho bản thân và gia đình đều là những nguyên nhân trực tiếp khiến người có chức, có quyền, có địa vị cao trong xã hội trở thành tội phạm. Nhưng nguyên nhân chủ yếu mang tính quyết định, dẫn họ đến sự thoái hóa đó chính là sự tu dưỡng của bản thân quá kém, đặc biệt là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, điều mà họ đã từng tuyên thệ trung thành suốt đời trước cờ Đảng khi họ được kết nạp vào Đảng.

Rõ ràng là sự lao dốc của những cán bộ đã từng trải ấy trên các cương vị công tác họ được đảm nhận, suy đến cùng là do lối sống buông thả, do sự tham lam quyền lực vô độ, muốn có thật nhiều tiền, muốn làm giàu thật nhanh mà không nghĩ đến hậu quả. Chính họ đã không đủ can đảm để chống lại những "bả" vinh hoa, phú quý không chính đáng. Sự lao dốc không phanh ấy, một lúc nào đấy thuận lợi, rất có thể sẽ dẫn đến chỗ góp phần bán rẻ cả đồng chí, đồng đội, phản bội lại Tổ quốc và quay lưng lại với nhân dân.

Bài học rút ra từ những vụ tiêu cực từ nhỏ đến lớn, nhất là nhiều vụ án kinh tế nghiêm trọng trong thời gian vừa qua, còn là do chúng ta thiếu một đạo luật đủ sức ngăn chặn sự lợi dụng và sự tham nhũng quyền lực ở nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội khi chúng ta chấp nhận nền kinh tế thị trường, nơi mà đồng tiền có sức mạnh thống trị và quan hệ "tiền trao cháo múc" chi phối; nơi mà mọi thứ đều có thể đem ra trao đổi, mặc cả, mua bán. Karl Marx đã từng cảnh báo rằng, “tiền là sự xuyên tạc một cách phổ biến những cá tính mà tiền biến thành những cái đối lập với chúng... Sau đó, tiền biểu hiện với tính cách là lực lượng có tác dụng xuyên tạc... Tiền biến trung thành phản, yêu thành ghét, ghét thành yêu, đức hạnh thành thói xấu, thói xấu thành đức hạnh, tớ thành chủ, chủ thành tớ, ngu thành khôn, khôn thành ngu”(3).

Trọn đời trung thành với Đảng, tận hiếu với dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc

Điều quan trọng hàng đầu cần phải làm để phòng ngừa, chống lại sự phai nhạt lý tưởng cách mạng là quán triệt sâu sắc cho mỗi cán bộ, đảng viên về lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân. Chỉ có sự tự ý thức và sự tự giác thấm nhuần lý tưởng ấy trong mọi tình huống thì mỗi cán bộ, đảng viên mới có thể làm tròn trọng trách của mình trước Đảng, trước nhân dân. Đó là giải pháp quan trọng hàng đầu bên cạnh việc các tổ chức đảng phải thường xuyên, liên tục giáo dục tư tưởng, đạo đức và phong cách cho mỗi cán bộ, đảng viên theo tấm gương Hồ Chí Minh.

Sự kết hợp giữa việc thường xuyên giáo dục chính trị, đạo đức với thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, nhất là nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ Đảng và nhiệm vụ đảng viên, là cơ sở quan trọng giúp đề phòng và từng bước khắc phục được sự suy thoái về chính trị và đạo đức, từ đó đề phòng một cách hiệu quả sự suy thoái lý tưởng cách mạng, để Đảng và mỗi đảng viên được nhân dân luôn yêu mến, kính trọng và tin tưởng.

Chúng ta không ai được quên điều căn dặn ngày 7-6-1968 của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng, “ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”; rằng “một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(4).

Phòng và chống chủ nghĩa cá nhân thật tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng, chống sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là trong việc phòng, chống sự suy thoái lý tưởng cách mạng ở mỗi cán bộ, đảng viên. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng, khó lường như hiện nay và trước yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải coi việc thấm nhuần và thực hành đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, một lòng tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, tận tụy phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân chính là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa sự suy thoái, nhạt phai lý tưởng cách mạng, qua đó giữ vững vị thế, vai trò là lực lượng tiên phong, nòng cốt, dẫn dắt và lãnh đạo nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.  

(1) Nguyễn Phú Trọng, "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, H.2022, tr24

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, H.2021, tập 1, tr25

(3) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, H.2000, tập 42, tr215

(4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, H.2011, tập 15, tr672

Sự thật về cái gọi là khoảng trống quyền lực trong Cách mạng Tháng Tám

 

Sự thật về cái gọi là khoảng trống quyền lực trong Cách mạng Tháng Tám

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc, Nhật đầu hàng quân đồng minh; trong nước, thực dân Pháp bị Nhật đảo chính, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim cũng không còn sức chống đỡ. Vì thế, khi Cách mạng Tháng Tám thành công, có quan điểm cho rằng, lúc bấy giờ ở Việt Nam có “khoảng trống quyền lực” nên Việt Minh mới dễ dàng giành được chính quyền cách mạng.

Sự thực của quan điểm này là gì? Ở Việt Nam lúc bấy giờ có cái gọi là “khoảng trống quyền lực” hay không?

Nhiều công trình nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước đều có chung nhận định, trong thời gian từ 14-19/8/1945, không hề tồn tại một “khoảng trống quyền lực” nào ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy, sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945, phát xít Nhật đã nhanh chóng thiết lập quyền thống trị, kiểm soát trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật dựng lên đến ngày 17/8 vẫn còn nắm quyền và cho người mặc cả với Việt Minh để chia sẻ quyền lực.

Cũng có quan điểm cho rằng, Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam thành công là do Nhật đã đầu hàng đồng minh nên Việt Minh không gặp phải sự kháng cự nào. Đó là quan điểm không đúng thực tế và không có cơ sở khoa học. Bởi cho tới khi Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh vào ngày 14/8, các lực lượng quân đội Nhật vẫn chưa nhận được lệnh đầu hàng. Đạo quân phương Nam của Nhật tại Đông Dương vẫn còn nguyên vẹn vũ khí. Mãi đến ngày 21/8, Tập đoàn quân số 38 của Nhật với hơn 1 vạn quân đóng giữ quanh Hà Nội mới chính thức nhận được lệnh ngừng bắn.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Quang Hiển, Giảng viên Cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, lúc bấy giờ quân Nhật tuy có hoang mang do đã bại trận, Chính phủ Nhật đã đầu hàng đồng minh nhưng quân Nhật ở Đông Dương vẫn còn rất đông, rất mạnh và cũng không phải dễ dàng gì mà họ bàn giao chính quyền cho Việt Minh.

“Đến ngày 2/9/1945 quân Nhật vẫn chiếm đóng Đài Phát thanh. Chúng ta muốn dùng đài phát thanh để phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình là rất khó khăn. Hay là chiếm đóng cầu Long Biên và ở nhiều nơi, lực lượng thân Nhật chống lại cuộc khởi nghĩa của nhân dân”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Quang Hiển thông tin.

Mặt khác, ở Việt Nam lúc đó, ngoài Mặt trận Việt Minh còn có giáo phái Cao Đài, Việt Nam phục quốc đồng minh hội, Việt Nam quốc dân đảng và rất nhiều lực lượng khác. Thế nhưng, có một sự thực là ngoài mặt trận Việt Minh, tất cả các tổ chức nói trên đều không thể tập hợp được lực lượng, không thể giành được chính quyền.

Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam và Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Sự, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị đều cho rằng, chính thực lực bên trong và quá trình chuẩn bị lâu dài của Đảng ta mới là nhân tố quyết định thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

 

Vận dụng sáng tạo bài học của Cách mạng Tháng Tám trong phát triển Thủ đô

 

Vận dụng sáng tạo bài học của Cách mạng Tháng Tám trong phát triển Thủ đô

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công không chỉ đi vào lịch sử dân tộc mà cả lịch sử thế giới. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình, mưu lược của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự ủng hộ của nhân dân, chúng ta đã giành chính quyền mà tránh được xung đột vũ trang, tránh đổ máu. Những bài học kinh nghiệm quý giá từ cuộc cách mạng cách đây 77 năm vẫn còn nguyên giá trị với công cuộc xây dựng đất nước nói chung, Thủ đô nói riêng.

 

Thu hút nhân tài, đoàn kết lãnh đạo quần chúng giành chính quyền

Cách mạng Tháng Tám 1945 tại Hà Nội diễn ra nhanh gọn khi tận dụng được các điều kiện thuận lợi của tình hình thế giới và giải pháp khôn khéo, tránh xung đột vũ trang với quân đội Nhật Bản. Sau nhiều cuộc biểu dương lực lượng trong hòa bình, sáng 19-8-1945, cả Thủ đô tràn ngập khí thế cách mạng, đồng bào tập trung kéo đến quảng trường Nhà hát Lớn dự cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn. Chính quyền về tay nhân dân trong hòa bình. Đây được đánh giá là một cuộc cách mạng hết sức thành công nếu nhìn lại lịch sử thế giới với rất nhiều cuộc cách mạng tại thủ đô nhiều quốc gia diễn ra ác liệt với thiệt hại lớn.

Thành công đó có được nhờ nhãn quan chính trị vô cùng sắc bén, nhạy cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đã dày công tìm kiếm, đào tạo những người tài thành các nhà lãnh đạo Đảng, lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Có thể kể ra những học trò tiêu biểu của Người, có vai trò vô cùng quan trọng trong dẫn dắt cách mạng Việt Nam vượt qua vô vàn khó khăn từ ngày thành lập tới khi giành được chính quyền vào năm 1945 như đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập...

Đặc biệt, trong giai đoạn chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám, với con mắt tinh tường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện, trọng dụng thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp, người sau này được thế giới bình chọn là 100 vị tướng xuất sắc nhất mọi thời đại. Với sự chỉ huy trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, ra đời, lập nhiều chiến công, khẳng định sự lớn mạnh của cách mạng Việt Nam, trở thành đối trọng quan trọng với các thế lực có ý định xâu xé, cướp nước ta.

Giành được chính quyền, với quan điểm “kiến quốc cần có nhân tài”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách mạng non trẻ đã thu phục và trọng dụng rất nhiều người có tài, có đức tham gia vào sự nghiệp kiến quốc và bảo vệ đất nước. Đó là cụ Huỳnh Thúc Kháng là một trí thức ngoài Đảng được tin tưởng giao Quyền Chủ tịch nước khi lãnh tụ Hồ Chí Minh sang Pháp. Đó là cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Phạm Khắc Hòe, cụ Phan Kế Toại, “vua Mèo” Vương Chí Sình, Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, bác sĩ Trần Duy Hưng, Trần Đại Nghĩa... Đó còn là sự ủng hộ vô điều kiện của các doanh nhân yêu nước như Trịnh Văn Bô, Bạch Thái Bưởi... trong giai đoạn cam go của cách mạng.

Phát triển Hà Nội ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực

Phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng, trong suốt các giai đoạn cách mạng kể từ khi giành chính quyền, lập nước từ năm 1945, Hà Nội đã luôn thể hiện rõ vai trò, vị trí tiên phong, gương mẫu trên nhiều lĩnh vực, là “trái tim hồng” của cả nước.

Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 - 2020, khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kinh tế duy trì tăng trưởng khá, đạt bình quân 6,83%/năm; GRDP/người năm 2020 đạt 5.325 USD, gấp 2,3 lần năm 2010.

Tuy nhiên, nhiều tiềm năng, lợi thế của Thủ đô vẫn chưa được đánh giá, khai thác, phát huy đầy đủ. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững. Hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng, phát triển đô thị, trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường còn hạn chế; phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị chưa toàn diện, thiếu đồng bộ; nhiều dự án lớn chậm được triển khai, gây lãng phí nguồn lực...

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là công tác quán triệt, thể chế hóa, triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị hiệu quả chưa cao. Nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và trách nhiệm của Thủ đô chưa sâu sắc, thiếu toàn diện. Năng lực, phương thức lãnh đạo, sức chiến đấu, tư duy, tầm nhìn chiến lược, ý chí và khát vọng phát triển của một số cấp ủy, tổ chức Đảng còn hạn chế; năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa ngang tầm nhiệm vụ...

Để tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô, ngày 5-5-2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những mục tiêu, giải pháp hết sức cụ thể. Theo đó, đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD. Đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Có thể thấy, đó là những nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng đầy tự hào, thể hiện trách nhiệm “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”. Đặt trong bối cảnh hiện tại, khi tình hình chính trị, kinh tế thế giới phức tạp, dịch bệnh, thiên tai diễn biến khó lường, bản thân Hà Nội cũng có những vấn đề nội tại, việc thực hiện mục tiêu đề ra càng khó khăn hơn.

Tuy nhiên, trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Hà Nội đã từng đứng trước những tình thế cam go, khó khăn hơn nhiều, thậm chí là “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng với sự ứng biến linh hoạt, khả năng trọng dụng nhân tài, hiệu triệu quần chúng, mọi khó khăn đã được vượt qua và Thủ đô đã giành được những thành tựu nổi bật. Và, càng trong hoàn cảnh khó khăn đó, bài học về phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài, đoàn kết, hiệu triệu nhân dân càng có ý nghĩa nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, thế mạnh của thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố Anh hùng, Vì hòa bình; tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội. Dẫu còn đó những “lời ra, tiếng vào”, nhưng lượng người đổ về Thủ đô sinh sống, làm việc cũng như du khách nước ngoài đến Hà Nội vẫn tăng, cho thấy thành phố này vẫn là nơi đáng sống, đáng đặt niềm tin, “đất lành chim đậu”.

Để đoàn kết, phát huy lợi thế “địa linh, nhân kiệt”, việc tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có năng lực, trình độ cao, chuyên nghiệp, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý chí vươn lên, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển Thủ đô là hết sức cần thiết. Đồng thời, Thủ đô có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế; thực hiện tốt cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, vì lợi ích chung theo quy định. Khi có được đội ngũ cán bộ tốt, niềm tin của người dân được củng cố, đắp bồi, không có nhiệm vụ cách mạng khó khăn nào là không thể thực hiện.

 

Sáu bài học, 5 giải pháp kiên quyết chống giặc nội xâm;

 Từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian

qua, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý, có giá trị cả về mặt lý luận và

thực tiễn.


(1) Trước hết, cần phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan

trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết

tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo,

tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung

ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; Ban Nội chính Trung

ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Phải biến quyết tâm chính trị thành

hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước

hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng,

Nhà nước, của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong

phòng, chống tham nhũng. Tham nhũng thường diễn ra trong nội bộ, do người có

chức, có quyền thực hiện. Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh ngay

trong chính bản thân mỗi con người, trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa

phương mình; liên quan đến lợi ích, chức vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức, cá

nhân. Vì vậy, phải có thái độ thật kiên quyết, không khoan nhượng và hành động

thật quyết liệt, cụ thể, hiệu quả. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những

yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương

mình. Người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện,

thường xuyên tự soi, tự sửa; đồng thời phải tăng cường giám sát, kiểm soát có

hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Mọi quyền lực


đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc

bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao

trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều

phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. Nói phải "nhốt" quyền lực vào

trong "lồng" cơ chế là với ý nghĩa như vậy.

2) Phòng, chống tham nhũng là "chống giặc nội xâm", tức là chống những thói hư,

tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của

công dưới nhiều hình thức; tiền tài, của cải, vật chất,... do người khác "biếu xén",

"cho, tặng", hối lộ,... với động cơ không trong sáng. Nó thường diễn ra đối với

những người có chức, có quyền. Vì vậy, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng

cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên

quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, "không nghỉ", "không ngừng" ở tất cả các cấp, các

ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức,

hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và

có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt

chẽ để "không thể tham nhũng"; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để

"không dám tham nhũng"; và một cơ chế bảo đảm để "không cần tham nhũng". 

Tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực, là một trong những nguy cơ

đe doạ sự tồn vong của chế độ. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có,

không thể xoá ngay tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn. Do vậy, trong

đấu tranh phòng, chống tham nhũng không thể chủ quan, nóng vội, thoả mãn;

không được né tránh, cầm chừng; trái lại, phải rất kiên trì, không "ngừng", không

"nghỉ"; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo

dục, quản lý, ngăn ngừa, răn đe, không để xảy ra tham nhũng, vừa phải cảnh

giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử

xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng để kích động, chia rẽ, chống

phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

3) Phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý

kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các hành vi tham nhũng; trong đó, phòng ngừa là

chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là đột phá, quan trọng. Để chủ động, tích

cực phòng ngừa, cần phải tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về

kinh tế - xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh xây dựng

Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.


Trong phát hiện, xử lý, phải quán triệt nguyên tắc: Có vụ việc thì phải xác minh

làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; xử lý cả hành vi tham

nhũng và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng; can thiệp, cản trở việc

chống tham nhũng. Có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết luận có

tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật; vụ việc chưa đến mức xử

lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng, Nhà nước, đoàn

thể. Phải tiến hành đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước,

đoàn thể và xử lý hình sự. Kỷ luật của Đảng thực hiện trước, tạo tiền đề để xử lý

kỷ luật hành chính của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự. Việc xử lý phải

lấy giáo dục, răn đe, phòng ngừa làm chính, kết hợp giữa trừng trị với khoan

hồng; đồng thời bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám đổi

mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung.

4) Phải gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với việc thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí; gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây

dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự

chuyển hoá" trong nội bộ; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị

và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Phát huy mạnh mẽ vai

trò, trách nhiệm của cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ

chức thành viên; của nhân dân, cơ quan truyền thông và báo chí, doanh nghiệp,

doanh nhân trong phòng, chống tham nhũng. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm

của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dân là gốc"; dựa vào dân, lắng nghe dân, lắng nghe

dư luận để chọn lọc, tiếp thu cái đúng, nhưng không đơn giản "theo đuôi", chạy

theo dư luận. Triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng ra

khu vực ngoài Nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham

nhũng.

5) Kiểm soát cho được việc thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo,

chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;

phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của

các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo phải thực sự là

trung tâm chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động, là chỗ dựa vững chắc để các cơ

quan chức năng phòng, chống tham nhũng thực thi nhiệm vụ được giao. Đội ngũ

cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng phải có bản lĩnh vững vàng, có


dũng khí đấu tranh; phải trung thực, liêm chính, "chí công vô tư", thực sự

là "thanh bảo kiếm" sắc bén của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng,

chống tham nhũng. Kiểm soát quyền lực và thực hành liêm chính trước hết phải

được tiến hành có hiệu quả trong các cơ quan này, phải chống tham nhũng ngay

trong các cơ quan làm công tác phòng, chống tham nhũng.

6) Các giải pháp phòng, chống tham nhũng phải phù hợp với bối cảnh yêu cầu

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và

truyền thống văn hoá của Dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước

ngoài. Đồng thời, phải xây dựng được văn hoá công vụ của mỗi ngành, cơ quan,

đơn vị. Văn hoá công vụ sẽ bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch,

hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ. Trong từng giai đoạn khác nhau, phải xác định

những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính đột phá, phù hợp với tình

hình của đất nước, của địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có

hiệu quả.

Trong thời gian tới, với mục tiêu tổng quát là "Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng

lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối

với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa…; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ

quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước

ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa"; Đại hội XIII

của Đảng đã khẳng định và bổ sung một số định hướng lớn cho công tác phòng,

chống tham nhũng thời gian tới là: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy

lùi tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ

hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý

nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng,

tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, tiêu cực;

không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ

thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư

tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.

Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự tự

giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và

nhân dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là sự gương mẫu,


quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên

trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết; xây dựng văn hoá tiết kiệm, không

tham nhũng, lãng phí, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà

nước về kinh tế - xã hội; về kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu

cực; trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan,

tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây

dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, trước hết trong cán bộ, đảng viên,

công chức, viên chức.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố,

xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng,

tiêu cực; kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng; kịp thời xử lý, thay thế những

cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho

người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, bảo đảm

thật sự liêm chính, trong sạch; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ

quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng và các cơ quan tham mưu

cho cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Từng bước mở rộng phạm vi phòng,

chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước; mở rộng và nâng cao hiệu quả

hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Phát huy vai trò, trách nhiệm của

các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị

- xã hội, nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh phòng,

chống tham nhũng, tiêu cực; ...

Quán triệt mục tiêu và những định hướng lớn nêu trên, trong những năm tới,

chúng ta, trước hết là Ban Chỉ đạo Trung ương, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các

cơ quan nội chính Trung ương cũng như địa phương, cần tiếp tục phát huy

mạnh hơn nữa, tốt hơn nữa những kết quả, thành tích to lớn và những bài học

kinh nghiệm quý báu của 10 năm qua; nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa trên con

đường đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong giai

đoạn phát triển mới.


Một là, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục,

tuyên truyền, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán

bộ, đảng viên và nhân dân.

Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng,

quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời khắc

phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham

nhũng, tiêu cực".

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh

điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ

án tham nhũng; ngăn chặn có hiệu quả tệ "tham nhũng vặt"; nâng cao hiệu quả

thu hồi tài sản tham nhũng.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh

bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải

cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy

tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Năm là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động

của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước

hết là các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các cơ quan nội chính từ Trung ương đến địa

phương.

Xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng chính là nâng cao đạo đức cách mạng

 Đạo đức là "cái gốc" của người cách mạng

Trong tác phẩm "Đường Kách mệnh" viết năm 1927, tác phẩm "Sửa đổi lối làm

việc" viết năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến đạo đức cách mạng,

đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, năm 1958, Người viết tác phẩm

"Đạo đức cách mạng" và đã trình bày một cách toàn diện về nguồn gốc, vai trò,

nội dung, giá trị của đạo đức cách mạng và nêu đầy đủ các chuẩn mực đạo đức

của người cán bộ, đảng viên. Trong Diễn văn kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng

ngày 3/2/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Đảng ta là đạo đức, là văn

minh".

Bài báo cuối cùng mà Người viết đăng trên Báo Nhân Dân đúng dịp kỷ niệm 39

năm ngày thành lập Đảng, ngày 3/2/1969 cũng đề cập đến vấn đề đạo đức cách

mạng: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Và trong Di

chúc thiêng liêng để lại, Người căn dặn: "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi

đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần

kiệm liêm chính, chí công vô tư".

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức

cách mạng cho mọi người Việt Nam, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên

của Đảng. Người đã khuyên những người cộng sản hãy biết làm người-làm

người tử tế thì mới biết làm cán bộ cách mạng được.


Giáo dục đạo đức cách mạng, xây dựng văn hóa liêm chính là nhằm tạo dựng

nền tảng vững chắc về phẩm chất cho cán bộ, đảng viên; từ đó góp phần tăng

cường bản lĩnh chính trị, làm cho quyền lực chính trị thấm đẫm tính nhân văn,

không bị suy thoái, chệch hướng, nhất là trong điều kiện hiện nay.

Giáo dục đạo đức cách mạng còn là sự bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hình thành

niềm tin cách mạng; tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên rèn luyện, tu dưỡng đạo

đức, lối sống. Nếu đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên bị suy thoái, xuống

cấp thì rất dễ dao động, mất niềm tin, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt

của Đảng dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, không liêm chính.

Suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là nguy cơ trực tiếp đe doạ sự tồn vong của Đảng

và chế độ

Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, không có nhiệm kỳ nào mà Ban Chấp hành

Trung ương, Bộ Chính trị lại không ban hành nghị quyết về công tác xây dựng

Đảng; về đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Mặc dù vậy, tình trạng suy thoái về đạo đức,

lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ

phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp, nghiêm trọng hơn; tham nhũng, lãng phí,

tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ cao trong

bộ máy nhà nước.

Những hạn chế, khuyết điểm đó làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, làm tổn

thương đến tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Trong

khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn

biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn

lường, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.

TIN LIÊN QUAN



Xây dựng văn hóa liêm chính để ‘không dám và không thể

tham nhũng’



Khai trừ ra khỏi Đảng Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh


Có thể nhận diện một số biểu hiện cơ bản như: Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ,

thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập

thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình. Vi phạm

nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân

chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc

đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành. Kê khai tài sản, thu

nhập không trung thực.

Mắc bệnh thành tích, háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng

thành tích, đánh bóng tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy" thành tích,

"chạy" khen thưởng, "chạy" danh hiệu. Khi cán bộ, nhất là cán bộ giữ chức vụ

lãnh đạo, quản lý đã mắc bệnh thành tích thì động cơ rõ ràng là nhằm mục đích

cá nhân. Và đi liền với đó là có các hành vi tô vẽ, biện hộ, ngụy trang rất khôn

khéo, phần tinh vi mà nếu như cấp trên, cấp dưới, nhân viên, nhân dân không

có thông tin đầy đủ thì rất dễ bị ngộ nhận và tin theo. Thực chất, đây là bệnh nói

dối, bệnh "chém gió".

Quan liêu, xa rời quần chúng. Sinh ra tổ chức thì cần sự lãnh đạo, người đứng

đầu, nhưng không ít người đứng đầu không có đức hy sinh vì cuộc sống của tập

thể. Cứ leo lên vị trí lãnh đạo là tìm cách vơ vét, hưởng thụ, có lối sống khác biệt

với đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động.

Quyết định, tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân

sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc


không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ

tùy tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian

lao động. Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh

nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao

để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

Năm 1946, khi trả lời một nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Nếu

cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam, đảng đó sẽ chỉ có một mục

đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả

quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài".

Tăng cường giáo dục liêm chính, không tham nhũng

Từ đó, tôi cho rằng muốn xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng thì

phải kiên quyết bài trừ, chống lại chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn

nhấn mạnh: "Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh

ra các thứ bệnh rất nguy hiểm" như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan,

tham ô, lãng phí... "Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã

hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó".

Đồng thời, các cấp ủy đảng, đảng viên phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc

các quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ,

đảng viên hiện nay. Kiên quyết, kiên trì thực hiện có hiệu quả Kết luận số 21,

Quy định 37 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII của Đảng đề ra và Chỉ thị số

05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh.

Phải xác định cụ thể, rõ ràng, chính xác về các chuẩn mực đạo đức của cán bộ,

đảng viên đối với công việc được giao, cụ thể cho từng ngành nghề, lĩnh vực.

Từng cán bộ, đảng viên phải cam kết thực hiện và có đánh giá, tổng kết, xếp loại

chính xác, thực chất hằng năm của tổ chức đảng. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương

trong Đảng, tiến hành rà soát, sàng lọc, tiếp tục đưa ngay những người không

còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng.

Các cấp ủy đảng cần quan tâm đưa nội dung giáo dục, rèn luyện đạo đức cách

mạng vào sinh hoạt chi bộ thường kỳ, sinh hoạt theo chuyên đề. Cấp uỷ cấp trên


quan tâm gợi ý kiểm điểm và trực tiếp tham dự, chỉ đạo những chi uỷ, chi bộ có

đảng viên có biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, không liêm chính, tham

nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó, người đứng đầu cấp ủy các cấp phải nghiêm túc thực hiện việc tiếp

công dân theo quy định của Đảng; phải lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý

những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái đạo

đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ,

khuyến khích người dân trong phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng,

chống suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên.

Nhớ lời căn dặn của Hồ Chủ tịch về phòng, chống tham nhũng

 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, người kiến tạo

Nhà nước Việt Nam dân chủ nhân dân theo thể chế cộng hòa đầu tiên ở Đông

Nam Á. Người thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng và chỉnh đốn

Đảng, làm cho Đảng mãi mãi là một Đảng đạo đức và văn minh, mỗi cán bộ,

đảng viên xứng đáng là "hạt nhân lãnh đạo" và là "người đầy tớ thật trung thành"

của nhân dân.

Ngay từ những năm bôn ba tìm đường cứu nước, sử dụng ngòi bút để vạch trần

tội ác của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề

cập tới vấn đề tham nhũng bằng việc dành hẳn một chương (nhan đề: Tệ tham

nhũng trong bộ máy cai trị) trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất

bản năm 1925).

Với tầm nhìn sâu sắc, Người chỉ ra tham ô, tham nhũng "là những xấu xa của xã

hội cũ", là những căn bệnh của quyền lực và đấu tranh chống tham ô, tham

nhũng luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại tàn dư của chế độ cũ - chế độ

người bóc lột người. Chính vì thế, với tư cách là người đứng đầu Đảng và Chính

phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà thành lập sau Cách mạng tháng Tám 1945,


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết đặt vấn đề đấu tranh với thứ giặc rất nguy

hiểm này.

Tẩy sạch nạn tham ô phải tẩy sạch bệnh quan liêu và chủ nghĩa cá nhân

Nghiên cứu các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể thấy tệ tham

nhũng trong cán bộ, đảng viên được Người diễn đạt dưới thuật ngữ chung

nhất là tham ô. Người chỉ ra bản chất của tham ô là hành vi "ăn cắp của công,

của riêng của người ta, hay của nhân dân", "lấy của công làm của tư", là gian lận,

tham lam", "là không tôn trọng của công". "Của công" chính là "mồ hôi nước mắt

của đồng bào làm ra, do xương máu của chiến sĩ làm ra" [1]  để phục vụ mục đích

chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Của công là nền tảng vật chất

của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống của

nhân dân ta. Cho nên, mọi hành vi lấy trộm của công, chiếm của công làm của

tư đều là tham ô, "là hành động xấu xa của con người", "là tội lỗi đê tiện trong xã

hội".

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ chủ thể của hành vi tham ô không chỉ là cán

bộ, công chức - những người nắm chức vụ, quyền hạn nhất định trong bộ máy

nhà nước, mà cả người dân bình thường, nếu "ăn cắp của công, khai gian, lậu

thuế" cũng là chủ thể của hành vi tham ô: "Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô

là: Ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu

ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa

phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô. Đứng về phía nhân dân mà nói,

tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế" [2] .

Trên cơ sở những biểu hiện cụ thể trong đời sống hằng ngày, những tàn dư,

những tệ nạn xã hội cũ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đưa ra các dẫn chứng cụ thể

hơn như: Trong lĩnh vực nông nghiệp, hành vi tham ô của các ban quản trị hợp

tác xã có thể là "khi bắt đầu cày bừa cũng làm mấy con lợn để "liên hoan". Hễ có

cơ hội là bày ra chè chén. Hay khi gặt về tuốt lúa dối rồi chia "rơm" cho xã viên

và bà con mình đem về tuốt lại" [3] ; trong các đơn vị kinh doanh là hành vi "mua

đắt, bán rẻ, khai gian, làm dối, thông đồng với những chủ thầu xấu, tham ô hàng

triệu đồng của Chính phủ và của nhân dân ta" [4] ; với từng cá nhân cán bộ, đảng

viên là biểu hiện "không biết tiếc, biết tôn trọng của công, không biết thương tiếc

của cải do mồ hôi nước mắt đồng bào làm ra. Do đó mà đẻ ra xa xỉ. Lương bổng


Chính phủ cấp cho chúng ta có hạn mà ta xa xỉ thì lấy tiền đâu? Đã có cái áo rồi

còn muốn hai ba cái như thế là lãng phí. Lại muốn mua thứ này thứ khác mà

thiếu tiền sinh ra tham ô" [5] .

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến một loại tham ô nữa, có rất nhiều cán bộ,

đảng viên mắc phải mà không biết hoặc coi là chuyện bình thường nên không

quan tâm, đó là tham ô gián tiếp. Người lấy ví dụ: "Một cán bộ, Chính phủ, nhân

dân trả lương hằng tháng đều cho, nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi

này trông núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân

dân" [6] . Đó là một biểu hiện mà chúng ta không nghĩ là tham ô nhưng thực chất

nó ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác và tác phong, uy tín của cán bộ,

công chức.

Trên cơ sở chỉ ra tham ô là gì và phân tích các biểu hiện cụ thể của nó, Chủ tịch

Hồ Chí Minh cũng đồng thời xác định nguyên nhân của tệ nạn tham ô là từ đâu.

Người kết luận: "Chỉ vì cá nhân chủ nghĩa mà sinh ra tham ô hủ hóa"  [7] , "bệnh

quan liêu là chỗ gieo hạt vun trồng cho tham ô lãng phí nảy nở"  [8] . Như vậy, để

tẩy sạch nạn tham ô thì trước hết phải tẩy sạch bệnh quan liêu và chủ nghĩa cá

nhân. Chủ nghĩa cá nhân là sự tham lam (tiền tài, của cải, quyền lực, thậm chí là

sắc đẹp). Đã tham là "bất liêm". Đã "bất liêm" thì không là đạo đức. Chính vì lòng

tham đó, trong những trường hợp nhất định, cá nhân thường sinh ra mù quáng

về vật chất, "chỉ lo cho mình được sung sướng mà không nghĩ đến đội viên, nhân

dân còn khổ sở" cho nên "không thương tiếc tiền gạo do mồ hôi nước mắt của

đồng bào làm ra, do xương máu của chiến sĩ làm ra" [9] .

Đảng "đạo đức, văn minh" thì cán bộ, đảng viên phải nói không với tham

nhũng

Đánh giá tác hại của tệ tham ô đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và niềm

tin của quần chúng nhân dân vào vai trò của Đảng cầm quyền và tính tiên

phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng lưu

ý, cảnh tỉnh chúng ta về mức độ nguy hiểm của loại kẻ thù này. Người nhấn

mạnh: Nó là kẻ thù khá nguy hiểm vì "nó không mang gươm mang súng, mà nó

nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta" và dù cố ý hay

không nó cũng là "bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. Vì nó làm chậm

trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta. Nó làm hỏng tinh thần trong

sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là


cần, kiệm, liêm, chính" [10] . Thực tế, tham ô là nguyên nhân trực tiếp làm thâm

hụt ngân sách nhà nước, làm suy yếu các nguồn lực phát triển và là mối đe dọa

đến sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, xói mòn lòng tin của quần chúng nhân

dân với Đảng, Nhà nước.

Từ việc phân tích những tác hại nguy hiểm của tệ tham ô, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã nêu lên những quan điểm chỉ đạo để tẩy trừ thứ giặc nội xâm này. Trước hết,

theo Người, "chống tham ô là cách mạng", "nếu tìm ra, điều tra ra những vụ

tham ô, Đảng sẽ thẳng tay kỷ luật và Chính phủ sẽ thẳng tay trừng trị". Người ví

tẩy sạch nạn tham ô như tiêu diệt "những con sâu mọt rút lá, cắn hoa, khoét

quả" hay "muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu không, thì dù cày bừa kỹ,

bón phân nhiều, lúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ át đi".

Người cũng nhấn mạnh phải học tập theo thái độ nghiêm khắc của Lenin trước

sự việc tòa án Moscow xử nhẹ một vụ ăn hối lộ: "Không xử bắn lũ ăn của đút lót,

mà xử một cách pha trò, mềm mỏng nhẹ nhàng như vậy, đó là một điều xấu hổ

cho những đảng viên cộng sản, cho những người cách mạng. Cần phải nêu

những đồng chí đã ăn hối lộ ra để cho dư luận quở trách và cần phải đuổi họ ra

khỏi Đảng" [11] . Người cũng trích dẫn quan điểm của Stalin trong xử phạt tội

tham ô: "Stalin đã có lần ví bọn tham ô như những con lợn sục vào vườn rau của

Nhà nước và ngoạm lấy ngoạm để một cách trơ trẽn. Làm thế nào để trừ cho hết

những thứ ấy và không để một khe hở nào cho của cải dành dụm của chúng ta

lọt ra ngoài?... điều quan trọng nhất - như Stalin đã nói - vẫn là phải "gây chung

quanh chúng một không khí công chúng công phẫn và tẩy chay về mặt đạo

đức" [12] .

Không phải ngẫu nhiên mà người đứng đầu Đảng và Chính phủ lại thẳng thắn,

quyết liệt như thế. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng, đây là những lỗi lầm

đặc biệt nghiêm trọng, có hại cho dân, cho nước, cần phải ra sức kiên trì sửa

chữa. Đặc biệt, sự phê phán không chỉ bằng văn thư hành chính nội bộ mà còn

công khai lên báo chí công luận, như để tự phê bình, tự kiểm điểm trước nhân

dân. Việc chỉ ra đích danh tham ô là hành vi "trộm cướp", "phá hoại", "là mật

thám, phản quốc" đủ để quần chúng thấy rõ quan điểm, thái độ của Đảng ta

không chấp nhận sự tồn tại của những hành vi ấy trong đời sống chính trị của


Đảng và toàn dân. Đã là một đảng "đạo đức, văn minh" thì cán bộ, đảng viên

phải trong sạch, phải nói không với tham nhũng.

Đề cao trách nhiệm nêu gương, sự trong sạch, liêm khiết của người đứng

đầu

Thứ hai, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, "chống tham ô là dân chủ" nghĩa là phải hết

sức dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, phải làm cho

quần chúng hiểu rõ và hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thành công. Đồng

thời Người nhấn mạnh, công cuộc này đòi hỏi "từ trên đến dưới phải đồng tâm

hiệp lực", "chiến sĩ và nhân dân phải hăng hái tham gia phong trào ấy". Muốn

vậy, chúng ta "ắt phải chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung

kiên", phải dùng cách thật thà tự phê bình và phê bình, để tẩy trừ những thói

tham ô; phải đánh thông tư tưởng, phải làm cho mọi người hiểu được tác hại của

tham ô, tránh ý nghĩ sai lầm, coi nhẹ tác dụng xấu của tham ô...

 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra nguyên tắc tiến hành là phải làm một cách có trọng

tâm, từng bước, phải nắm vững và vào sâu, phải làm từ cấp trên xuống cấp dưới,

từ bộ phận chính đến bộ phận phụ. Trong đó, cán bộ cao cấp mỗi nơi phải "thật

thà kiểm thảo để làm gương mẫu", "thật thà báo cáo tình hình của đơn vị mình",

phải kiên quyết "nhổ cỏ" và phải nắm vững trọng điểm. Khi kiểm thảo "ai kiểm

thảo đúng người khác, sẽ được khen thưởng", "ai có lỗi mà không thật thà nói ra,

sẽ bị kỷ luật" và "ai ngăn cản, đe doạ người kiểm thảo mình, sẽ bị kỷ luật" [13] .

Như vậy, có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao trách nhiệm nêu gương và

sự trong sạch, liêm khiết của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc

ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Còn nhớ, dù mới giữ cương

vị Chủ tịch nước một thời gian ngắn, song trước những tồn tại, những khuyết

điểm của đội ngũ cán bộ đảng viên trong các cơ quan công quyền, trước những

thói hư, tật xấu, nạn tham ô, sự lãng phí của công, bệnh quan liêu, cửa quyền, sự

lên mặt của những "ông quan cách mạng", Người đã viết bài báo "Tự phê bình"

đăng báo Báo Cứu quốc, số 153, ngày 28/1/1946 tự phê bình và nhận trách nhiệm

trước quốc dân: "Tuy nhiều người trong ban hành chính làm việc tốt và thanh

liêm, song cái tệ tham ô, nhũng lạm chưa quét sạch… Những khuyết điểm kể

trên là lỗi tại tôi. Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết


điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết

sửa nó đi"

xây dựng văn hóa liêm chính

 Trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng, Nhà nước sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh

luôn thường trực nỗi lo khi đã có chính quyền rồi, có điều kiện kinh tế khác thời

kháng chiến rồi, cán bộ, đảng viên dễ bị sa ngã, dễ quan liêu, tham nhũng, hư

hỏng. Vì vậy, kinh tế càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì càng phải

chống chủ nghĩa cá nhân, càng phải rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng.

Càng phải tôn trọng và gắn bó máu thịt với nhân dân, phải giữ gìn và xứng đáng

là những tấm gương để quần chúng nhân dân soi vào. Người yêu cầu mọi cán

bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện để có được tác phong sinh hoạt giản

dị, lành mạnh, trong sạch. Những tư tưởng, đạo đức cách mạng cao đẹp phải

biến thành những thói quen trong cuộc sống của mỗi người. Con người ta ai

cũng có ham muốn, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải hướng ham muốn cá

nhân đó vào việc phấn đấu thực hiện những mục tiêu, lý tưởng của cách mạng:

"Làm việc nước hay làm việc gì khác, người ta thường muốn có một chút danh

hay một chút lợi về phần mình… Muốn cho danh chính, lợi chính, thì Danh, làm


sao cho dân tộc mình có danh với thế giới, và Lợi, làm thế nào cho tranh được

lợi với thế giới" [15] .

Thiết thực góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang được

Đảng ta triển khai quyết liệt, đồng bộ hiện nay, đồng thời tiếp tục thực hiện Chỉ

thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh", những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở, tâm huyết ngày

nào vẫn luôn nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta. Cùng ôn lại, suy ngẫm,

thấm nhuần những tâm nguyện và lời dặn lại của Người lúc sinh thời, để có

thêm động lực trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, triển khai

ngày càng quyết liệt hơn, bài bản hơn, hiệu quả hơn, với sự tin tưởng, ủng hộ

của cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đất nước

dưới sự lãnh đạo của Đảng đạt nhiều thành tựu to lớn, ý nghĩa hơn nữa.

Sách giáo khoa phổ thông mới lại đánh tráo “chính” – “ngụy”

 

Tiếp theo những phản ứng của cộng đồng trên mạng xã hội về việc bỏ các cụm từ “ngụy quân”, “ngụy quyền” của một tập giai đoạn 1954–1975 trong bộ quốc sử Việt Nam; bên cạnh việc phát hiện những bất cập, “sạn” – lỗi trong các bộ sách giáo khoa phổ thông mới, nhiều phụ huynh học sinh đã thể hiện sự bất bình với việc không ít trang sách giáo khoa đã mạo dụng tên gọi “chính quyền” / “quân đội” để đánh tráo / thay cho tên gọi “ngụy quyền Sài Gòn” / “ngụy quân” như một cách hòng vực dậy, tô vẽ cho cái “thây ma” tập đoàn bán nước, hại dân ở miền Nam trước ngày 30/4/1975. Một lần nữa chúng ta cần phải làm rõ: Vì sao gọi là “ngụy” chứ không thể dùng chữ “chính”?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Ngụy” là một từ gốc Hán trong tiếng Việt có nhiều nghĩa tùy thuộc vào văn cảnh và từ ghép với nó. Nghĩa thường dùng là để chỉ sự vật, sự việc mang tính giả tạo, như trong từ ngụy trang, ngụy tạo. Từ “ngụy” cũng có nghĩa đối lập, trái ngược với 2 từ “chân” và “chính”, ví dụ: chân nhân, chân thành, chân thật, ..., chính chuyên, chính trực, chính đáng, chính thức, chính nhân quân tử, .... Trong lịch sử, từ "ngụy" được dùng để chỉ một chính phủ được lập ra một cách bất hợp pháp, không chính thống, không được người dân công nhận, như là trong từ ngụy triều, ngụy binh, ngụy quân, ngụy quyền. Tại Việt Nam, có hai từ ngụy đồng âm khác nghĩa thường được sử dụng trong văn hoá, giao tiếp và văn học của người Việt. Ngoài một từ “Ngụy” là danh từ được viết hoa dùng để chỉ tên gọi, từ “ngụy” thường dùng là tính từ, có ý nghĩa là "sự giả tạo", ví dụ như: "ngụy tạo, ngụy biện, ngụy trang, ngụy quân, ngụy quyền, …". Trong chính trị, từ này được dùng để chỉ một triều đại hoặc chính quyền do soán đoạt mà có, hoặc do quân xâm lược nước ngoài dựng lên để hợp thức hóa sự xâm lược, đô hộ một nước khác. Về bản chất, chính quyền này không có thực quyền, chỉ là hữu danh vô thực, chính quyền này bị quân xâm lược nước ngoài khống chế, mang tính chất bất hợp pháp và không chính danh. Trong lịch sử các nước Đông Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, từ "ngụy triều", "ngụy quyền" được sử dụng nhiều trong các tài liệu lịch sử. Ở phương Tây, thuật ngữ "ngụy quyền" có cách gọi khác là chính quyền tay sai, hoặc Chính phủ bù nhìn, chế độ tay sai, nhà nước con rối ("Puppet State, Puppet Regime"). Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (năm 2007) thì: "Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ xâm lược, nô dịch của họ. Ở Việt Nam, chính quyền Bảo Đại (1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) đều là ngụy quyền (do Pháp và Mỹ dựng lên)".

Với những tội ác tày trời đã gây ra đối với đất nước ta, dân tộc ta trong suốt thời kỳ chúng làm tay sai cho Thực dân Pháp rồi đổi chủ làm tay sai cho Đế quốc Mỹ xâm lược, các tập đoàn bán nước, hại dân ở miền Nam trước ngày 30/4/1975 đã đáng danh xưng “ngụy quyền, ngụy quân” mà toàn thể đồng bào ta đã vạch mặt chỉ tên và thường gọi từ hàng chục năm qua. Bản chất ngụy, tay sai ngoại bang của cái gọi là “Chính phủ Việt Nam cộng hòa” đã bị lột trần qua chính lời các Tổng thống Mỹ; như: John Kennedy (sau này là Tổng thống Mỹ) Tại cuộc họp của Hội “American Friends of Vietnam” rằng: “...nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ (chỉ cái gọi là “Việt Nam Cộng hòa”) thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó. Đó là con đẻ của chúng ta, chúng ta không thể bỏ rơi nó” và (khi đã là Tổng thống Mỹ): “Diệm (Tổng thống của cái gọi là “Việt Nam cộng hòa”) là thằng con trai duy nhất mà chúng ta có ở đó”; Nixon (khi Nguyễn Văn Thiệu – Tổng thống của cái gọi là “Việt Nam cộng hòa” phản đối ký Hiệp định Paris) đã nói rằng: “Không thể để cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được” (Những năm tháng ở Nhà Trắng của Henry Kissinger, xuất bản năm 1979) hay Cựu giám đốc tình báo quốc gia Hàn quốc Won Sei Hoon đã phát biểu: “Tôi không nghĩ rằng nếu còn tồn tại “Việt Nam cộng hòa” sẽ giống Nam Hàn. Tôi nghĩ nó sẽ trở thành Nam Sudan với nội chiến, đói nghèo, tham nhũng, xung đột tôn giáo, … “Việt Nam cộng hòa” là một thứ ăn bám, rác rưởi không thể so sánh với chúng tôi”…. Bản thân Nguyễn Văn Thiệu đã từng tuyên bố: “Nếu Hoa kỳ không viện trợ cho chúng ta nữa thì không phải là một ngày một tháng hay một năm, mà chỉ sau 3 giờ chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc lập”. Chính ông Nguyễn Cao Kỳ - Phó Tổng thống của cái gọi là “Việt Nam Cộng hòa” đã thừa nhận: “Việt cộng luôn đối xử với chúng tôi như những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ, nhưng rồi chính người Mỹ cũng coi chúng tôi là những con bù nhìn của Mỹ, chứ không phải là những nhà lãnh đạo thật sự của người dân Việt Nam. Ông Mỹ lúc nào cũng đứng ra làm kép chính, chúng tôi không có quyền lực và vai trò gì quan trọng, vì vậy nhiều người cho đây là cuộc chiến của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê”. Cao Văn Viên – đại tướng của cái gọi là “quân lực Việt Nam cộng hòa” (ngụy quân) đã nói: “Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đẻ ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi”. Ngay trước ngày 30/4/1975, Trả lời Vanuxem - nhà ngoại giao Pháp đến khuyên mời Trung Quốc vào cứu nguy cho cái gọi là “Việt Nam Cộng hòa”, ông Dương Văn Minh – Tổng thống cuối cùng của chế độ này đã trả lời rằng: “Tôi cảm ơn thiện chí của ông, nhưng trong đời tôi, tôi đã làm tay sai cho Pháp, rồi tay sai cho Mỹ đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung quốc” v.v….

Ngày 30/4/1975 quân giải phóng đã tiến vào dinh Độc lập, Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn đã đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thực hiện trọn vẹn lời dạy của Bác Hồ trong bài thơ chúc tết Kỷ Dậu năm 1969 là “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Chẳng lẽ giờ đây sau hơn 45 năm, cái thây ma ngụy ấy không còn gọi là “ngụy quyền” / “ngụy quân” theo đúng thực chất của nó nữa mà lại được ngụy biện để ghi theo cái gọi là “Chính quyền Việt Nam cộng hòa” / “quân lực Việt Nam cộng hòa” trong sách sử hay cố ý ghi là “Chính quyền Sài Gòn” / “quân đội Sài Gòn” trong sách giáo khoa phổ thông mới? Bỏ cách gọi “ngụy quyền, ngụy quân” gắn với sự công nhận cái gọi là “Chính phủ Quốc gia Việt Nam” (do thực dân Pháp dựng lên năm 1948) hay “Chính phủ Việt Nam cộng hoà” (do đế quốc Mỹ sau khi hất cẳng thực dân Pháp đã dựng lên ở miền Nam thế chân cho cái gọi là “Chính phủ Quốc gia Việt Nam”) rõ ràng là ý đồ “lập lờ đánh lộn con đen” giữa ‘chân” / “chính” và “tà” / “ngụy”. Bất chấp thực tiễn khách quan, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để bỏ cách gọi “ngụy quyền, ngụy quân” đối với tập đoàn bán nước, hại dân ở miền Nam trước ngày 30/4/1975 là dấu hiệu rõ ràng nhất để đánh giá lập trường tư tưởng, quan điểm chính trị, mức độ thoái hóa, biến chất theo hướng “tự chuyển hóa”, “diễn biến hòa bình” của những người chịu trách nhiệm biên soạn, biên tập, thẩm định và cho phép xuất bản, phát hành những sách này./.

KHƠI DẬY NGỌN LỬA TINH THẦN "BA SẴN SÀNG" TRONG THANH NIÊN VIỆT NAM


Trong lịch sử phong trào thanh niên Việt Nam thế kỷ XX có một cuộc vận động có sức lôi cuốn mạnh mẽ, rộng khắp của tuổi trẻ Hà Nội, sau đó trở thành phong trào chung của cả nước, đó là phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”: “Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”.


58 năm từ khi được phát động, phong trào “Ba sẵn sàng” đã hun đúc nên lớp lớp thế hệ thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp, đó là lòng yêu nước, biết hy sinh, sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. Đó cũng chính là cơ sở, nền tảng tinh thần để Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động phong trào “Thanh niên tình nguyện”, để thanh niên thời đại mới tiếp bước cha anh, gánh vác sứ mệnh lịch sử, với bản lĩnh “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.


Dấu son trong lịch sử chiến đấu của thanh niên Việt Nam


Năm 1964, thanh niên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có phong trào “Tam bất kỳ”. Lúc đó, đất nước ta đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Vừa làm nhiệm vụ chiến đấu chống Mỹ - ngụy ở miền Nam, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam. Từ khí thế sôi nổi của các cơ sở Đoàn, Ban Chấp hành Đoàn trường đã phát động phong trào “Tam bất kỳ” với ba nội dung cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến việc sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ công tác của sinh viên sau khi tốt nghiệp: “Bất kỳ đi đến nơi nào mà Tổ quốc cần đến. Bất kỳ làm nhiệm vụ gì mà Đảng và nhân dân yêu cầu. Bất kỳ chế độ hưởng thụ nào cũng chấp nhận.”


Năm 1964-1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn miền Nam, tiến hành đánh phá miền Bắc Việt Nam. Với tinh thần cả nước là chiến trường, thanh niên, học sinh, sinh viên ở miền Bắc vừa học tập, phục vụ xây dựng miền Bắc, vừa sẵn sàng chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Nhận thấy phong trào “Tam bất kỳ” trước đây không còn phù hợp nữa, tháng 4/1964, Đoàn trường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã mở rộng thành phong trào “Ba sẵn sàng” với ba nội dung: Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng nhập ngũ; sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.


Phong trào sau đó được đoàn viên, thanh niên các trường đại học khác và nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội hưởng ứng sôi nổi. Đêm 7/8/1964, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã họp bất thường, quyết định phát động phong trào “Ba sẵn sàng” với các nội dung: Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến. Đêm 9/8/1964, khoảng 500 đoàn viên và trên 2 vạn thanh niên tập trung ngoài phố giương cao khẩu hiệu “Ba sẵn sàng”. Thành đoàn Hà Nội đã đọc lời kêu gọi và được thanh niên đáp lại “sẵn sàng, sẵn sàng, sẵn sàng” vang động cả góc trời. Ngày 9/8/1964 đi vào lịch sử phong trào thanh niên Thủ đô như một dấu son của tuổi trẻ.


Chỉ sau một tuần phát động, đã có 240.000 thanh niên ghi tên nguyện “Ba sẵn sàng”, trong đó có 80.000 thanh niên xung phong ra trận. Nhiều khẩu hiệu xuất hiện trên đường phố: “Đâu có giặc là ta cứ đi”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”... Tòng quân, đi thanh niên xung phong trở thành nguyện vọng thiết tha của tuổi trẻ Thủ đô và trên mọi miền đất nước lúc bấy giờ.


Phong trào “Ba sẵn sàng” đã phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, đến với tất cả các đối tượng thanh niên. Được nhiều địa phương trong cả nước hưởng ứng, thậm chí nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới, nhiều du học sinh đã viết đơn xin về nước để chiến đấu nếu Tổ quốc cần. Tháng 3/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chính thức kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ Thủ đô và bổ sung thêm nội dung của phong trào, đó là: “Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lượng vũ trang. Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới. Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến”.


Lúc này, nhiệm vụ trung tâm của cả nước là tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ, vì vậy “Ba sẵn sàng” gồm cả nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất, học tập, xây dựng cuộc sống. Kể từ đó, “Ba sẵn sàng” đã trở thành một trong những phong trào hành động cách mạng lớn nhất của tuổi trẻ Thủ đô và tuổi trẻ Việt Nam trong thế kỷ XX, tạo nên một đội quân tình nguyện đông đảo nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Hơn 5 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia, trong đó gần 1,5 triệu người con ưu tú đã ngã xuống. Hàng vạn thanh niên đã để lại một phần xương máu của mình nơi chiến trường khốc liệt. Chính lớp thanh niên “Ba sẵn sàng” ra đi ngày ấy đã sát cánh chiến đấu quên mình cùng với lớp thanh niên “Năm xung phong” từ các vùng nông thôn, thành thị, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là dấu son trong lịch sử chiến đấu vẻ vang của thanh niên Hà Nội và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 


Cháy mãi ngọn lửa của tinh thần tình nguyện


Phong trào “Ba sẵn sàng” trong những năm tháng chống Mỹ được ví như "mồi lửa" thắp sáng tinh thần cách mạng của thanh niên, học sinh, sinh viên vốn đã như "củi khô" chờ được đốt cháy. Ngọn lửa ấy vẫn sáng mãi đến hôm nay, với những phong trào thi đua xung kích được tuổi trẻ cả nước đẩy mạnh triển khai trong nhiều năm qua. Trong đó, có thể nói phong trào Thanh niên tình nguyện là sự phát huy, kế thừa hiệu quả, thiết thực nhất từ phong trào “Ba sẵn sàng”, khơi dậy tinh thần xung kích, tự nguyện của thanh niên trong đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước.


Từ nhiều năm nay, phong trào “Thanh niên tình nguyện” đã trở thành một nét văn hóa đẹp thể hiện tinh thần cống hiến của hàng triệu đoàn viên, thanh niên Việt Nam. Lớp lớp đoàn viên, thanh niên đã xung phong đảm nhận những việc mới, việc khó, đến những nơi xa xôi hẻo lánh, góp sức trẻ của mình với mong muốn dựng xây đất nước trở nên giàu đẹp, hùng cường. Trong những dấu ấn nổi bật của phong trào Thanh niên tình nguyện qua các năm, phải kể đến Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.


“Chiến dịch Mùa hè học sinh - sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” năm 2000 là cột mốc đầu tiên đánh dấu chặng đường lịch sử với những mùa hè tình nguyện của thanh niên cả nước. Năm 2001, chiến dịch được đổi tên thành “Chiến dịch Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè” nhằm thu hút, tập hợp đông đảo thanh niên trong xã hội tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Từ năm 2009 đến nay, tên gọi của chiến dịch được khát quát, rút gọn thành “Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè”.


Từ năm 2014, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè có sự đổi mới về mặt định hướng nội dung, đối tượng, được tổ chức gồm một chương trình và bốn chiến dịch, gồm Chương trình “Tiếp sức mùa thi”, Chiến dịch tình nguyện “Mùa Hè xanh” với nòng cốt là đoàn viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện, có sự tham gia đối ứng của lực lượng thanh niên địa bàn; Chiến dịch tình nguyện “Hoa phượng đỏ” dành cho đối tượng chính là học sinh và có sự tham gia của giáo viên trẻ; Chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” dành cho đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức trẻ; Chiến dịch tình nguyện “Hành quân xanh” dành cho đối tượng đoàn viên, thanh niên, cán bộ trẻ trong lực lượng vũ trang nhân dân.


Qua hơn 20 năm triển khai chiến dịch, đã có hơn nửa triệu công trình thanh niên được thực hiện. Các đội tình nguyện đã sửa chữa và làm mới hàng vạn ki lô mét đường giao thông nông thôn và sửa chữa, xây mới nhà ở cho người dân...


Năm 2022, 67/67 tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc đã tổ chức ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè với tổng số 39.100 đoàn viên, thanh niên tham gia. Chỉ riêng trong đợt 1 của Chiến dịch, toàn đoàn tổ chức 14.648 đội hình với sự tham gia của 543.385 đoàn viên thanh niên tham gia các phần việc trong các chương trình, chiến dịch nhánh.


Các hoạt động chủ yếu được tổ chức gồm: Dọn dẹp vệ sinh; tổ chức tập huấn phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ; khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân; khởi công xây dựng nhà tình thương, trao học bổng, sách giáo khoa; tổ chức các lớp tập huấn chuyển đổi số; khởi công các công trình thắp sáng đường quê… Trong đó, một số chỉ tiêu đạt kết quả tốt có thể kể đến như: Xây dựng mới các tuyến phố khu vực đô thị; tư vấn tâm lý cho đoàn viên, thanh thiếu nhi; xây mới nhà nhân ái, điểm vui chơi cho trẻ em; tập huấn kiến thức khởi nghiệp... Các địa bàn trọng tâm được các tỉnh, thành đoàn tiến hành khảo sát và triển khai các đội hình, hoạt động là tại 74 huyện nghèo; 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; làng thanh niên lập nghiệp; Đảo Thanh niên.


Tình nguyện, cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc, ngọn lửa của tinh thần “Ba sẵn sàng” dù cách đây hơn nửa thế kỷ song vẫn luôn sáng mãi, nhắc nhở thế hệ thanh niên ngày nay không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

GÓP PHẦN NÂNG CAO HÌNH ẢNH CỦA VIỆT NAM TRONG BẢO ĐẢM HÒA BÌNH, AN NINH THẾ GIỚI


Việt Nam đã lần đầu tiên cử sĩ quan công an tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đồng thời nâng cao hơn nữa hình ảnh, vai trò, trách nhiệm của lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế.


Kết quả của hội nhập quốc tế về an ninh quốc phòng


Lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho các sĩ quan công an đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an thành lập Văn phòng thường trực Bộ Công an về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã được tổ chức với sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cuối tuần qua.


Bốn sĩ quan công an nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trao các quyết định và tặng hoa. Các sĩ quan này sẽ tham gia với vai trò chuyên gia phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia tại Bộ phận cảnh sát, Cục Hoạt động hòa bình, Ban thư ký Liên hợp quốc tại New York và trực tiếp công tác tại phái bộ Nam Sudan.


Đây là sự kiện có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân, 17 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, là kết quả của việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại về an ninh quốc phòng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Đảng và Nhà nước.


Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Trên cơ sở của Nghị quyết này, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã chủ động xây dựng và triển khai “Đề án Công an nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo”.


Ngày 15-6-2021, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định thành lập Văn phòng Thường trực Bộ Công an về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Sau khi thành lập, Văn phòng Thường trực đã tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Công an chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại trụ sở Liên hợp quốc và tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình.


Bộ Công an đã phối hợp với Liên hợp quốc, các đối tác nước ngoài, đặc biệt là sự hỗ trợ hiệu quả của Cục Gìn giữ hòa bình (Bộ Quốc phòng), tổ chức cho 23 sĩ quan tham gia đào tạo, huấn luyện, đăng ký ứng tuyển các vị trí gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Đến nay, Bộ Công an đã có 8 sĩ quan được Liên hợp quốc kiểm tra, đạt các yêu cầu về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, trong đó 4 đồng chí sẽ lên đường nhận nhiệm vụ trong năm 2022.


Thay mặt các sĩ quan nhận nhiệm vụ, Trung tá Nguyễn Ngọc Hải bày tỏ tự hào được đại diện cho lá cờ Tổ quốc Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ quốc tế; được Liên hợp quốc tin tưởng, lựa chọn, giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình là thể hiện uy tín, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Trung tá Nguyễn Ngọc Hải hứa trước lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp nối truyền thống cách mạng, vì hòa bình của nhân dân Việt Nam, tiếp tục tô thắm thêm hình ảnh của con người Việt Nam trên trường quốc tế.


Xứng đáng với kỳ vọng của đất nước và nhân dân


Hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ra đời từ năm 1948, là một cơ chế đặc biệt được Liên hợp quốc giao cho Hội đồng Bảo an thành lập dưới hình thức các phái bộ nhằm tạo điều kiện chấm dứt xung đột và gìn giữ hòa bình, thông qua việc triển khai các lực lượng do các nước thành viên đóng góp đặt dưới sự chỉ huy của Liên hợp quốc.


Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với nhiều cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm, dân tộc Việt Nam luôn nhận thức rõ giá trị của hòa bình, độc lập và tự do. Yêu chuộng hòa bình là một trong những truyền thống nổi bật, tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần hòa bình và tích cực đóng góp cho hoạt động xây dựng và bảo vệ hòa bình trên thế giới.


Việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là kết quả của một quá trình nghiên cứu, chuẩn bị hết sức thận trọng. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu tham gia đóng góp kinh phí cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Từ năm 2005, Việt Nam đã cử các đoàn công tác liên ngành đi tham quan, nghiên cứu và cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn quốc tế về gìn giữ hòa bình để chuẩn bị triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.


Tháng 11-2012, “Đề án tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc” được Bộ Chính trị thông qua. Tiếp đó, ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, trong đó xác định “Xây dựng và triển khai kế hoạch gia nhập các cơ chế đa phương khác; trong đó, có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn, như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…”. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã thành lập Tổ công tác liên ngành về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Bộ Công an cũng chủ động xây dựng và triển khai “Đề án Công an nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo”.


Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, các đơn vị liên quan đã xây dựng và hoàn thiện Nghị định 61/NĐ-CP ngày 25-6-2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Nghị quyết 130 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; Thông tư 53/TT-BCA ngày 15-5-2021 của Bộ Công an quy định về biên chế, tổ chức đơn vị, tiêu chuẩn công an nhân dân tham gia lực lượng gìn giữ Liên hợp quốc…


Trong hoạt động hợp tác quốc tế với LHQ, quan hệ hợp tác cấp cao giữa lãnh đạo Bộ Công an với lãnh đạo của Liên hợp quốc phụ trách gìn giữ hòa bình, giữa các đơn vị chức năng Bộ Công an với Cục Các hoạt động hòa bình Liên hợp quốc (DPO) và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đã được xây dựng. Kênh hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài để hỗ trợ Bộ Công an Việt Nam trong công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ sẵn sàng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2022 và các năm tiếp theo cũng đã được thiết lập.


Với việc các sĩ quan công an đầu tiên được cử đi tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Việt Nam tiếp tục khẳng định nỗ lực của mình góp phần vào việc thực hiện các cam kết, trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Sự kiện này đã góp phần nâng cao hơn nữa hình ảnh, vai trò, trách nhiệm của lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng, trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế.


Chắc chắn các sĩ quan Công an nhân dân lần đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc sẽ tiếp nối truyền thống, kế thừa những thành quả của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam để phát huy bản lĩnh, trí tuệ, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của Liên hợp quốc, kỳ vọng của đất nước và nhân dân, xứng đáng là thành phần trong lực lượng “mũ nồi xanh” của Liên hợp quốc.

HÀO KHÍ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9 BẤT DIỆT!


Cách đây 77 năm, vào tháng 8-1945, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vùng lên đập tan xiềng xích của chế độ thực dân phong kiến và giành lại nền độc lập cho dân tộc. Từ cuộc cách mạng vĩ đại đó, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã đem lại cuộc đời mới tươi sáng cho nhân dân Việt Nam.


Hào khí những ngày Thu lịch sử


Chiến thắng của phe Đồng minh trước phe phát xít trong năm 1945 đã tạo thời cơ để Việt Nam giành độc lập. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị từ trước thì mới có đủ lực lượng để đón nhận thời cơ này. Trong 15 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1930-1945), Đảng ta đã tích cực chuẩn bị, xây dựng lực lượng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giác ngộ cách mạng trong nhân dân.


Đặc biệt, tháng 5-1941, Đảng ta đã thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) nhằm liên hiệp sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tháng 10-1944, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Ðồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”


Bởi vậy, ngày 15-4-1945, Đảng ta hợp nhất Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân. Tháng 6-1945, Đảng ta quyết định thành lập Khu giải phóng Việt Bắc với vị thế căn cứ địa cách mạng của cả nước.


Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Đêm ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1 chỉ rõ quân Nhật đã tan rã trên khắp mặt trận chính là cơ hội cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc: “Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà... Chúng ta phải hành động nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”.


Ngay sau khi nước Nhật đầu hàng Đồng minh vào ngày 15-8-1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào trong hai ngày 16 và 17-8-1945 đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. Trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa (18-8-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.


Với 5.000 đảng viên, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, lật nhào sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân đế quốc và phong kiến. Trong đó, Hà Nội, Sài Gòn, Huế là ba vùng trọng điểm quyết định sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.


Sáng ngày 19-8-1945, hàng chục vạn nhân dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo về quảng trường Nhà hát Lớn và sau đó chiếm Phủ khâm sứ Bắc kỳ, Trại lính Bảo an của Nhật và các cơ sở của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Trước sức mạnh của cách mạng, Nhật phải công nhận Việt Minh là đại diện của Việt Nam. Việc này được xác nhận bởi bức điện văn của Đại sứ Nhật gửi về Tokyo: “Chiều ngày 19, Đại sứ đã “được mời” đến dự cuộc gặp với các lãnh đạo Việt Minh và đã tham gia bàn bạc với những người đó, được coi như là các nhà chức trách chính thức”(3). Trước đó, Khâm sai triều đình Huế, Phan Kế Toại ở Bắc kỳ cũng đã ủng hộ Việt Minh. Vào ngày 17-8-1945, ông đã dặn quan, lính của mình tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến vào. Nhờ đó, Việt Minh cướp chính quyền không phải nổ súng và đổ máu.


Ở Sài Gòn, sau cuộc thương lượng ngày 19-8-1945 tại Hà Nội với Việt Minh thì vào ngày 22-8-1945, Bộ chỉ huy quân đội Nhật chỉ thị cho Thống chế Terauchi tuyên bố quân Nhật không can thiệp nếu Việt Minh giành chính quyền. Bên cạnh đó, đến tháng 8-1945, tại Sài Gòn, qua đồng chí Huỳnh Văn Vàng, đảng viên được cài vào trong tổ chức cảnh sát nên Đảng nắm được phần lớn cảnh sát ở thành phố. Do đó, ngày 25-8-1945, Việt Minh đã giành được chính quyền tại Sài Gòn.


Tại Huế, sau khi đảo chính Pháp, Nhật có đến 4.500 quân thiện chiến, vũ khí hậu cần đầy đủ do tướng Yokoyama Masayuki chỉ huy sẵn sàng đàn áp cách mạng. Tuy nhiên, ngày 23-8-1945, chính quyền ở Huế đã về tay nhân dân. Bởi lẽ, tại thời điểm đó, Việt Minh ở Huế đã lôi kéo được một số nhân sĩ yêu nước của “Hội Tân Việt Nam” (một tổ chức thân Nhật), lực lượng thanh niên Phan Anh, lính khố vàng, lính bảo an cùng hàng chục vạn nhân dân để tiến tới tổng khởi nghĩa. Do đó, trước sức mạnh của quần chúng, vua Bảo Đại giải tán nội các Trần Trọng Kim vào ngày 25-8-1945 và chấp nhận thoái vị vào ngày 30-8-1945.


Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Tinh thần Cách mạng Tháng Tám bất diệt!


Sau này, nói về mục đích của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mục đích Cách mạng Tháng Tám là gì? Là giành lại hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cho Tổ quốc ta, cho nhân dân ta.


Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 nước ta tuyên bố độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tổng tuyển cử tự do được tổ chức, nhân dân toàn quốc ta đã bầu ra Quốc hội.


Quốc hội thông qua Hiến pháp và bầu ra Chính phủ Trung ương. Chính quyền địa phương từ xã đến tỉnh đều do nhân dân cử ra. Thế là lúc đó chúng ta đã bắt đầu thực hiện thống nhất, độc lập và dân chủ”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói rõ về ý nghĩa vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Đó là thắng lợi đầu tiên của Chủ nghĩa Mác-Lênin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến”. Người nhận định: “Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội”. Do đó, Người khẳng định: “Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Cách mạng Tháng Tám có ảnh hưởng trực tiếp và rất to đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân hai nước Miên, Lào cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập”.


Trong cuốn “Thế giới bàn về Việt Nam”, học giả nước Anh Thomas Hodgkin đánh giá, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một sự kiện “quan trọng nhất trong lịch sử thế giới từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga”. Thomas Hodgkin đã viết rằng: “Đó là một cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một Đảng chỉ mới ra đời được 15 năm. Đó là cuộc cách mạng đầu tiên thành công trong việc lật đổ chính quyền của chế độ thuộc địa...


Như vậy, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự bắt đầu của một thời kỳ mới, nó vạch đường ranh giới của thời đại thực dân bắt đầu nhường chỗ cho thời đại phi thực dân hóa”(10).


Bên cạnh đó, Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945) với tuyên bố “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” cũng báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Giáo sư người Nhật Bản Singo Sibata đã nhấn mạnh, Bản Tuyên ngôn Độc lập đã “phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc".

XÂY DỰNG Ý THỨC TỰ GIÁC CHẤP HÀNH KỶ LUẬT CHO QUÂN NHÂN


Kỷ luật là sức mạnh của Quân đội; là điều kiện bảo đảm cho quân đội luôn có sự tập trung thống nhất cao về ý chí và hành động, vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

 Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, đòi hỏi quân đội ta phải tiến hành giải pháp đồng bộ, mà một trong những nội dung ấy là tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho quân nhân nói chung, nhất là đội ngũ quân nhân có tuổi đời còn trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận quân nhân trẻ ý thức tự giác còn thấp, còn tự do, tuỳ tiện, chấp hành kỷ luật không nghiêm, chất lượng công tác còn chưa cao.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, song chủ yếu vẫn là do những nguyên nhân chủ quan, như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục, rèn luyện, duy trì kỷ luật của một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị chưa chặt chẽ. Công tác quản lý tư tưởng, kỷ luật và các mối quan hệ của quân nhân có thời điểm còn chưa tốt. Phương pháp giáo dục, quán triệt chưa hiệu quả, kiểm tra thiếu sâu sát; chưa chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động tiêu cực, tệ nạn xã hội xâm nhập vào đơn vị. Trình độ hiểu biết pháp luật, kỷ luật quân đội của một bộ phận quân nhân còn hạn chế; nhận thức, ý thức tự giác rèn luyện, chấp hành kỷ luật chưa cao…

Để hạn chế được thực trạng nêu trên, thiết nghĩ, cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, các tổ chức; phát huy vai trò, đề cao trách nhiệm của các cấp trong công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho đội ngũ quân nhân gắn với xây dựng đơn vị chính quy, quản lý, duy trì nghiêm chế độ, nền nếp trong sinh hoạt; luôn đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, rèn luyện kỷ luật phù hợp với từng đối tượng quân nhân, sát với đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, mỗi quân nhân luôn nêu cao tính tích cực, chủ động tự học tập, tự rèn luyện, ra sức phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, giữ vững và phát huy phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sống có lý tưởng cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý chí quyết tâm sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cao; kỷ luật nghiêm minh; có ý thức tập thể, dân chủ, đoàn kết, giải quyết tốt các mối quan hệ. Đồng thời, tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt, chuyên môn nghiệp vụ giỏi; tích tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú ở đơn vị.