Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

Lập bệnh viện dã chiến 500 giường ở Hà Nam

Bệnh viện dã chiến với công suất tới 500 giường được lập tại bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 để hỗ trợ xét nghiệm và điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nam. Thông tin do Phó giáo sư, tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết chiều 30/4. Tổng số giường lắp đặt khoảng 300 đến 500 giường, trong đó có 30 giường cấp cứu hồi sức, áp dụng đầy đủ kỹ thuật cao từ EMCO, máy thở để phục vụ người bệnh. Trong hôm nay, bệnh viện Bạch Mai cử hơn 30 cán bộ trong chuyên ngành truyền nhiễm, xét nghiệm, hồi sức cấp cứu, kỹ sư,... đến để hỗ trợ. Số lượng này sẽ được điều chỉnh, tăng cường tuỳ thuộc vào tình hình dịch. Theo ông Cơ, hệ thống xét nghiệm khẳng định nCoV đã được khởi động, có thể hỗ trợ Hà Nam xét nghiệm ngay với công suất 5.000 mẫu một ngày. Bệnh viện dã chiến có thể hoạt động trong một hai ngày tới. Đêm qua, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cử chuyên gia về Hà Nam hỗ trợ địa phương trong công tác xét nghiệm. Hà Nam vẫn đang chủ động việc lấy mẫu, nếu cần sẽ sử dụng nhân lực tập huấn từ sinh viên, giáo viên. Hiện nay, năng lực xét nghiệm của tỉnh là 1.000 mẫu một ngày, chưa kể sự hỗ trợ của Bộ Y tế. Hà Nam đang điều trị cho 8 bệnh nhân dương tính nCoV tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và hơn 300 F1 cách ly. Công tác truy vết tiến hành khẩn trương. Ông Nguyễn Thanh Dương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nam, cho biết hôm nay đã truy vết được 920 người, lấy 165 mẫu. Dự kiến hôm nay sẽ có kết quả toàn bộ các mẫu xét nghiệm.

Thủ tướng: 'Chỉ một người lơ là, cả xã hội vất vả'

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu xem xét trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân chủ quan, mất cảnh giác và thực hiện không đúng quy định, để dịch bệnh lây lan. Chủ trì họp khẩn về phòng chống Covid-19 sáng 30/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quan điểm "chỉ một người lơ là, cả xã hội vất vả". Do vậy, cùng với việc biểu dương các đơn vị làm tốt, "hy sinh hết mình vì cộng đồng thời gian qua", ông nêu rõ trong số những nguyên nhân dẫn đến chùm ca bệnh vừa bùng phát có tâm lý chủ quan của một số tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, việc quản lý cách ly y tế chưa nghiêm, nhất là khâu quản lý tại nhà sau 14 ngày tập trung; ý thức, hợp tác của gia đình, người thân trong việc theo dõi cách ly tại nhà chưa tốt. Theo Thủ tướng, nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài rất cao, luôn rình rập, đặc biệt là từ các nước xung quanh và khi Chính phủ tiếp tục thực hiện các chuyến bay giải cứu đưa công dân từ nước ngoài về, mầm bệnh từ đó có thể thâm nhập. Trong bối cảnh đó, ông lưu ý khâu tổ chức thực hiện các quy định, quy chế liên quan đến phòng, chống dịch "cần phải siết chặt hơn nữa, làm hiệu quả hơn nữa". "Phải hết sức bĩnh tĩnh, sáng suốt, phát huy thành tích, kinh nghiệm của quá trình phòng chống dịch thời gian qua, những bài học từ các nước trên thế giới", Thủ tướng nói và nhấn mạnh vẫn có thể xử lý tốt tình hình, không hoang mang, không lo sợ, không chủ quan, không cầu toàn và không nóng vội. Nhắc lại mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, cộng đồng, thực hiện "mục tiêu kép", Thủ tướng yêu cầu trước mắt phải khẩn trương, thần tốc hơn nữa truy vết, phát hiện, khoanh vùng, cách ly, nhanh chóng khắc phục hậu quả xảy ra. "Kiểm tra, truy vết, quản lý chặt chẽ với tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", Thủ tướng nói và kêu gọi người dân chung tay cùng Chính phủ, gác lại việc chưa cần thiết, ngay lập tức thực hiện các quy định phòng chống dịch và thực hiện "5K + Vaccine". "Qua hơn một năm, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm nhưng cũng cần đánh giá lại những mặt được, chưa được, nguyên nhân và rút ra bài học để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn công tác phòng chống dịch", ông nêu rõ. Bộ Y tế rà soát, hoàn thiện các tiêu chí về dịch bệnh, nguy cơ lây nhiễm như quy định cụ thể thế nào là nguy cơ cao, thấp, trung bình; thế nào là có dịch... và thiết kế công cụ giám sát, kiểm tra; phân cấp cho các địa phương căn cứ vào tiêu chí đó để quyết định các biện pháp, "không trông chờ, ỷ lại". Các đơn vị dự báo tình hình, xây dựng kịch bản xấu nhất có thể xảy ra để khống chế dịch bệnh hiệu quả.   Tại cuộc họp, một số ý kiến cho rằng, các ca bệnh trong cộng đồng ở một số địa phương "đe dọa nỗ lực của chúng ta, nếu không kiểm soát tốt, dịch sẽ xô đổ mọi thành quả". Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc giám sát khâu cách ly tập trung và tại nhà; các trường hợp cách ly tại nhà cần có hồ sơ theo dõi y tế. Theo thống kê, chỉ 1% bệnh nhân có thời gian ủ bệnh hơn 14 ngày, vì vậy "theo dõi cách ly tại nhà chính là kiểm soát những trường hợp này". "Bệnh nhân 2899" cũng có khả năng rơi vào diện 1%. Sau hơn một tháng không có lây nhiễm cộng đồng, ngày 29/4, Việt Nam ghi nhận ca bệnh 2899, ở thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Người này từ Nhật về ngày 7/4, cách ly tập trung tại phòng 1.203 khách sạn Alisia Beach Đà Nẵng. Ngày 21/4, sau khi hết 14 ngày cách ly tập trung và có 3 lần kết quả âm tính, anh đi xe Tân Kim Chi (giường cuối cùng bên phải xe) từ 20h ngày 21/4 đến 7h30 ngày 22/4 xuống nút giao Liêm Tuyền, Hà Nội, đi xe về nhà. Hai ngày sau anh sốt, ho, đau họng, ngày 29/4 xét nghiệm dương tính. Ngành y tế đã ghi nhận 10 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV liên quan đến "bệnh nhân 2899".

Thêm hai người Hà Nam, hai người Hà Nội lây nhiễm cộng đồng

Bộ Y tế chiều 30/4 ghi nhận 14 ca dương tính nCoV, trong đó 10 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 4 ca ghi nhận trong nước. 14 ca mới được ghi nhận từ số 2915-2928. Trong đó 10 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại TP HCM (2), Tây Ninh (một), Sóc Trăng (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (5). 4 ca ghi nhận trong nước, gồm: Tại Hà Nam là bệnh nhân 2917, 2918. Trong đó 2917 là mợ ruột của "bệnh nhân 2908" và là vợ của "bệnh nhân 2899"; "bệnh nhân 2918" là cháu ruột của "bệnh nhân 2899". Hiện 2 bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Ca 2927, 2928 ghi nhận tại Hà Nội là công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long, là F1 của "bệnh nhân 2911" (bạn của "bệnh nhân 2899", đi liên hoan ngày 22/4). Hiện các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Như vậy liên quan cụm dịch tại Hà Nam đã ghi nhận tổng cộng 13 ca nhiễm, gồm 5 người một gia đình ở Hà Nam, hai người bà con ở Hà Nam, hai người ở Hưng Yên, 3 người ở Hà Nội, một người tại TP HCM. 10 ca nhập cảnh, gồm: Tại TP HCM, "bệnh nhân 2915", nữ, 38 tuổi, ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Ngày 26/4, cô từ Đức quá cảnh Pháp nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN10, kết quả xét nghiệm ngày 28/4 dương tính với nCoV. "Bệnh nhân 2916", nam, 32 tuổi, là chuyên gia Ấn Độ. Ngày 13/4, anh từ Ấn Độ quá cảnh UAE nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay EK392, kết quả xét nghiệm ngày 28/4 dương tính với nCoV. Hiện hai bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. "Bệnh nhân 2919" ghi nhận tại Tây Ninh, nữ, 25 tuổi, ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Ngày 28/4, cô từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu Mộc Bài, kết quả xét nghiệm ngày 30/4 dương tính với nCoV. Hiện bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu. Ca 2920 và 2921 ghi nhận tại Sóc Trăng, gồm một nam một nữ, 29 và 27 tuổi, ở Đồng Nai và TP HCM. Ngày 28/4, họ từ Philippines nhập cảnh sân bay Cần Thơ trên chuyến bay QH9353, kết quả xét nghiệm ngày 29/4 dương tính với nCoV. Hiện các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện 30 Tháng 4, Sóc Trăng. Ca 2922-2926 cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bà Rịa - Vũng Tàu, công dân Việt Nam. Ngày 28/4, họ từ Indonesia nhập cảnh Cảng Bourbon trên Tàu Đại Dương SEA, kết quả xét nghiệm ngày 29/4 dương tính với nCoV. Hiện các bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền. Như vậy, hôm nay thêm 17 ca nhiễm mới, gồm 7 ca lây nhiễm cộng đồng và 10 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Sau hơn một tháng không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, Việt Nam ghi nhận chuỗi lây nhiễm nội địa mới liên quan Hà Nam. Tổng ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/1 đến nay là 924. Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài vào nước ta rất cao nếu không kiểm soát chặt đường biên giới. Người dân được khuyến cáo thực hiện nghiêm quy tắc 5K. Tổng số ca nhiễm tích lũy từ đầu dịch lên 2928, số khỏi 2.516. Các bệnh nhân đang điều trị đa số sức khỏe ổn định, trong đó 13 người xét nghiệm âm tính nCoV lần một, 15 người âm tính lần hai và 20 người âm tính lần ba. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe cách ly là hơn 37.000. Trong đó, số người cách ly tập trung tại bệnh viện là 531, tại cơ sở khác là gần 22.000, còn lại cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, ngày 29/4 có thêm 78.414 người tiêm vaccine Covid-19, nâng tổng số người được tiêm lên 506.435 người. Theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, thế giới ghi nhận khoảng 150 triệu ca Covid-19, trong đó hơn 3,1 triệu người đã tử vong. Đứng thứ nhất về số ca mắc là Mỹ, sau đó là Ấn Độ và Brazil.

Phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh .

Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là động lực cho sự phát triển trong giai đoạn phát triển mới. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA Ý CHÍ, KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG TOÀN DÂN TỘC Ý chí là khả năng vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích, là sức mạnh tinh thần to lớn, là động lực cổ vũ con người đứng lên, vượt qua những rào cản trên con đường phấn đấu để đạt được mục đích. Ý chí giúp con người phát huy được sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân, đôi khi đến mức độ phi thường. Ý chí của một cộng đồng dân tộc dựa trên sự thống nhất về tư tưởng, có lợi ích chung, tạo thành sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc trong giành, bảo vệ nền độc lập cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước. Khát vọng là những mong muốn tốt đẹp của con người với sự thôi thúc mạnh mẽ từ bên trong để đạt được những mong muốn ấy. Cũng như ý chí, khát vọng có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, gắn với mục đích sống, nuôi dưỡng những hoài bão lớn lao trong họ… Khát vọng chung của nhiều cá nhân trong xã hội tạo thành khát vọng xã hội và đến lượt nó, khi đã hình thành, vận động và phát triển, khát vọng xã hội có tác dụng lôi cuốn mọi cá nhân, vượt qua những chần chừ, dao động, tính toán thiệt hơn…, để tham gia thực hiện thành công khát vọng chung của xã hội. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc trước hết vào ý chí và khát vọng sống, tồn tại và phát triển của cộng đồng dân tộc, tự mình cố kết lại để bảo vệ mình trước sức mạnh của tự nhiên, của các thế lực bên ngoài muốn thôn tính, đô hộ, áp bức, đồng hóa dân tộc. Lịch sử đã chứng minh không hiếm dân tộc, nền văn minh trên thế giới bị đồng hóa, bị tiêu diệt trong quá trình biến thiên lâu dài của lịch sử, khi không có sự đoàn kết toàn dân tộc, thiếu ý chí, khát vọng độc lập, tự cường và phát triển. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí và khát vọng phát triển đất nước gắn liền với tấm gương và sự nêu gương về trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rất rõ vai trò của ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển. Hòn đá thề trên đỉnh núi Hy Cương, Phú Thọ nói lên ý chí, khát vọng độc lập của Vua Hùng và Thục Phán, về sự đoàn kết, thống nhất để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đền nợ nước, trả thù nhà. Triệu Thị Trinh hùng hồn khẳng định: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người"… Ý chí khát vọng độc lập, hùng cường của dân tộc Việt Nam đã thể hiện rất rõ trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có…” Trong những khúc quanh của lịch sử, cộng đồng dân tộc đã sinh ra những vĩ nhân, nhìn xa, trông rộng, như Nguyễn Trường Tộ, Vũ Duy Thanh… với tư tưởng cải cách, đổi mới để phát triển, xây dựng đất nước độc lập, hùng cường trước hiểm họa xâm lược từ các nước tư bản phương Tây. Lịch sử lâu dài của dân tộc đã chứng tỏ, ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc là nguồn nội lực xã hội khổng lồ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu và bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước 35 năm qua một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của ý chí, khát vọng phát triển đất nước trong toàn dân tộc. Bài học kinh nghiệm quý giá nhất của công cuộc đổi mới là dựa vào sức dân, phát huy tinh thần và ý chí khát vọng của nhân dân trong chiến tranh cách mạng vào xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường hòa bình. Kết quả của công cuộc đổi mới không chỉ thể hiện bằng những thành tựu về kinh tế, xã hội, mà còn là bài học về phát huy ý chí, khát vọng phát triển, xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc, để “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy ý chí, khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc gắn liền với tư tưởng của Người về cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc, “trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới”; với tinh thần chủ động, tự lực cánh sinh, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Ngay sau khi giành được nền độc lập, Người đặt tên nước Việt Nam gắn với các cụm từ “dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc” và trong lời dặn trước lúc đi xa Người mong muốn “tột bậc” về một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Việc giữ vững độc lập, tự chủ, khơi dậy và phát huy ý chí tự cường, khát vọng phát triển của toàn dân tộc góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức đối với độc lập, hòa bình và phát triển của dân tộc. Tháng 9/1945, ngay sau khi nước nhà được độc lập, Người viết thư cho học sinh, sinh viên trong ngày khai trường năm học đầu của nước Việt Nam mới, trong đó có đoạn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(1). Thể hiện ý chí và vai trò của tự lực, tự cường trong quan hệ quốc tế, Người dặn: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”(2). Tháng 5/1965, khi tròn 75 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động viết bản Di chúc, để lại những lời dặn tâm huyết nhất cho Đảng và nhân dân ta. Về khát vọng phát triển của dân tộc, Người viết: “…Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!” và đến ngày thắng lợi, chúng ta sẽ xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí và khát vọng phát triển đất nước gắn liền với tấm gương và sự nêu gương về trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minhkhi đã trở thành người lãnh đạo cao nhất đã nhấn mạnh đầy đủ, thẳng thắn nhất về mong muốn của mình khi trả lời các nhà báo: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”(3). Toàn bộ cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ ý chí và khát vọng của Người cho độc lập dân tộc và phát triển. Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”(4). Trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phóng viên báo Granma (Cuba), vào ngày 14-7-1969, Người nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”. Ý chí, khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân, hùng cường cho dân tộc và sự hy sinh, cống hiến trọn đời của Người cho niềm mong ước ấy là tấm gương mẫu mực về trách nhiệm của mỗi người Việt Nam trong bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là góp phần hiện thực hóa tư tưởng của Người trong công cuộc Đổi mới của Đảng và nhân dân ta hiện nay. ĐỘNG LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI Bối cảnh quốc tế và những xu hướng phát triển của thời đại đặt yêu cầu phải phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí, khát vọng của toàn dân tộc cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Sự đồng lòng của nhân dân là điều kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã dự báo tình hình thế giới sẽ “…tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường”. Đáng chú ý, Văn kiện đã chỉ rõ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, nhưng cũng đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại diễn ra gay gắt… Trong hoàn cảnh thế giới phát triển phụ thuộc lẫn nhau, lợi ích quốc gia, dân tộc là nhân tố quyết định để mỗi quốc gia dân tộc tham gia vào các mối quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế thành công. Ngoài tiềm lực kinh tế, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển của toàn dân tộc là chỗ dựa và điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế. Trong điều kiện cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, phức tạp, tác động mạnh mẽ đến Việt Nam hiện nay, việc giữ vững độc lập, tự chủ, khơi dậy và phát huy ý chí tự cường, khát vọng phát triển của toàn dân tộc góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức đối với độc lập, hòa bình và phát triển của dân tộc. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và khoa học, công nghệ hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo nên đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Vai trò của nhân tố con người, đặc biệt là tri thức, trí tuệ, sáng tạo có ý nghĩa quyết định để có sự phát triển đột phá, làm thay đổi vị thế quốc gia trên bản đồ thế giới. Chúng ta có quyền tự hào về một dân tộc Việt Nam thông minh, sáng tạo, một đội ngũ người lao động có trình độ học vấn khá cao, một môi trường phát triển và hội nhập quốc tế có nhiều thuận lợi nhờ thắng lợi của công cuộc đổi mới và đường lối đối ngoại đúng đắn…, giúp nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Đúng như khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII: “Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Và: “… Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(5). Hơn lúc nào hết, cần phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí, khát vọng phát triển trong toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh làm động lực cho sự phát triển trong giai đoạn phát triển mới. Phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự cường và khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn mới là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và mỗi người dân để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên xác định 5 quan điểm chỉ đạo công cuộc đổi mới hiện nay, trong đó, quan điểm về động lực phát triển nêu rõ: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…”. Để thực hiện quan điểm này, Nghị quyết yêu cầu phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam. Bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững. Để phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc trong thời kỳ mới, cần tập trung thực hiện hiệu quả một số giải pháp sau: Một là, khơi dậy, nhân lên, phát huy giá trị, sức mạnh nội sinh của ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ chính ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc khi được khơi dậy, nhân lên, phát huy phù hợp sẽ tạo ra sức mạnh muôn người như một. Trong giai đoạn hiện nay, làm cho ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc trở thành ý chí, khát vọng phát triển của mỗi người con đất Việt là trách nhiệm của Đảng, trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải thể hiện rõ ý chí, khát vọng của mình, gương mẫu, làm lan tỏa, nhân lên ý chí, khát vọng phát triển của toàn dân tộc. Hai là, để ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc trở thành nguồn nội lực phát triển của đất nước, cần tập trung tuyên truyền, khẳng định những thành tựu rất đáng tự hào, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đạt được. Những thành tựu đó cũng là kết quả của sự phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của toàn dân tộc trước đây cũng như trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, chúng ta thêm tin tưởng, tự hào, quyết tâm; thêm cơ sở khẳng định sự đúng đắn của con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Ba là, tiếp tục tháo gỡ những nút thắt trong cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý văn hóa, quản lý con người,... Xóa bỏ triệt để cơ chế bao cấp, xin - cho, tạo điều kiện để tất cả các thành phần kinh tế, mỗi gia đình, cá nhân, địa phương… đều có cơ hội phát triển, làm giàu cho mình cho đất nước. Ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc chỉ có thể được phát huy trên nền tảng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân. Điều này phải được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc. Muốn phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc trong bất kỳ thời đại nào cũng phải dựa vào dân; tin vào sức mạnh phi thường của quần chúng nhân dân Bốn là, muốn phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc trong bất kỳ thời đại nào cũng phải dựa vào dân; tin vào sức mạnh phi thường của quần chúng nhân dân. Sự đồng lòng của nhân dân là điều kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc. Trong tình hình mới hiện nay, sự lãnh đạo đúng đắn, nhạy bén của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ; sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài là điều kiện để phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc Việt Nam./

Chủ tịch Quốc hội ứng cử tại đơn vị bầu cử số 3 của Hải Phòng .

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là một trong số bốn ứng cử viên đại biểu Quốc hội của Trung ương được giới thiệu ứng cử tại thành phố Hải Phòng. Ủy ban Bầu cử thành phố Hải Phòng vừa có Thông báo số 18/TB-UBBC về việc công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại thành phố Hải Phòng theo Nghị quyết số 559/NQ-HĐBCQG ngày 27/4/2021 của Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Cụ thể, Ủy ban Bầu cử thành phố công bố danh sách 15 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại ba đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội của thành phố để bầu chín đại biểu Quốc hội khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là một trong số bốn ứng cử viên đại biểu Quốc hội của Trung ương được giới thiệu ứng cử tại thành phố Hải Phòng. Đơn vị bầu cử số một gồm các quận Hồng Bàng, Lê Chân và các huyện Thủy Nguyên, Cát Hải, Bạch Long Vĩ. Các ứng cử viên gồm ông Tống Văn Băng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 3; bà Mai Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng; bà Phạm Thị Lý, Trưởng phòng Phòng Kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu - Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng. Đơn vị bầu cử số hai gồm các quận Ngô Quyền, Hải An, Đồ Sơn và các huyện An Dương, Kiến Thụy. Các ứng cử viên gồm bà Đỗ Thị Phương Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu-Y học hạt nhân, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng; bà Nguyễn Thị Thanh Diệp, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Hải Phòng; ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam; Đại tá Nguyễn Minh Quang, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố Hải Phòng; ông Lã Thanh Tân, Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hải Phòng. Đơn vị bầu cử số ba gồm các quận Kiến An, Dương Kinh và các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Các ứng cử viên gồm Thiếu tướng Vũ Thanh Chương, Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng; ông Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hải Phòng; ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội; Thượng tá Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an thành phố Hải Phòng; bà Nguyễn Hồng Vân, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trưởng phòng Quan hệ Quốc tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam./.

Phòng và chống sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh .

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa hơn nửa thế kỷ, nhưng di sản Người để lại không chỉ là tài sản tinh thần to lớn của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta mà còn luôn tiếp tục đồng hành, soi đường cho nhân dân Việt Nam vững bước trên hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. . THỦ ĐOẠN NHAM HIỂM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Không thể phủ nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn đã được UNESCO vinh danh và giá trị tư tưởng của Người, song thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động, thù địch, cơ hội đã dùng danh nghĩa "phi chính phủ", “từ thiện” để lập một số quỹ hỗ trợ cho các tổ chức phản động chống phá, xuyên tạc về Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh như Quỹ Đầu tư phát triển Mỹ (USAID), Quỹ Hỗ trợ dân chủ nhân quyền (NDI), Quỹ Quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED), Việt Tân... Cùng với đó là việc bảo trợ cho các "loa truyền thông" như Trung tâm Asia, Chantroimoi media, Danlambao, Tiếng Dân News… thường xuyên đăng tải các thông tin, bài viết, phỏng vấn để bôi đen sự thật, trắng trợn xuyên tạc, vu cáo tiểu sử, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thông qua các trang mạng xã hội trên, những kẻ tự xưng là yêu nước, dân chủ và cả những người “có tiếng nói phản biện" ở trong và ngoài nước đã không chỉ bịa đặt, bôi đen một số thông tin về đời tư, về ngày sinh, về những người thân trong gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh, về nguồn gốc của Người nhằm hạ bệ thần tượng mà còn xuyên tạc và phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh khi cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là sự du nhập những tư tưởng ngoại lai vào Việt Nam; Hồ Chí Minh là nhà dân tộc chủ nghĩa chứ không phải là người cộng sản; Hồ Chí Minh đi trên cỗ xe Nho giáo đến với chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh là tư biện, lý thuyết, giáo điều, sao chép, máy móc chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, đã bị xóa bỏ nên không phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay… Thâm độc hơn, là họ đã không từ một thủ đoạn nào để bôi xấu và tìm cách đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; tách rời mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, để khi thì đề cao, tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, khi thì lại cho rằng Hồ Chí Minh không có tư tưởng vì đó là một nhà hoạt động thực tiễn. Thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả lịch sử và lôgíc từ sự kết hợp tự nhiên truyền thống yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lênin; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam và cả các nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ trung thành với những nguyên lý của học thuyết cách mạng, khoa học và hiện đại này; không giáo điều mà chính là nắm lấy tinh thần, bản chất khoa học, cách mạng của nó để bổ sung, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới bằng thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Sự bổ sung và phát triển sáng tạo ấy thể hiện rõ trong quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chú trọng xây dựng và chỉnh đốn Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh; về xây dựng, tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi; về xây dựng nhà nước kiểu mới của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; về gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội và lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ chế độ tư bản chủ nghĩa; về rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên… trong tiến trình cách mạng Việt Nam hơn 9 thập niên qua. Hơn thế nữa, không phải tự nhiên Hồ Chí Minh lại nói chủ nghĩa Mác - Lênin không những là “cẩm nang” thần kỳ, là kim chỉ nam mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường cho nhân dân các dân tộc bị áp bức, bóc lột tàn bạo dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc; trong đó, có nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Bởi, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin khi được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa đăng trên báo L’Humanité, ngày 16 và 17/7/1920 và Người nhận thấy: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”(1). Bởi, chủ nghĩa Mác - Lênin chính là nguồn gốc lý luận chủ yếu, quyết định sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong 3 nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh (chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây; chủ nghĩa Mác - Lênin) và là thành tố quan trọng nhất. Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan, phương pháp luận khoa học, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử mà còn là hòn đá tảng, là cơ sở để Người vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để đề ra con đường cách mạng Việt Nam phù hợp với yêu cầu của dân tộc và xu thế của thời đại. Bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa học và cách mạng, cho nên, không thể tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời, cũng không thể đề cao, tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh mà phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là càng không thể lấy tư tưởng Hồ Chí Minh để thay thế cho chủ nghĩa Mác - Lênin và ngược lại. Thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ cội nguồn chính yếu là chủ nghĩa Mác - Lênin và “trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc" như Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 18/2/1995 của Bộ Chính trị khóa VII đã khẳng định. Bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa học và cách mạng, cho nên, không thể tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời, cũng không thể đề cao, tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh mà phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là càng không thể lấy tư tưởng Hồ Chí Minh để thay thế cho chủ nghĩa Mác - Lênin và ngược lại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả lịch sử và lôgíc từ sự kết hợp tự nhiên truyền thống yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lênin; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam và cả các nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ trung thành với những nguyên lý của học thuyết cách mạng, khoa học và hiện đại này; không giáo điều mà chính là nắm lấy tinh thần, bản chất khoa học, cách mạng của nó để bổ sung, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới bằng thực tiễn của cách mạng Việt Nam. KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tiến trình cách mạng Việt Nam là không thể phủ nhận, bởi đó là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 90 năm qua: "Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam"(2). Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rõ tính chặt chẽ, liên tục, nhất quán, bao quát và toàn diện đúng như Đại hội IX (4/2001) của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”(3). Trong Văn kiện Đại hội IX, tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định gồm 9 nội dung cơ bản: 1) Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 2) Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 3) Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. 4) Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 5) Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. 6) Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. 7) Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. 8) Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 9) Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân tộc và nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn đất nước để đề ra cương lĩnh chính trị đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”(4) . Điều này tiếp tục được nhấn mạnh trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011): “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” (5). Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định: "Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh " (6)… Trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch ngày càng tăng cường và đẩy mạnh hơn các chiến dịch, các thủ đoạn, các hình thức từ bên ngoài, câu kết và phối hợp với các đối tượng phản động, cơ hội chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở trong nước để chuyển tải, truyền bá các thông tin sai lệch, bịa đặt, vu khống, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, công khai tấn công vào những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam nói chung, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, việc chủ động phòng và chống sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng trở nên bức thiết. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung, kiên định và bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, toàn Đảng cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: Một là, mỗi cấp ủy đều phải nâng cao nhận thức và xác định rõ việc đấu tranh bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên và lâu dài. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong cuộc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn làm chuyển hóa chính trị, tư tưởng của các thế lực thù địch. Hai là, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư khóa XII về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới" gắn với Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Theo đó, đẩy mạnh và kịp thời phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; uốn nắn những nhận thức lệch lạc, mơ hồ, dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin về chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng; đồng thời, chủ động đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng và chỉnh đốn Đảng thiết thực, hiệu quả. Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan báo chí, truyền thông, kết hợp chặt chẽ với tuyên truyền miệng, các kênh thông tin khác, xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sát hợp thực tế để chủ động đấu tranh, phòng, chống và bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh; gắn với nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan báo chí, truyền thông, kết hợp chặt chẽ với tuyên truyền miệng, các kênh thông tin khác, xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sát hợp thực tế để chủ động đấu tranh, phòng, chống và bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh; gắn với nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Gắn tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần củng cố niềm tin vào tư tưởng Hồ Chí Minh - cội nguồn sức mạnh, tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong hành trình hướng đến tương lai. Bốn là, chú trọng xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về Hồ Chí Minh học từ đại học đến sau đại học, để đội ngũ cán bộ đó có trình độ chuyên môn chuyên sâu, có năng lực nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn tốt, góp phần bổ sung và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng các lực lượng nòng cốt, chuyên trách, thường trực, tác chiến nhanh, chính xác, làm xoay chuyển tương quan so sánh lực lượng trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận gắn với việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị nói chung, nâng cao tính hấp dẫn trong dạy và học môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong Đảng và trong xã hội; trở thành nhu cầu tự thân, nền nếp của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân./.

Triển lãm chuyên đề 'Chủ tịch Hồ Chí Minh với các kỳ bầu cử Quốc hội' .

Triển lãm trưng bày hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật nhằm tuyên truyền, giới thiệu vai trò Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chuẩn bị, tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên và các kỳ bầu cử Quốc hội. . Ngày 28/4, tại Bảo tàng Quân khu 9 (thành phố Cần Thơ), Cục Chính trị Quân khu 9 khai mạc Triển lãm chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với các kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp” và trao tặng hiện vật bảo tàng. Đây là hoạt động chào mừng 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2016. Triển lãm trưng bày hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật nhằm tuyên truyền, giới thiệu tới cán bộ, chiến sỹ và nhân dân vai trò Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chuẩn bị, tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội đầu tiên và các kỳ bầu cử Quốc hội sau. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, thực hiện tốt chức năng là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hải, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9, cho biết truyền thống đoàn kết, vì dân, vì nước của Quốc hội khóa I do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng và phát triển các nhiệm kỳ Quốc hội là một trong những nhân tố quan trọng làm tiền đề để Quốc hội Việt Nam khóa XIV và các khóa tiếp theo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang của cơ quan đại diện quyền lực cao nhất của nhân dân, góp phần xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa phát triển phồn vinh và hạnh phúc. Triển lãm chuyên đề sẽ tuyên truyền, giáo dục, nêu cao tinh thần làm chủ, ý thức tự giác tham gia bầu cử để lựa chọn, bầu những người hội đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, tham gia vào Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Dịp này, Đảng ủy Quân khu 9 tổ chức tiếp nhận hình ảnh, tư liệu, hiện vật của các cán bộ cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã nghỉ hưu, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch trưng bày, triển lãm bộ sưu tập “Kỷ vật của cán bộ cấp tướng Quân khu” vào dịp kỷ niệm 77 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 76 năm thành lập Quân khu 9, 75 năm Ngày truyền thống Cục Chính trị và ngành chính trị Quân khu. Việc tiếp nhận những tư liệu, tài liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến quá trình công tác, chiến đấu, học tập của các cán bộ, sĩ quan đã từng công tác trong lực lượng vũ trang Quân khu nói chung và cán bộ cấp tướng nói riêng sẽ góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Triển lãm mở của đến hết tháng 5/2021./.

Tính khoa học, hiện thực của Văn kiện Đại hội XIII - Sự thật khách quan bác bỏ các luận điệu xuyên tạc .

Hệ thống quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đại hội XIII, với những cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, phong phú, sinh động là tất yếu bảo đảm tính khoa học, hệ thống, vừa toàn diện, vừa lịch sử, cụ thể và khả thi. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo đã được tiến hành 35 năm và đạt “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”, đất nước ta chưa bao giờ có “cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế” như hiện nay. Vì vậy, Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII gắn với việc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH); 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045. Các văn kiện Đại hội, theo đó, phải vừa đề ra quan điểm chỉ đạo mang tính tổng kết thực tiễn, khái quát, hệ thống hóa lý luận; vừa cụ thể hóa thành các chủ trương, giải pháp phát triển đất nước trong từng giai đoạn, trên từng vấn đề... Tuy nhiên, sau khi Đại hội diễn ra thành công rất tốt đẹp, các văn kiện Đại hội được thông qua và công bố, thì những thế lực thù địch và thành phần bất mãn, ấu trĩ lại tung ra những luận điệu xuyên tạc, rằng các quan điểm và giải pháp của Đại hội XIII đưa ra “dày như gai mít”, chồng chéo, cái nọ cản trở cái kia nên không thể thực hiện được. Vậy, bản chất của luận điệu này là gì? Xét về logic hình thức, luận điểm phản động trên chỉ nhìn nhận một vài lát cắt của vấn đề, đi vào từng ý tiểu tiết, cố tình cô lập với chỉnh thể, vi phạm phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử. Chẳng hạn, khi cho rằng các quan điểm và giải pháp mà Đại hội đưa ra là dày đặc, chồng chéo, họ chỉ mới xem xét trên từng vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng - an ninh, từng nội dung, giải pháp cho mỗi vấn đề đó mà chưa đồng thời đặt trong tính toàn diện, hệ thống, tính lịch sử - quá trình của toàn bộ các quan điểm, vấn đề cần xem xét. Muốn đúc rút kinh nghiệm của 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII (2006-2021), nhận định, dự báo về tình hình, xu thế hiện tại và tương lai phát triển của đất nước, tất yếu phải đánh giá thành tựu và hạn chế của giai đoạn này. Tiếp đó, khi đề ra quan điểm, chủ trương, giải pháp phát triển của giai đoạn 5 năm 2021-2026, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045, đương nhiên cần kế thừa, bổ sung và phát triển các quan điểm, chủ trương, giải pháp đã có. Tương tự như vậy, quan điểm, chủ trương, giải pháp trên từng lĩnh vực phải vừa phù hợp với nhận thức về vấn đề chung, khái quát là mô hình và con đường quá độ lên CNXH của đất nước, vừa phải thể hiện tính kế thừa, phát triển trong tư duy của Đảng ở mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Xét về nội dung, luận điệu “các quan điểm và giải pháp của Đại hội XIII cái nọ cản trở cái kia nên không thể thực hiện được” đang giải thích sai hoặc cố tình đánh tráo luận đề về một số vấn đề cơ bản trong các văn kiện của Đại hội. Điển hình là việc họ cho rằng đã “kiên định niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn”(1), tức là con đường độc lập dân tộc gắn với CNXH thì không thể áp dụng “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, bởi đó là sản phẩm đặc thù, là “con đẻ” của chủ nghĩa tư bản. Họ cho rằng, “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một mô hình “không giống ai” khi kết hợp khiên cưỡng, bằng cách áp đặt chủ quan ý chí của Nhà nước Việt Nam vào quá trình hình thành, vận động và phát triển của kinh tế thị trường - vốn phải hoàn toàn tuân thủ các quy luật kinh tế…(!). Trên cơ sở thực tiễn lịch sử nhân loại và kinh nghiệm của chính Việt Nam, Đảng ta đã đúc rút những kết luận hết sức quan trọng: Việt Nam quá độ lên CNXH “bỏ qua” hình thái kinh tế - xã hội TBCN “tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại(2). Kinh tế thị trường vốn không phải là sản phẩm riêng có của CNTB mà là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại. Kinh tế thị trường thực chất là kinh tế hàng hóa ở trình độ phát triển cao, có mầm mống từ giai đoạn cuối của xã hội chiếm hữu nô lệ; CNTB phát triển kinh tế thị trường lên trình độ cao chứ không sinh ra nó. Như vậy, để xây dựng thành công CNXH, Đảng xác định quan điểm phát triển “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện tư duy biện chứng, kế thừa, đổi mới và phát triển. Đồng thời, từ quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là tại Đại hội XIII, Đảng cũng đã dần bổ sung, phát triển nhận thức về “định hướng XHCN” trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay; chỉ ra hệ thống chủ trương, giải pháp để từng bước hiện thực hóa, phát huy tác dụng của mô hình kinh tế ấy. Kinh tế thị trường vốn không phải là sản phẩm riêng có của CNTB mà là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại. Kinh tế thị trường thực chất là kinh tế hàng hóa ở trình độ phát triển cao, có mầm mống từ giai đoạn cuối của xã hội chiếm hữu nô lệ; CNTB phát triển kinh tế thị trường lên trình độ cao chứ không sinh ra nó. Trên cơ sở "điểm mặt, chỉ tên" những luận điệu nêu trên, để bác bỏ nó, chúng ta cần làm rõ các căn cứ cơ bản sau: Thứ nhất, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, đường lối của Đại hội XIII nói riêng được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, đặc biệt là thực tiễn của sự nghiệp đổi mới 35 năm qua. Về lý luận, đó là sự “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” về mô hình và con đường quá độ lên CNXH; về xây dựng Đảng, kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; về phát huy dân chủ, “dân là gốc”; về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; về phát triển hài hòa kinh tế - văn hóa - xã hội - bảo vệ môi trường, đề cao mục tiêu vì con người. Đó còn là sự kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, thể hiện tập trung ở các quan điểm: “Khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(3);“chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số…, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…(4). Về thực tiễn, những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong sự nghiệp đổi mới, cụ thể là trong nhiệm kỳ khóa XII chứng tỏ hệ thống quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng qua nhiều kỳ đại hội đã có tính khả thi rất cao, phát huy được giá trị khoa học cũng như giá trị thực tiễn của mình. Đại hội XIII đánh giá đó là những thành tựu “rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật”. Cụ thể, trong 35 năm đổi mới, kinh tế nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (khoảng 6%/năm). Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, kinh tế vĩ mô được ổn định vững chắc. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng, được tiến hành toàn diện, đồng bộ, hiệu quả trên tất cả các mặt. Trước tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chúng ta đã chủ động xử lý thành công các tình huống, không để bị động, bất ngờ, giữ vững an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và trật tự, an toàn xã hội. Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến tình hình thế giới và trong nước, gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, Việt Nam vẫn đạt kết quả, thành tích quan trọng, được thế giới ghi nhận, ngưỡng mộ. Đặc biệt, chúng ta đã kịp thời khống chế, cơ bản kiểm soát, ngăn chặn được sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng; giảm thiểu những tổn thất, thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân; thực hiện thành công “mục tiêu kép” - vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân. Những điều này khiến Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế toàn cầu và thể hiện rõ rệt tính ưu việt, nhân văn của chế độ XHCN. Hệ thống quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đại hội XIII, với những cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, phong phú, sinh động như thế tất yếu bảo đảm tính khoa học, hệ thống, vừa toàn diện, vừa lịch sử, cụ thể và khả thi. Thứ hai, các quan điểm, chủ trương, giải pháp được Đại hội XIII đưa ra không phải trên “mảnh đất trống” về nhận thức mà dựa trên sự kế thừa, phát triển những quan điểm chỉ đạo, giải pháp đã có từ nhiều kỳ đại hội trước đó. Nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc luôn được thể hiện trong các văn kiện Đảng một cách nhất quán: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, kiên định đường lối đổi mới của Đảng, kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; chủ trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia… Vì vậy, không thể nói rằng: những quan điểm, giải pháp được Đảng đề ra trước đây đã mang lại hiệu quả thiết thực, đến Đại hội XIII tiếp tục kế thừa, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới lại không thể thực hiện được. Thứ ba, các quan điểm, chủ trương, giải pháp mà Đại hội XIII đưa ra đã được thể hiện trong Dự thảo Văn kiện Đại hội, được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; được góp ý, chỉnh sửa nhiều lần; được nhiều nhà nghiên cứu khoa học, nhà lý luận nghiên cứu, biên soạn một cách nghiêm túc, tính toán từng từ, từng câu. Dự thảo Văn kiện được đánh giá có quá trình chuẩn bị “công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp” nên sau khi được thông qua tại Đại hội và bổ sung, chỉnh sửa càng được nâng tầm giá trị(5). Biểu hiện cụ thể là: 1) Các quan điểm, chủ trương, giải pháp được Văn kiện Đại hội trình bày theo phương pháp chủ yếu là lịch sử kết hợp với logic, bảo đảm tính khoa học, phù hợp thực tiễn. Nội dung được chia tách thành từng mảng vấn đề bám sát lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình, con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Điều này khiến người đọc, người nghiên cứu nhận thức rõ sự “kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” trong đường lối của Đảng và dễ theo dõi, quán triệt, thực hiện… Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội XIII là một minh chứng sinh động. Cấu trúc cơ bản của Báo cáo được thể hiện theo trục lịch sử: Từ tổng kết, đánh giá “kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và cơ đồ đất nước sau 35 năm đổi mới” đến “tầm nhìn và định hướng phát triển” trong các giai đoạn tới (bao gồm nội dung dự báo tình hình, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển 10 năm 2021-2030). Sau khi trình bày mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển khái quát trên tất cả các lĩnh vực của đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Báo cáo đi vào phân tích chủ trương, giải pháp trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Đó là các thành tố thuộc từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng: từ mô hình tăng trưởng đến thể chế kinh tế; từ giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và văn hóa, xã hội, trong đó chú trọng vấn đề tài nguyên, môi trường đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại; từ củng cố, phát huy nền tảng, động lực của hệ thống chính trị là khối đại đoàn kết toàn dân tộc đến xây dựng, hoàn thiện các thiết chế của hệ thống chính trị là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên… Cuối cùng, Báo cáo chính trị chốt lại “Những nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII” để cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nắm vững và chú trọng thực hiện. 2) Văn kiện Đại hội có văn phong súc tích, từ ngữ chắt lọc, mỗi nhận định, đánh giá, nội dung bổ sung đều có căn cứ, lý do xác đáng, thể hiện tư duy kế thừa, đổi mới, phát triển. Ví dụ, trong nhận định, đánh giá về nhiệm kỳ Đại hội XII và tổng kết 35 năm đổi mới, Đại hội khẳng định: Chúng ta đã đạt nhiều thành tựu “rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật”. Gắn với đánh giá đó, Văn kiện dẫn giải, phân tích căn cứ thực tiễn xác đáng là thành tựu trên từng lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng, có số liệu thống kê định lượng chứng minh. Kết hợp với những nhận xét, đánh giá của đại diện chính phủ các nước trên thế giới/các tổ chức quốc tế, của truyền thông và dư luận quốc tế, khẳng định của Đại hội XIII càng tăng thêm giá trị thuyết phục. Hoặc, Đại hội bổ sung mối quan hệ cơ bản cần chú trọng bảo đảm là mối quan hệ giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế, đảm bảo kỷ cương xã hội; nhấn mạnh một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm là “quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu”(6). Đây là sự kế thừa quan điểm về các mối quan hệ lớn cần giải quyết trong quá trình quá độ lên CNXH, đồng thời cập nhật những diễn biến mới của tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường gia tăng ở trong nước và xu thế phát triển chung của thế giới. Điển hình là quan điểm của Đảng về “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Khái niệm này trong Văn kiện Đại hội XIII thể hiện rõ nét quá trình tư duy mang tính kế thừa, bổ sung, phát triển của Đảng. Tại Đại hội IX, Đảng ta lần đầu tiên nêu khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” - là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và “chịu” sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH. Đến Đại hội X và XI, Đảng chỉnh sửa chữ “chịu” thành “được” trong “được sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH”. Đại hội XII bổ sung, điều chỉnh thêm một bước khái niệm cho phù hợp yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế thị trường ở nước ta: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(7). Điểm mới ở đây là sự nhấn mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết cần “vận hành đầy đủ, đồng bộ” theo các quy luật của kinh tế thị trường, giảm thiểu, đi đến xóa bỏ sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính, mang tính chất chủ quan, duy ý chí của các cơ quan quản lý nhà nước, tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quy luật kinh tế như: Quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh… Điều này thể hiện sự thay đổi toàn diện, triệt để tư duy của Đảng về kinh tế thị trường theo hướng coi kinh tế thị trường là cơ chế vận hành của toàn bộ nền kinh tế, quyết định việc phân bổ mọi nguồn lực đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, kinh doanh. Một nét mới nữa trong khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” tại Đại hội XII là luận điểm: “Bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”. Nhận thức này góp phần giải quyết sự khó khăn, vướng mắc giữa lý luận với thực tiễn, khi mà thành phần kinh tế nhà nước, công cụ chủ yếu để Nhà nước ta điều tiết nền kinh tế theo định hướng XHCN trên thực tế chưa tạo ra đa số việc làm cho xã hội cũng như đóng góp tỉ trọng ưu thế trong cơ cấu GDP so với thành phần kinh tế tư nhân. Cùng với đó, Đảng định hình rõ nét hơn thế nào là “thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” theo hướng coi trọng vai trò “định hướng, dẫn dắt, thúc đẩy” các thành phần kinh tế khác hoạt động vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” hơn là căn cứ chủ yếu vào tỉ trọng đóng góp của thành phần kinh tế này trong cơ cấu GDP. Một vài thuật ngữ khi lý giải về các tiêu chí của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng được bổ sung, điều chỉnh: Quan hệ sản xuất “tiến bộ, phù hợp” thay cho “công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”, “chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội” thay cho "phúc lợi xã hội"… Tại Đại hội XIII, khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” được xác lập như sau: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”(8). Xuất phát từ thực tiễn quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, ngày càng sâu rộng, hiệu quả của đất nước và yêu cầu hiện đại hóa nền kinh tế, bắt kịp và vận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng ta bổ sung đặc điểm “là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế” khi định danh mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN” của Việt Nam; còn lại, về cơ bản, khái niệm này kế thừa nhận thức của các kỳ Đại hội trước. 3) Các quan điểm, chủ trương trong Văn kiện Đại hội có tính toàn diện, tính khái quát và hệ thống hóa cao, phản ánh mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và CNXH. Đại hội không chỉ tập trung bàn về quá trình và kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XII, trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và 35 năm đổi mới; mà còn đặc biệt tập trung phản ánh quá trình, kết quả và mục tiêu, định hướng của công tác tổ chức xây dựng Đảng, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các giai đoạn đã qua cũng như thời gian tới. Từ đó, lý luận của Đảng về mô hình và con đường quá độ lên CNXH ở nước ta, về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền - vấn đề trọng tâm, xuyên suốt, mang tính nguyên tắc và có giá trị chỉ đạo chiến lược trong đường lối của Đảng “ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa”(9). Với chủ đề: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”(10), Đại hội XIII trở thành biểu tượng kết tinh của ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”(11) như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trước lúc đi xa... Chúc mừng thành công của Đại hội XIII, trong đó có thành công của công tác nhân sự và công tác soạn thảo, thông qua các Văn kiện, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, bạn bè quốc tế đã gửi điện, thư chúc mừng Đảng Cộng sản Việt Nam. Điện chúc mừng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: “Kể từ Đại hội thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chú trọng tăng cường công tác xây dựng Đảng, dẫn dắt nhân dân Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới. Đứng trước tác động của dịch bệnh COVID-19, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy vai trò lãnh đạo kiên cường, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, duy trì tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, thể hiện ưu thế của chế độ XHCN...”. Thư của Tổng thống Mỹ Joe Biden có đoạn: “Năm qua đánh dấu kỷ niệm 25 năm quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Quan hệ đối tác toàn diện mạnh mẽ, đầy sức sống mà hai nước chúng ta đã và đang cùng nhau xây dựng là dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Tôi luôn tự hào ủng hộ mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ...”. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đánh giá: “Dưới sự lãnh đạo của ngài, Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong thập niên vừa qua. Đại hội Đảng lần thứ XIII đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn then chốt mới của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam”… Như vậy, chính đại diện chính phủ của các nước lớn, các nước trong khu vực và bạn bè quốc tế đã thay chúng ta khẳng định thành công của sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cũng chính là khẳng định giá trị, ý nghĩa đường lối của Đảng mà Văn kiện Đại hội XIII là sự kế thừa, bổ sung, phát triển và dần hoàn thiện./.

Giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Hiện nay, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn nữa để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, thực hiện chủ đề năm 2021 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông” . KẾT QUẢ TOÀN DIỆN Trong Quý I năm 2021, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên toàn quốc cơ bản được đảm bảo, số vụ và số người thương vong do tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục được kéo giảm so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả này tiếp tục khẳng định các giải pháp bảo đảm TTATGT mà Chính phủ đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, có tính khả thi cao. Kết quả cụ thể được thể hiện trên các mặt công tác: Một là, sự toàn diện, kịp thời và quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư và Kết luận số 45-KL/TW ngày 1/2/2019 về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW ngày 4/9/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 về “Tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021”; các Công điện của Thủ tướng Chính phủ trong các dịp cao điểm bảo đảm TTATGT và các giải pháp được đề ra tại Kế hoạch Năm An toàn giao thông (ATGT) năm 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông” của Ủy ban ATGT Quốc gia. Hai là, công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT đã được các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch rà soát, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác bảo đảm TTATGT trong năm 2021. ­Ba là, mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ lấy trọng tâm là chủ đề Năm ATGT 2021 theo hình thức trực tuyến, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các mạng xã hội. Cụ thể, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Ban ATGT thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2021 và cao điểm bảo đảm TTATGT dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương, địa phương thường xuyên, kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT trong các bản tin thời sự hằng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT, các biện pháp phòng tránh TNGT gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi tham gia giao thông. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Ủy ban ATGT Quốc gia, tổ chức tổ chức Lễ trao giải thưởng cuộc thi vẽ tranh “Thiếu nhi Việt Nam với an toàn giao thông” năm 2020 và trao giải cuộc thi “Thanh niên với văn hóa giao thông”. Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyên truyền đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Bốn là, công tác kiểm tra, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm TTATGT và thanh tra chuyên ngành GTVT được Bộ Công an, Bộ GTVT và cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, tập trung xử lý nghiêm các vi phạm là nguyên nhân gây TNGT, đặc biệt là các hành vi điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý, chạy quá tốc độ, chở quá tải trọng cho phép. Năm là, ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước, huy động xã hội hoá đầu tư, nâng cấp đưa vào khai thác nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông mới, Bộ GTVT đã chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan tiến hành khởi công các công trình, dự án như: cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, Cảng hàng không quốc tế Long Thành... Đồng thời, hoàn thành thi công xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng 2 dự án, gồm: dự án đầu tư, xây dựng cầu Cửa Hội, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long; bắt đầu thủ tục bàn giao tuyến ĐSĐT số 1 cho UBND Thành phố Hà Nội để đưa vào khai thác thương mại. Đồng thời, Bộ GTVT chỉ đạo các cục, tổng cục trực thuộc Bộ, các Sở GTVT và các đơn vị liên quan bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án bảo trì đường bộ, đường thuỷ nội địa, hàng không, hàng hải và đường sắt; tiếp tục xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông... GIẢI PHÁP TÍCH CỰC Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu kép là tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế, hoạt động kinh tế, xã hội, giao thông vận tải nội địa đang và sẽ phục hồi mạnh trong quý II và những tháng còn lại của năm 2021. Những kết quả tích cực của Quý I đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần tiếp tục vào cuộc đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 18-CT/TW, Kết luận số 45-KL/TW, 12/NQ-CP, Chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch số 487/KH-UBATGTQG ngày 31/12/2020 về Năm ATGT năm 2021 của Ủy ban ATGT Quốc gia. Trong quý II năm 2021, cần tích cực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sua: Một là, Ủy ban ATGT Quốc gia tiếp tục đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Năm ATGT 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông” và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên cơ sở tổng hợp Kế hoạch của các cơ quan thành viên. Đôn đốc, kiểm tra công tác bảo đảm TTATGT tại các địa phương có tình hình TTATGT phức tạp, tai nạn giao thông tăng cao trong quý I; tiếp tục phối hợp với các cơ quan thành viên và Ban ATGT các địa phương đồng hành với các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật, giáo dục kiến thức kỹ năng về ATGT. Hai là, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án chính sách về bảo đảm TTATGT, đặc biệt là xây dựng các Nghị định Hướng dẫn Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng đơn giản hóa tối đa quy trình thủ tục cho phép xử phạt nguội một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, nâng cao hiệu lực và tính răn đe đối với các hành vi có nguy cơ cao dẫn đến TNGT, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, vi phạm quy định xếp hàng hóa trên ô tô; làm rõ trách nhiệm và tăng chế tài xử lý đối với đơn vị kinh doanh vận tải và chủ phương tiện nếu có phương tiện vi phạm. Nghiên cứu, hoàn thiện quy định và hướng dẫn về trách nhiệm của chủ đầu tư BOT trong việc thực hiện thẩm tra an toàn đường bộ, rà soát, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông phát sinh trên các tuyến đầu tư theo hình thức BOT; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hướng dẫn cụ thể về nội dung, nguồn kinh phí và trách nhiệm bảo trì công trình đường bộ trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu toàn dân đối với dự án BOT hết thời gian thu phí. Đẩy nhanh tiến độ gắn với siết chặt quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Tiếp tục rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, xử lý các bất cập về tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ để nâng cao điều kiện an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, triển khai kiểm tra, rà soát trên tuyến quốc lộ 5 và các quốc lộ trọng điểm để phát hiện và xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, các bất cập về tổ chức giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATGT trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ, chú trọng kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Sở GTVT; xây dựng, thực hiện phương án bảo đảm ATGT của đơn vị kinh doanh vận tải nhất là việc lắp đặt, duy trì hoạt động và truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô theo quy định. Tăng cường kiểm soát tải trọng xe tải, khẩn trương hoàn thiện quy định và quy chuẩn kỹ thuật để mở rộng mua sắm, lắp đặt các trạm cân xe tự động trên toàn quốc, nhất là trên các quốc lộ trọng điểm, các tuyến đường bộ kết nối với cảng biển, khu công nghiệp, mỏ vật liệu xây dựng. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả gắn với đấu tranh phòng chống tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước của Bộ GTVT và các địa phương, nhất là công tác kiểm soát tải trọng xe; kinh doanh vận tải; sát hạch cấp giấy phép lái xe; đăng kiểm phương tiện. Chỉ đạo các cơ qua trực thuộc Bộ và Sở GTVT địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm TTATGT trong mùa mưa bão, đặc biệt là đối với lĩnh vực đường thuỷ nội địa, hàng hải, hàng không; Dự phòng nguồn lực để kịp thời sửa chữa, khắc phục hư hỏng công trình do bão, lũ gây ra. Ba là, Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương: Duy trì thực hiện có hiệu quả các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn, ma tuý, chở hàng hoá quá tải trọng đến hết năm 2021; điều tra, xác minh dư luận về vấn đề “bảo kê”, “chống lưng” cho xe quá tải như báo chí nêu trong thời gian gần đây. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm khác có nguy cơ cao dẫn đến TNGT như lái xe chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, đi sai phần đường, làn đường; vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không thắt dây an toàn khi đi ô tô; sử dụng điện thoại khi lái xe với trọng điểm là QL5, QL1, QL51, QL14; có phương án đấu tranh phòng chống đua xe hiệu quả, cương quyết trấn áp, trừng trị những đối tượng manh động, chống người thi hành công vụ, tội phạm trên các tuyến giao thông. Xác minh, xử lý nghiêm trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện, đơn vị quản lý hạ tầng có liên quan trong khi thực hiện điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định số 165 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư, lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”; chủ động đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn khi thực hiện. Nâng cao hiệu quả phối hợp tuyên truyền pháp luật TTATGT cho người tham gia giao thông; có phương án phân luồng phương tiện, bố trí lực lượng kịp thời giải tỏa khi xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, không để phát sinh ùn tắc giao thông kéo dài. Tăng cường phối hợp với ngành GTVT đánh giá điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông để kiến nghị xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, điều chỉnh tổ chức giao thông phù hợp thực tiễn, nhất là các tuyến giao thông trọng điểm (QL 5 và các quốc lộ trọng điểm), các đầu mối giao thông chính. Bốn là, tổ chức đánh giá chất lượng, hiệu quả bộ tài liệu văn hóa giao thông dành cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và biên soạn lại bộ tài liệu văn hóa giao thông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở phù hợp với Chương trình Giáo dục Phổ thông mới tại các cơ sở giáo dục trên toàn quốc. Phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia và các đơn vị tài trợ triển khai các chương trình giáo dục kiến thức, kỹ năng an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên toàn quốc. Năm là, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và Sở Y tế địa phương tăng cường thanh, kiểm tra công tác khám và cấp giấy khám sức khoẻ cho người lái xe và người học lái xe trên toàn quốc; phối hợp với lực lượng Công an, Thanh tra GTVT trong kiểm tra, xử lý vi phạm về ma tuý đối với lái xe. Sáu là, các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy định pháp luật về an toàn giao thông, nhất là “Đã uống rượu, bia không lái xe”; “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện”, “Thắt dây an toàn khi đi ô tô”, “Thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 khi tham gia giao thông”… phát huy hiệu quả hệ thống đài truyền thanh tại các xã, phường, thị trấn. Bảy là, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ GTVT trong thực thi pháp pháp luật về TTATGT và kinh doanh vận tải, đặc biệt là xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn, ma tuý, chở quá tải trọng phương tiện và cầu đường. Tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấp phép lái xe; rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, bổ sung biển cảnh báo, hướng dẫn lái xe trong điều kiện đường đèo dốc dài, nhiều đường cong trên các tuyến đường bộ trên địa bàn; tiếp tục xử lý lối đi tự mở qua đường sắt. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo đảm TTATGT, kết nối, khai thác dữ liệu giám sát hành trình từ Tổng cục đường bộ Việt Nam để giám sát và quản lý hoạt động của xe ô tô kinh doanh vận tải. Đối với các địa phương có TNGT tăng cao trong quý I năm 2021, cần làm rõ nguyên nhân tăng TNGT và trách nhiệm các cơ quan tại địa phương, tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn ngừa TNGT trong thời gian tới. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030, tầm nhìn 2050 phối hợp hài hoà, hiệu quả với các quy hoạch của lĩnh vực chuyên ngành giao thông vận tải do Bộ GTVT đang lập, lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông. Chú trọng lập quy hoạch mạng lưới đường trục chính, vành đai đô thị, các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn; có phương án khai thác giá trị gia tăng của đất đai để tạo nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của địa phương. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện những giải pháp cụ thể, khả thi về nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; kiên quyết, kiên trì lập lại trật tự đô thị, lòng, lề đường, vỉa hè, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương và đơn vị trực tiếp quản lý./.

Để Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu .

Kế thừa tinh thần các kỳ đại hội trước, Đại hội XIII của Đảng rất quan tâm đến phát triển giáo dục và đào tạo. NHỮNG ĐIỂM MỚI NỔI BẬT Thứ nhất, về đề mục, các văn kiện lần này, như trong Báo cáo Chính trị tập trung đề cập đến giáo dục và đào tạo ở mục V, so với Đại hội XII, tên đề mục đã thay cụm từ “phát triển” bằng cụm từ “nâng cao” chất lượng nguồn nhân lực và thêm cụm từ “phát triển con người”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2030,vấn đề này được đề cập ở tiểu mục 3, phần V, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, với tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Theo đó, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2030 đã trực tiếp đề cập đến giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, đối chiếu với trước đây chỉ nhấn mạnh “phát triển nhanh giáo dục và đào tạo”. Thứ hai, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, yêu cầu phải “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”[1]. Trước đây chỉ đề cập phương hướng chung: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Văn kiện lần này yêu cầu xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khoẻ, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc và “Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[2]. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ ba, nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, do vậy phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người. Nếu như trước đây chỉ đề cập:“chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”, thì Văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn; giảm tỉ lệ lao động khu vực phi chính thức. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động. Thứ tư, cụ thể hóa yêu cầu hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, sắp xếp lại hệ thống trường học, phát triển hài hoà giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đặc biệt chú trọng giáo dục mầm non, tiểu học trong điều kiện mới, tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi, để mỗi người dân đều được thụ hưởng một cách công bằng thành quả của nền giáo dục. Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới. Có chính sách đột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. “Có cơ chế hỗ trợ xây dựng một số trường đại học lớn và đại học sư phạm trở thành những trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới” [2]. Thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao. Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp để đào tạo lại lực lượng lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thứ năm, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, như: thực hiện phổ cập giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học bắt buộc. Đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu, chú trọng xây dựng nền tảng kỹ năng nhận thức và hành vi cho học sinh phổ thông. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi trọng dạy, học và sử dụng tiếng Anh. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Giảm tỉ lệ mù chữ ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Nghiên cứu để hoàn thiện, ổn định hệ thống sách giáo khoa và chế độ thi cử ở các cấp học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua Internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. ”Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế”[3]. Thứ sáu, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, “Lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo. Xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình tiến tới miễn học phí đối với học sinh phổ thông, trước hết là đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở” [4]. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập phù hợp với xu thế của thế giới và điều kiện của Việt Nam trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội và các giá trị cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhấn mạnh hơn yêu cầu thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội trong giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ một số trường phổ thông tại các đô thị lớn, các nơi có điều kiện; thí điểm cơ chế cho thuê một số cơ sở giáo dục sẵn có theo nguyên tắc bảo đảm tất cả học sinh được đến trường. Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện các khâu, các yếu tố của quá trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh đổi mới đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý và quản trị nghiệp vụ chuyên môn trong giáo dục và đào tạo, từng bước thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện và thực hiện ổn định các phương thức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Thứ tám, đặt ra mục tiêu Việt Nam tham gia thị trường đào tạo nhân lực quốc tế, vì vậy yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục và đào tạo. ‘Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạo mạnh“[5]. Thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt, sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Tiếp tục khẳng định “Giáo dục và đào tạo có vị trí then chốt”, những điểm mới về giáo dục, đào tạo trong các văn kiện Đại hội XIII thể hiện rõ ý nghĩa sâu sắc. Khẳng định tính kế thừa, sự nhất quán trong quan điểm của Đảng ta, luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, thực hiện khát vọng phát triển đất nước trong thời gian tới. Thể hiện sự nhanh nhạy của Đảng, Nhà nước Việt Nam, thích ứng với xu thế thời đại, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, thành tựu của giáo dục và đào tạo trên thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục làm sáng tỏ hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có lộ trình và bước đi phù hợp, lấy con người là trung tâm, trên nền tảng của sự phát triển giáo dục và đào tạo./.

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng .

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như một trong những trang sử chói lọi nhất, đi vào lịch sử nhân loại như một trong những chiến công thần kỳ của cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc của nhân dân toàn thế giới trong thế kỷ XX. Đặc biệt, đại thắng mùa Xuân 1975 đã để lại nhiều bài học có ý nghĩa lịch sử. Thắng lợi vĩ đại đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng - đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện nước ta đến tinh thần chiến đấu, hy sinh quả cảm, thông minh của toàn thể nhân dân ta mà nòng cốt là lực lượng vũ trang ba thứ quân trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta; tình đoàn kết chiến đấu liên minh bền vững của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ mạnh mẽ, chân tình của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới… Trong đó, “nhân tố quyết định thắng lợi quan trọng nhất là sự lãnh đạo của Đảng”(1). Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị truyền thống dân tộc và kinh nghiệm thực tiễn thế giới vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là đại thắng mùa Xuân năm 1975. Đây là những bài học quý báu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong những giai đoạn quyết định của cách mạng. Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về bạo lực cách mạng và tư tưởng cách mạng tiến công, kiên quyết, khôn khéo dùng bạo lực cách mạng để kết thúc chiến tranh. Hiệp định Paris về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” ký ngày 27/1/1973 buộc đế quốc Mỹ phải đơn phương rút quân khỏi nước ta. Nhưng với bản chất xâm lược, chúng tiếp tục tăng cường viện trợ cho nguỵ quyền nhằm kéo dài chiến tranh theo kiểu “Việt Nam hoá”. Với ý đồ thâm độc, đế quốc Mỹ đã ráo riết thực hiện chủ trương “hiện đại và tinh nhuệ hoá” nguỵ quân, tăng cường chi viện quân sự khối lượng lớn và xúi giục quân nguỵ vi phạm Hiệp định Paris một cách trắng trợn, gây cho chúng ta rất nhiều khó khăn trong thực thi Hiệp định và bảo toàn vùng giải phóng. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, địa phương do biểu hiện mơ hồ, ảo tưởng, trông chờ “thiện chí” thi hành Hiệp định Paris của phía đối phương, dẫn tới thiếu cảnh giác, để địch mở rộng lấn chiếm nhiều vùng giải phóng. Để khắc phục tình hình, tháng 7/1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III đã kịp thời ban hành Nghị quyết về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới” (Nghị quyết 21). Nghị quyết khẳng định: “Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kỳ trong tình huống nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên”(2). Quán triệt quan điểm của Đảng, Quân ủy Trung ương và các cấp uỷ Đảng ở miền Nam đã nhất quán phương châm: “Con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng, tư tưởng chiến lược vẫn là tư tưởng tiến công, tuyệt đối không thể mơ hồ, ảo tưởng. Phương hướng hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là phải ra sức nhanh chóng tạo thế mới, quyết tiến lên giành thắng lợi cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”(3). Với nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, với ý chí và khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, với quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương khóa III đã chỉ ra cho cách mạng miền Nam một hướng đi chính xác, tạo cơ sở lý luận, thực tiễn cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn. Hai là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về đánh giá, so sánh lực lượng đúng đắn, hạ quyết tâm chiến lược chính xác, kịp thời. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 21, sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, quân và dân ta ở miền Nam đã có nhiều hoạt động quân sự, chính trị nhằm chống địch phá hoại Hiệp định Paris đã phát triển lên đỉnh cao và thu được nhiều thắng lợi. Mặc dù đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố “dính líu” về quân sự ở miền Nam, chỉ huy quân nguỵ Sài Gòn tiếp tục thực hiện các hoạt động phá hoại, xâm lấn các vùng giải phóng, nhưng không còn khả năng đưa quân trở lại Việt Nam. Mỹ rút, nội bộ chính quyền ngụy ngày càng rối ren, lực lượng ngụy quân ngày càng bộc lộ những điểm yếu. Từ năm 1974, quân nguỵ cơ bản phải lui về giữ các đô thị, các đường giao thông và những vùng có ý nghĩa chiến lược. Chúng không thể đương đầu nổi với lực lượng ta đã mạnh hẳn lên cả về chính trị và quân sự. Quân và dân ta đã đánh cho “Mỹ cút” thì cũng có đầy đủ cơ sở và điều kiện để đánh cho “nguỵ nhào”. Từ ngày 30/9 đến 8/10/1974, Hội nghị Bộ Chính trị khoá III và Quân uỷ Trung ương họp, đã đánh giá: bước ngoặt căn bản trong so sánh lực lượng giữa ta và địch đã hoàn toàn có lợi cho ta. Ta đã thúc đẩy thời cơ chiến lược chín muồi, đã tạo nên yếu tố chiến lược quan trọng để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Trên cơ sở đó Hội nghị “hạ quyết tâm lịch sử hoàn thành giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976… nhất trí duyệt kế hoạch chiến lược cơ bản dự thảo lần thứ VII do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị”(4) và nhấn mạnh: “thực hiện kế hoạch cơ bản năm 1975-1976 nhưng phải ra sức chuẩn bị về mọi mặt để khi thời cơ lịch sử đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức tập trung lực lượng của cả nước giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975”(5). Trước diễn biến mau lẹ của tình hình chiến trường miền Nam, Hội nghị Bộ Chính trị cuối tháng 12/1974 đã bổ sung và hoàn chỉnh quyết tâm chiến lược, kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với quyết tâm chiến lược đúng đắn, chính xác, kịp thời, việc tổ chức thực hiện chiến lược của ta ngay từ đầu đã ở thế chủ động, nên có điều kiện đánh địch theo ý ta, làm xuất hiện thời cơ và nhanh chóng chớp thời cơ chiến lược, dấn lên đánh đòn quyết định để giành thắng lợi hoàn toàn. Ba là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về chủ động chuẩn bị lực lượng mạnh, xây dựng thế trận, tạo và chớp thời cơ, kiên quyết tiến lên giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất. Trên cơ sở nắm vững quy luật “mạnh được, yếu thua” của chiến tranh, với quyết tâm chiến lược đã xác định, Đảng đã lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh chủ động chuẩn bị lực lượng mạnh, bí mật triển khai thế trận hiểm và bất ngờ, buộc địch mắc mưu, phải bị động đối phó. Từ sự bị động đối phó, chúng dẫn tới liên tiếp mắc sai lầm về chiến dịch, chiến lược, làm xuất hiện thời cơ có lợi cho ta. Ta nhanh chóng chớp thời cơ có lợi, tập trung sức đánh mạnh địch, đẩy chúng vào thế tuyệt vọng, buộc phải đầu hàng vô điều kiện, ta giành thắng lợi sớm hơn dự kiến. Để thực hiện chiến lược đã đề ra và sẵn sàng đón thời cơ, chuẩn bị cho các đòn tác chiến chiến dịch quy mô lớn, từ tháng 10/1973, Đảng ta đã có chủ trương cho thành lập các binh đoàn cơ động chiến lược mạnh để tạo khả năng đánh các đòn quyết định chiến trường. Tháng 3/1975, ta đã thành lập các Quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn) có sức cơ động mạnh để đánh địch trong các trận quyết chiến chiến lược. Song song với chuẩn bị lực lượng mạnh, Bộ Chính trị đã chỉ thị cho Quân ủy, Bộ Tổng tham mưu chủ động chuẩn bị thế trận và chiến trường theo hướng tạo thế hiểm và bí mật, bất ngờ để chủ động đánh địch. Theo đó, Bộ Chính trị chỉ đạo chọn Tây Nguyên là chiến trường mở màn trọng điểm với hướng tiến công chiến lược từ phía Nam đánh lên, miền Đông Nam Bộ là hướng quyết định cuối cùng. Với cách đánh chiến lược, chiến dịch là kết hợp ba đòn mạnh (chủ lực, nông thôn, đô thị) và bằng 3 mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược, trong đó các trận đánh của các binh đoàn chủ lực cơ động mạnh là những đòn quyết định. Đúng như dự kiến của Đảng, trận mở màn ở Nam Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4 đến ngày 24/3/1975 đã giành thắng lợi giòn giã, quân địch hoàn toàn bị bất ngờ, lúng túng cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, tạo ra sự chấn động mạnh và phá vỡ một mảng lớn quân địch, buộc chúng phải đảo lộn thế bố trí chiến dịch và chiến lược, tác động dây truyền đến toàn bộ chiến trường, đẩy chúng đến chỗ cùng quẫn, hoảng loạn. Chớp thời cơ chiến dịch, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương kịp thời chỉ đạo quân và dân ta ở miền Nam mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chỉ đạo Quân khu 5 kết hợp với Bộ tư lệnh Hải quân mở chiến dịch giải phóng các đảo do quân nguỵ Sài Gòn đóng giữ. Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị họp và nhận định: “Thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Cần có sự quyết tâm lớn hoàn thành trận quyết định chiến lược cuối cùng tốt nhất trong tháng 4/1975”. Trong bối cảnh ấy, đầu tháng 4/1975, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Đảng luôn nắm chắc tình hình chiến trường, lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, linh hoạt các lực lượng thừa thắng xông lên, với tinh thần “một ngày bằng 20 năm”, với ý chí và quyết tâm “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ thời gian, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến, quyết thắng”(6), bộ đội và nhân dân ta trên khắp các chiến trường đã dũng mãnh xông lên với tinh thần “tất cả cho thắng lợi”. Sau 55 ngày đêm tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công, thần tốc truy đuổi quân địch đến tận sào huyệt cuối cùng, bằng trận quyết chiến chiến lược lịch sử - chiến dịch Hồ Chí Minh, Sài Gòn - Gia Định được hoàn toàn giải phóng, 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 lá cờ cách mạng của quân và dân ta tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của bè lũ bán nước và xâm lược. Bốn là, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để giành thắng lợi trọn vẹn. Thành công nổi bật khác về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta trong đại thắng mùa Xuân 1975 là đã tạo ra và phát huy đến mức cao nhất sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng để giành thắng lợi trọn vẹn, không để xảy ra đổ vỡ nghiêm trọng. Đảng chỉ đạo lấy tiến công quân sự của các binh đoàn cơ động chiến lược mạnh làm “đòn cân não”, kết hợp chặt chẽ với sự nổi dậy của quần chúng đấu tranh chính trị và binh vận, làm tan rã nhiều bộ phận quân địch, giải phóng từng địa bàn chiến lược rộng lớn, tiến tới tổng công kích, tổng nổi dậy để giành quyền làm chủ và giành thắng lợi hoàn toàn. Đảng ta nắm vững quy luật chiến tranh, quy luật phát huy sức mạnh tổng hợp và quy luật “quyết định chiến trường là lực lượng vũ trang”, tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, vận dụng sáng tạo quy luật chiến tranh và quy luật khởi nghĩa vũ trang. Cùng với sử dụng sức mạnh quân sự của các binh đoàn chủ lực để làm tan rã hệ thống phòng thủ của địch và lực lượng ngụy quân, ngụy quyền, Đảng đã chỉ đạo kết hợp chặt chẽ tiến công quân sự với phát động quần chúng nhân dân nổi dậy làm chủ địa bàn, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn và rộng khắp. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã thể hiện tinh thần quật khởi của cả dân tộc Việt Nam khi tiến hành một cuộc “trường chinh” vĩ đại với ý chí thép, chấp nhận hy sinh tất cả để đổi lấy hòa bình, non sông thu về một mối, hoàn thành khúc khải hoàn ca “to lớn nhất, toàn diện nhất, triệt để nhất, trọn vẹn nhất”. Năm là, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo vận dụng sáng tạo, tài tình nghệ thuật quân sự Việt Nam. Vận dụng sáng tạo và tài tình nghệ thuật quân sự dân tộc đã là một tài sản và truyền thống quý báu của Đảng ta. Song, trong đại thắng mùa Xuân 1975, sự vận dụng đó đã phát triển thành một đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đảng đã xác định phương hướng và mục tiêu tiến công đúng đắn, lựa chọn thời cơ tiến công thích hợp, cơ động và tập trung lực lượng kịp thời, đề ra hình thức tác chiến có hiệu lực lớn nhất, tạo bất ngờ và triệt để lợi dụng và khoét sâu sai lầm của địch, buộc chúng phải bị động, bất ngờ đối phó. Ta chớp thời cơ thuận lợi, kiên quyết và thần tốc tấn công, chỉ huy chủ động, táo bạo, linh hoạt để liên tiếp tiêu diệt, phá tan hệ thống phòng ngự và các tập đoàn quân địch, làm tan rã nhiều lực lượng, tiến tới đập tan chế độ ngụy quyền được sự bảo trợ của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã phát triển lên tầm cao mới trong thời đại mới, nên đã tạo được sức mạnh áp đảo quân địch, luôn đánh địch ở thế mạnh và đánh tiêu diệt gọn, khiến địch phải bất ngờ và liên tục thất bại, tan rã. Đồng thời, làm cho nhân tố chính trị, tinh thần của bộ đội và nhân dân càng được tăng lên; cán bộ, chiến sĩ ta càng xốc tới mãnh liệt hơn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt nam được tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh để đưa đất nước đến ngày toàn thắng. Đại thắng mùa Xuân 1975 chính là “cột mốc vàng” của lịch sử dân tộc, khẳng định đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong “cuộc đụng đầu lịch sử” chống đế quốc Mỹ xâm lược. “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi sâu vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”(7)./