Để đấu tranh chống lại âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong Quân đội cần
phải đẩy mạnh công tác
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; phát huy vai trò của các cơ quan báo
chí, phương tiện truyền thông, lực lượng đấu tranh chuyên sâu và hệ thống thiết
chế văn hóa. Các viện nghiên cứu, học
viện, nhà trường, các cơ quan chức năng, đội ngũ các nhà khoa học trong Quân
đội cần triển khai các đề tài, công trình nghiên cứu lý luận, nhất là những vấn
đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên
CNXH ở nước ta, về sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội,...; quán triệt và
thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 09/02/2018
của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất
lượng hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển CN Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới” Chỉ thị
124-CT/QUTW ngày 31/3/2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới. Thường xuyên bám sát đời sống mọi mặt tình hình quốc tế,
khu vực và trong nước, chủ động dự báo sự vận động trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, những khuynh hướng, tình huống có thể xảy ra đối với sự phát triển
của đất nước. Trong đó, dự báo nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư
tưởng chính trị trong nội bộ là việc làm rất quan trọng. Việc nghiên cứu, dự
báo cần được thực hiện ở các quy mô khác nhau, ở nhiều loại hình cơ quan, đơn
vị; qua đó, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy những biện pháp phòng, chống, đấu
tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của các thế lực thù địch. Các đơn vị
cần coi trọng việc sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm
trong đấu tranh trên lĩnh vực TT,VH. Đồng thời, phát huy vai trò của các cơ
quan báo chí, xuất bản, phương tiện truyền thông, các đơn vị nghệ thuật Quân
đội trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực
thù địch; tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về đề tài chiến
tranh cách mạng, về lực lượng vũ trang,... có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao.
Toàn quân cần tiếp tục củng cố và nhân rộng lực lượng đấu tranh trên mạng; coi
trọng những người có bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ
vững vàng, có khả năng diễn đạt và dũng khí, quyết tâm đấu tranh chống lại các
quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. Bên cạnh đó, cần
thường xuyên quan tâm nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình
độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ các nhà khoa học xã hội và nhân
văn quân sự của các học viện, nhà trường, cơ sở nghiên cứu và các phóng viên,
biên tập viên ở các cơ quan báo chí quân đội. Đồng thời, quan tâm đầu tư kinh
phí, cơ sở vật chất, có cơ chế, chính sách bảo vệ, khen thưởng phù hợp đối với
những lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực
TT,VH; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng, tạo sự liên kết,
phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ, hiệu quả; khắc phục tình trạng “mạnh ai nấy làm” hoặc
phối hợp, hiệp đồng mang tính “thời vụ”. Các đơn vị phải thường xuyên quan tâm
chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CB,CS; phát huy có hiệu quả
hệ thống thiết chế văn hóa, tạo môi trường văn hóa quân sự trong sạch, lành
mạnh trong từng cơ quan, đơn vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét