Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

TRÍ THỨC TRẺ CẢNH GIÁC VỚI “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”


Trong quá trình triển khai và thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch chọn trí thức trẻ làm điểm ngắm để tiến hành nhiều biện pháp, vừa thâm độc, vừa xảo quyệt nhằm thực hiện những âm mưu đen tối. Bởi vì, chúng cho rằng, trí thức trẻ luôn luôn khát khao tìm tòi sáng tạo đến với cái mới, tuy nhiên kinh nghiệm sống còn hạn chế, dễ tiếp cận, dễ thâm nhập để làm chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và bột phát hành động theo những kịch bản diễn biến hòa bình đã được chuẩn bị bài bản từ bên ngoài.

Dưới kiểu chiêu bài dân chủ nhân quyền chúng tiêm nhiễm tư tưởng đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập vào đội ngũ trí thức trẻ. Đây là biện pháp hết sức nguy hiểm được các thế lực thù địch đặt lên hàng đầu vừa công khai, vừa ngấm ngầm và hết sức mềm dẻo theo kiểu mưa dầm thấm lâu tác động vào đội ngũ trí thức trẻ của nước ta nói riêng, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới nói chung. Mục tiêu của chúng là từng bước chuyển hóa về lập trường, tư tưởng làm mất phương hướng phấn đấu, mục tiêu, lý tưởng cộng sản của đội ngũ trí thức trẻ, tiến tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, biến đội ngũ trí thức trẻ trở thành những thành viên tích cực tuyên truyền chủ nghĩa đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập và đi đầu trong các hành động bạo loạn lật đổ.

Sử dụng mạnh mẽ các biện pháp kinh tế nhằm lôi kéo đội ngũ trí thức trẻ. Đội ngũ trí thức trẻ ở nước ta vừa có số lượng đông, vừa có tiềm năng phát triển mạnh mẽ về tri thức khoa học, do đó các thế lực thống trị về kinh tế và khoa học công nghệ của thế giới đã đưa họ vào tiêu điểm để lôi cuốn, thu hút. Chính bằng biện pháp kinh tế, với những khoản tiền học bổng, tiền lương lớn và các tiện nghi sinh hoạt tốt, các nước tư bản đã thu hút một lượng lớn chất xám của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Dụ dỗ, lôi kéo, ra sức tuyên truyền lối sống thực dụng. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, các luồng văn hóa xấu độc thẩm thấu ngày càng sâu vào nước ta. Thông qua hệ thống Internet, các hoạt động du lịch, giao lưu văn hóa, thể thao là những hoạt động thu hút được đông đảo lực lượng thanh niên, trong đó có giới trí thức trẻ. Các thế lực thù địch chủ động và tích cực tuyên truyền lối sống thực dụng chạy theo lợi ích cá nhân, không quan tâm tới lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia vào tri thức trẻ, nhất là số học sinh du học của nước ta ở nước ngoài. Đã có không ít trí thức trẻ bị sa ngã bởi sức mạnh của đồng tiền, sống buông thả, lười học tập, giao du với đối tượng xấu, thích ăn chơi, đua đòi... rơi vào con đường phạm tội. Thậm chí đã có những kẻ phản bội Tổ quốc, trở thành tay sai của các thế lực thù địch quay lại chống phá Tổ quốc, quê hương mình. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác với âm mưu thâm độc xảo quyệt của các thế lực thù địch, tiêm nhiễm tư tưởng đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập vào đội ngũ trí thức trẻ ở nước ta, chống lại chiến lược diễn biến hòa bình của địch./.

CÔNG NHÂN


PHÒNG, CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”

 

            Chúng ta hãy thử xâu chuỗi, đánh giá những tác động thứ phát mà những xung đột tôn giáo, sắc tộc có thể gây ra, kèm theo sự kiên trì đeo đuổi âm mưu, sự kết hợp với nhiều thủ đoạn khác… thì chúng ta sẽ thấy được mức độ nguy hiểm của “chiến thuật mất ổn định xã hội” này trong toàn bộ chiến lược diễn biến hoà bình. Bởi vậy, việc phân tích đánh giá mức độ thâm hiểm, những âm mưu gây rối thông qua xung đột tôn giáo, sắc tộc của các phần từ phản động để tuyên truyền đến mọi tầng lớp xã hội là một công việc hết sức cần thiết, góp phần tích cực làm thất bại chiến lược diễn biến hoà bình. Mặt khác, chúng ta cũng cần đi trước một bước trong việc xử lý kiên quyết, nghiêm minh (nhưng hết sức bình tĩnh, linh hoạt, mềm mỏng) các vụ việc theo đúng đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước; thực hiện tốt phương châm “phòng để chống” một cách hữu hiệu, nhằm làm giảm thiểu những tác động xấu đến khối đoàn kết dân tộc và ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế.

Ngoài việc tăng cường công tuyên truyền giáo dục với mọi người dân theo các đạo giáo, chúng ta cần chú ý đến với mỗi người dân, “phòng để chống” chính là bằng cách chủ động tìm hiểu, nắm vững chủ trương chính sách tôn giáo, dân tộc để kịp thời vạch trần những chiến thuật tinh vi nhất trong chiến lược “diễn biến hoà bình”. Qua đó, mỗi người chúng ta cần tự trang bị cho mình hiểu biết về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật, chủ động đấu tranh phòng, chống, làm thất bại mọi mưu toan chống phá chế độ của các thế lực thù địch. Đó cũng là cách để mỗi người góp phần cùng cả nước tạo dựng một xã hội ổn định, yên bình, phồn vinh và hạnh phúc.

CÔNG NHÂN

Chiếc khẩu trang của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Phó Thủ tướng: Đeo khẩu trang là giải pháp đơn giản, hiệu quả nhất...Và nếu tuân thủ tốt, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục kiểm soát được dịch, sẽ chiến thắng. Ảnh: VGP© Lao Động Phó Thủ tướng: Đeo khẩu trang là giải pháp đơn giản, hiệu quả nhất...Và nếu tuân thủ tốt, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục kiểm soát được dịch, sẽ chiến thắng. Ảnh: VGP Không đeo khẩu trang: 2 thậm chí 3 triệu tiền phạt. Nhưng vấn đề vẫn là ở “cái ý thức” khi nhiều người trả 5 ngàn cho một cốc trà đá 3 ngàn, không thèm lấy lại tiền thừa - trong khi 1 ngàn/chiếc khẩu trang thì không. “Đeo khẩu trang bao giờ cũng khó chịu nhưng phải đeo. Tôi tham gia tiêm thử nghiệm vaccine, tham gia xét nghiệm kháng thể rất tốt, hiện nay như tôi không phải đeo khẩu trang nhưng tôi vẫn đeo để cho mọi người thấy cần phải đeo”- phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp vào ngày 10.5. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc đeo khẩu trang là “Giải pháp đơn giản nhất, dễ nhận biết ai tuân thủ hay không, cũng là hiệu quả nhất... Và nếu tuân thủ tốt, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục kiểm soát được dịch, sẽ chiến thắng”. COVID-19 lây chủ yếu qua đường thở. Vì thế khoảng cách giữa người bị bệnh với người không bị bệnh là yếu tố quyết định sự lây nhiễm. Người ta gọi nó là hệ số giãn cách xã hội. Những tính toán xác suất cho thấy Hệ số giãn cách mà càng lớn thì bệnh càng khó lây. Khi khả năng lây bằng 1 thì số lượng bệnh nhân nằm viện là không thay đổi. Nếu khả năng lây nhỏ hơn 1 thì số bệnh nhân nằm viện sẽ giảm dần và dịch bệnh được coi là đã bị khống chế. Trong bối cảnh có thể có những “ổ bệnh lẩn khuất trong cộng đồng, chưa diệt được hẳn” thì việc thực hiện thông điệp 5K trong đó quan trọng nhất là việc đeo khẩu trang đúng cách, chính là cách thức hữu hiệu và đơn giản nhất để đảm bảo hệ số giãn cách xã hội đến mức khả năng lây nhỏ hơn 1. Nói như GS Trần Đắc Phu: 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chuỗi dịch tễ trong cộng đồng. Giá bán lẻ một chiếc khẩu trang y tế “max bảo vệ” đắt nhất cũng chỉ 1 ngàn đồng, rẻ chỉ bằng 1/3 cốc trà đá. Khẩu trang cũng không hề khó mua, không hề khan hàng, bị ép giá, thậm chí đang “đại hạ giá” vì nhiều đến mức chất đống trong kho. Thế thì vì sao nhiều người vẫn không chịu đeo khẩu trang? Để đến mức chỉ vài ngày, một địa phương như Hà Nội chẳng hạn, phạt đến 2,5 tỉ đồng? Câu trả lời chỉ gọn trong mấy chữ: “Cái ý thức”. Hôm qua, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau, Bình Thuận đã bị xử phạt 2 triệu đồng do: Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân (không đeo khẩu trang) trong một lễ khánh thành mà tất cả các khách tham dự đều không đeo khẩu trang. Cũng hôm qua, Thanh Hoá đã áp dụng mức phạt “kịch khung” 3 triệu đồng với người không đeo khẩu trang. Trường hợp Bình Thuận, mức phạt Thanh Hoá có lẽ là một gợi ý hay, một tiền lệ tốt để việc xử phạt không phân biệt dân thường/cán bộ. Và để những người thiếu “cái ý thức” cân nhắc nặng nhẹ, giữa cái khẩu trang 1 ngàn và mức phạt 3 triệu đồng.

Khẩn cấp tìm người đến 4 đám cưới ở Bắc Ninh

    Sở Y tế Bắc Ninh sáng 11/5 thông báo tìm người đến 4 đám cưới ở Thuận Thành và nhiều quán nước, quán ăn có Covid-19.
Những địa điểm bao gồm:
- Quán Hà Phường, số 426 đường Âu Cơ, thị trấn Hò, Thuận Thành từ 18h đến 22h ngày 30/4.
- Quán Trà Chanh 1983, số 671 đường Âu Cơ, thị trấn Hồ, từ 20h đến 20h30 ngày 2/5.
- Quán BBQ Yummy, số 651 đường Âu Cơ, thị trấn Hồ, từ 19h đến 20h30 ngày 3/5.
- Quán tạp hóa chị Thúy, chợ Đại Bái, xóm Thôn, thôn Đại Bái, xã Đại Bái, Gia Bình từ 30/4 đến 5/5.
- Đám cưới nhà Chính Hoàn, xóm Mận, xã Mão Điền, Thuận Thành ngày 1/5.
- Đám cưới nhà Chung Lan, xóm 3, Mão Điền, từ 15h đến 15h30 ngày 1/5.
- Đám cưới nhà Khoản Hồng, thôn Đông Công, Mão Điền, từ 15h30 đến 17h ngày 1/5.
- Đám cưới nhà Bối Hằng, thôn Thượng Trì Làng, Hoài Thượng, Thuận Thành, từ 7h đến 8h ngày 1/5.
Những người từng đến địa điểm này cần liên hệ ngay với đường dây nóng Bộ Y tế 0965164919 để được hướng dẫn phòng dịch.

NGƯỜI DÂN LÀM CHỦ QUYỀN LỰC THÔNG QUA BẦU CỬ ĐBQH VÀ ĐẠI BIỂU HĐND

Công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang được tiến hành khẩn trương gấp rút hoàn thành. Tuy nhiên bầu cử không thể thành công nếu không có sự tham gia tích cực của người dân. Người dân cần hiểu quyền, trách nhiệm của mình cũng như ý nghĩa của mỗi lá phiếu để tích cực tham gia bầu cử.


Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -  2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ra sau 35 năm thực hiện đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. 


Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố gây bất ổn đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Trước tình hình đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải ra sức phấn đấu, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đặt ra.


Bầu cử là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử giúp người dân có điều kiện thể hiện quyền  "làm chủ" của mình, nhất là trong việc lựa chọn ra những người đại diện cho tiếng nói, cho lợi ích của mình.


Ở nước ta, quyền bầu cử và ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân. Từ Hiến pháp 1946 đã có quy định cụ thể tại Điều 18: "Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái, trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử", và tiếp tục được khẳng định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp năm 1959 (Điều 23), Hiến pháp năm 1980 (Điều 57), Hiến pháp năm 1992 (Điều 54). Hiến pháp năm 2013 quy định: "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân...".


Theo Điều 2 Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015 quy định: "Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này".


Bên cạnh đó, Khoản 5, Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015 cũng có quy định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp". 


Thông báo Kết luận số 174-TB/TW ngày 08/6/2020 của Bộ Chính trị về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 nêu rõ: đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải là những người trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Tiếp thu tinh thần chỉ đạo của  Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hướng dẫn số 36-HD/BCHTW ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ  2021 - 2026 đã quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách; đồng thời bổ sung, hoàn thiện thêm nội dung về quy trình nhân sự theo hướng việc giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quy trình thủ tục, hồ sơ cụ thể thực hiện theo quy định của Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


Trong quy trình lựa chọn, sự tín nhiệm của cử tri là thước đo rất quan trọng về tiểu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Do đó, tại  Nghị quyết liên tịch Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/01/2021 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã đặc biệt quan tâm đến yếu tố tín nhiệm trong quá trình lựa chọn, sàng lọc. Nếu ở địa bàn, ở nơi công tác nếu cá nhân đó không được tín nhiệm thì bước đầu tiên sẽ không đưa vào giới thiệu nhân sự bầu cử.


Các quy định cụ thể của Hiến pháp, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương cùng các văn bản hướng dẫn bầu cử…không chỉ khẳng định quyền bầu cử và ứng cử của người dân mà còn tạo cơ sở pháp lý vững chắc để người dân thực hiện được quyền của mình. Việt Nam không hạn chế quyền ứng cử tự do của công dân, nếu họ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định và được quần chúng nhân dân tín nhiệm. Bên cạnh đó, việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của công dân đối với vận mệnh đất nước, bản thân mỗi cử tri có vai trò quyết định trong việc lựa chọn cho mình những người đại diện xứng đáng nhất để thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, dân tộc. 


Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chính là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước nói chung và cơ quan đại  diện - cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương tới địa phương ở nước ta nói riêng. Tham gia bầu cử chính là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng cho ý chí, nguyện vọng là quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


Nhớ lại cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 06/01/1946 được tổ chức thành công là mốc son lịch sử của thể chế dân chủ ở Việt Nam trong điều kiện đất nước vô cùng khó khăn của "thù trong, giặc ngoài", tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hết sức khó khăn. Tuy nhiên, đại đa số người dân tham gia bầu cử luôn xúc động và tự hào vì "... ngày mai mà một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình..."(Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, ngày 05/01/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Ngày nay, trong thực tiễn hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các đại biểu ngày càng phát huy vị trí, vai trò người đại biểu, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện tốt các chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng. Các vấn đề được đưa ra thảo luận, quyết định trên diễn đàn Quốc hội hay Hội đồng nhân dân đều là những vấn đề thực tiễn cuộc sống, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm.


Hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân được đảm bảo bởi chất lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Có được những kết quả tích cực trong hoạt động của cơ quan dân cử đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước cũng như mỗi địa phương là có vai trò của người đại biểu. Để chọn được người đại biểu xứng đáng thì không thể không nói đến tinh thần, trách nhiệm của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn những người đại diện xứng đáng nhất để thay mặt quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, dân tộc. Trong suốt quá trình bầu cử, người dân được hiện quyền làm chủ của mình từ giai đoạn giới thiệu người ứng cử, tham gia các Hội nghị cử tri để đóng góp ý kiến, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đến giai đoạn bỏ phiếu trong ngày bầu cử, thể hiện quyền lực nhân dân qua từng lá phiếu.


Ngay sau khi Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 được ban hành, Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử được tổ chức để kịp thời quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai công tác bầu cử. Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử từ Trung ương đến địa phương. Các cấp ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương cũng tiến hành khẩn trương, nghiêm túc các công việc chuẩn bị bầu cử và lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử ở các cấp. Các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập theo đúng quy trình và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định. Việc chuẩn bị nhân sự ứng cử đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và tổ chức các hội nghị hiệp thương, hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.


Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, có chức năng lập pháp, quyết định những chủ trương, chính sách quan trọng của đất nước về đối nội, đối ngoại và giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước; Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Do đó, thực hiện thành công cuộc bầu cử sẽ thiết thực góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.


Nếu như các cơ quan, tổ chức hữu quan đã tích cực vào cuộc để chuẩn bị các điều kiện cho một kỳ bầu cử thành công từ ứng cử viên đến cơ sở vật chất, hoàn thiện quy trình thủ tục, dự báo cáo các tình huống phát sinh để có hướng giải quyết kịp thời…thì yếu tố quyết định trong việc lựa chọn người đại diện cho tiếng nói của mình thuộc về nhân dân, trực tiếp thông qua những lá phiếu cử tri trong ngày bầu cử tới./.

Lo ngại COVID-19 tiếp tục lây trong bệnh viện, Bộ Y tế ra chỉ đạo nóng

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối khẩn trương thực hiện giãn cách trong bệnh viện để chủ động ứng phó với dịch COVID-19. Sáng 11-5, thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết ngày 10-5 Ban chỉ đạo đã ra công điện hỏa tốc số 628 về việc khẩn trương thực hiện giãn cách và tăng cường xét nghiệm tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, trường đại học và tuyến cuối. Công điện đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 ở Việt Nam đặc biệt tại các bệnh viện đang diễn biến rất phức tạp, đến nay đã có nhiều bệnh viện phải phong tỏa. Công điện nêu rõ các bệnh viện là nơi đón nhận người bệnh mà những người nhiễm COVID-19 thường ít hoặc không có triệu chứng. Nếu bệnh viện để lọt ca nhiễm COVID-19 sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng. Bộ Y tế (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19) yêu cầu giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối khẩn trương thực hiện giãn cách. "Nghiêm túc, khẩn trương thực hiện giãn cách trong bệnh viện; rà soát về mặt chuyên môn điều trị, lập danh sách, phân loại tình trạng người bệnh; xem xét cho ra viện hoặc chuyển về tuyến dưới. Hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu, bệnh ổn định. Bố trí khu vực "vùng đệm" để khám và điều trị cho người bệnh cấp cứu trong khi chờ kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2", công điện yêu cầu. Ngoài ra, công điện hỏa tốc cũng yêu cầu các đơn vị có tên trên phải tổ chức xét nghiệm ngay cho toàn bộ nhân viên y tế, người bệnh và người nhà (nếu được ở lại chăm sóc), chỉ chuyển tuyến khi có kết quả âm tính; đồng thời chủ động xét nghiệm định kỳ theo diễn biến dịch nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các đơn vị căn cứ khả năng triển khai tiến hành thực hiện xét nghiệm gộp mẫu theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh ra viện ở các bệnh viện trên phải có thông báo cho địa phương thông qua sở y tế (CDC các tỉnh) để các cơ sở tiếp tục theo dõi, giám sát sức khỏe. Về nguồn kinh phí xét nghiệm COVID-19 cho các bệnh nhân khám, điều trị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối, đối với người bệnh có thẻ BHYT thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Hà Nội yêu cầu không tụ tập quá 10 người

    Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, để phòng dịch, TP Hà Nội yêu cầu không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và các địa điểm phục vụ công tác bầu cử. Theo đó, thành phố tiếp tục yêu cầu dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết, trường hợp thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và chỉ được bố trí tối đa 50% chỗ ngồi trong hội trường, phòng họp; đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu 2 m và các biện pháp phòng dịch.

    Từ thực tế cách ly hơn 30 địa điểm trong thời gian qua, thành phố giao các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh cụ thể quyết định các biện pháp cần thiết theo phương châm "phong tỏa hẹp nhưng kiểm soát quản lý chặt". Các quận, huyện, thị xã rà soát lập, kích hoạt các khu cách ly tập trung để sẵn sàng tiếp nhận F1. Tại các khu cách ly tập trung, quân đội là nòng cốt, lực lượng công an, y tế phối hợp triển khai nhiệm vụ.

    Tính đến sáng 11/5, Hà Nội ghi nhận 51 ca lây nhiễm cộng đồng. Ngoài ra, 93 ca dương tính ghi nhận ở hai bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 80 ca, 13 ca ở Bệnh viện K).

Nam Định: Đài hoá thân bị 'tố' ép cơ sở tang lễ thuê xe, mua quan tài giá cao

Theo phản ánh của người dân tới Tiền Phong, khoảng 7 giờ sáng 10/5, một đám tang với rất đông thân nhân, gia quyến đi theo tiễn đưa bị chặn lại ở tại cổng Công viên Nghĩa trang Thanh Bình (trực thuộc Công ty CP Dịch vụ tang lễ Hoàng Long, trụ sở tại Quốc lộ 21, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) với lý do xe chở quan tài chưa đăng kiểm, chưa ký hợp đồng với công ty. Việc bảo vệ Công viên nghĩa trang Thanh Bình kiên quyết không cho xe chở thi hài người quá cố vào làm thủ tục hoả táng với lý do nêu trên đã gây ra bức xúc cho những người có mặt tại hiện trường. Phải gần 2 giờ đồng hồ sau, khi sự bức xúc của thân nhân người quá cố đã lên đến cực điểm thì bảo vệ mới mở cổng, cho xe đi vào đài hoá thân để làm thủ tục hoả táng. Tiền Phong Từ sáng sớm 10/5, Công viên nghĩa trang Thanh Bình "cổng khoá, then cài" - Ảnh: Hoàng Long 1© Tiền Phong Tiền Phong Từ sáng sớm 10/5, Công viên nghĩa trang Thanh Bình "cổng khoá, then cài" - Ảnh: Hoàng Long 1 Có mặt tại đây, PV Tiền Phong được một thân nhân của người quá cố là ông N.V.T cho biết: “Đám tang nhà tôi ở tận huyện Trực Ninh, nhà đài bảo là xe chở thi hài không đăng kiểm, việc hoả táng chưa làm hợp đồng với văn phòng của công ty ở dưới huyện nên không được hoả táng. Họ bắt chúng tôi phải đăng ký hoả táng tại đây nhưng hơn 1 tiếng sau mới mở cửa cho vào”. “Nguyên nhân thực sự không phải là do đăng kiểm xe hay do chưa đăng ký mà do nhà đài hoá thân yêu cầu các cơ sở phải dùng xe chở thi hài của họ, chủ cơ sở tang lễ của chúng tôi không chấp nhận nên họ không cho vào. Từ sáng tới giờ, tôi thấy rất nhiều xe chở thi hài từ các tỉnh khác đến có bị ai hỏi đăng kiểm, đăng ký, chất lượng xe ra sao đâu, đến là được vào..." - ông T. bức xúc. Vẫn theo ông T, xe tang chở người quá cố của gia đình ông đã bị công an lập biên bản tạm giữ ngay trong sáng 10/5 và gia đình phải thuê xe của công ty Hoàng Long để đi về. Hàng loạt chủ cơ sở tang lễ tố bị chèn ép Cũng từ sáng sớm ngày 10/5, sau khi nghe tin về vụ việc trên, rất nhiều chủ dịch vụ tang lễ ở các huyện, thành phố thuộc tỉnh Nam Định đã có mặt ở khu vực cổng Công viên Nghĩa trang Thanh Bình (trụ sở tại xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) để tìm gặp lãnh đạo Công ty CP Dịch vụ tang lễ Hoàng Long. Tuy nhiên, bảo vệ đã từ chối, cho biết Chủ tịch Công ty là ông Trần Đình Giao và lãnh đạo công ty không tiếp khách. Phản ánh với Tiền Phong, các chủ cơ sở dịch vụ tang lễ cho biết, lý do họ có mặt tại đây là để phản đối việc công ty có hành vi ép các cơ sở dịch vụ tang lễ phải dùng quan tài, xe tang của công ty với giá đắt, nếu không sẽ gây khó dễ, đóng cổng không cho nhà đám vào hoả táng tại đài này. Cụ thể, từ đầu năm 2021, cùng với nâng giá mỗi ca hoả táng từ 4.300.000 đồng lên 4.500.000 đồng, công ty Hoàng Long đã mua 10 xe chở thi hài và phân bổ về mỗi huyện, thành phố 2 xe. Tiền Phong Các chủ cơ sở tang lễ ở Nam Định tập trung tại cổng đài hoa thân để đợi làm việc với lãnh đạo công ty Hoàng Long - Ảnh: Hoàng Long 1© Tiền Phong Tiền Phong Các chủ cơ sở tang lễ ở Nam Định tập trung tại cổng đài hoa thân để đợi làm việc với lãnh đạo công ty Hoàng Long - Ảnh: Hoàng Long 1 Các văn phòng của Công ty Hoàng Long yêu cầu các ca hoả táng trên toàn tỉnh Nam Định phải mua quan tài và dùng xe tang của công ty Hoàng Long với mức giá quan tài là 1.500.000 đồng và giá xe áp dụng cho 2 huyện gần Mỹ Lộc, Vụ Bản và thành phố Nam Định là 1.500.000 đồng/ca, 7 huyện còn lại là 2.000.000 đồng/ca. “Việc phải mua quan tài họ áp dụng từ đầu năm, còn việc phải dùng xe dịch vụ của công ty Hoàng Long thì vừa được đưa vào áp dụng nên hôm nay mới có chuyện đóng cổng, chặn xe chứ trước đây có đám nào làm sao đâu”, một chủ cơ sở dịch vụ tang lễ ở huyện Giao Thuỷ cho biết. Cũng theo chủ cơ sở dịch vụ tang lễ này, mức giá quan tài và dịch vụ xe mà công ty Hoàng Long áp dụng cao hơn vài trăm nghìn so với giá các cơ sở dịch vụ đang làm trực tiếp với người dân. “Họ làm như vậy thì người dân chịu phần tăng, chúng tôi làm dịch vụ ở cơ sở thì mất phần lợi nhuận. Nhưng không nghe theo thì họ gây khó dễ, không cho hoả táng ở Nam Định” - anh N.V.T, một chủ cơ sở tang lễ ở thành phố Nam Định nói. Để làm rõ các vấn đề, PV đã liên hệ với ông Trần Đình Giao, Chủ tịch Công ty CP Dịch vụ tang lễ Hoàng Long. Qua điện thoại, ông Giao xác nhận có biết sự việc và chính ông chỉ đạo không cho xe vào đài để làm thủ tục hoả táng. “Đài phải làm theo luật, phải có hợp đồng với văn phòng của đài do công ty mở ở huyện trước thì mới cho xe vào để hoả táng. Nếu gia đình muốn hoả táng mà không qua văn phòng thì phải làm hợp đồng ở đây, huỷ dịch vụ của cơ sở tang lễ kia đi. Những xe hết niên hạn, không an toàn thì phải lập tức thu luôn, xe hết hạn đăng kiểm là không được vào cổng”. Trước phản ánh chèn ép, gây khó dễ để buộc các cơ sở dịch vụ tang lễ phải mua quan tài, ký hợp đồng thuê xe của Công ty Hoàng Long, ông Trần Định Giao phủ nhận toàn bộ, khẳng định không có việc ép dịch vụ hay gây khó dễ. Tuy nhiên, qua các tài liệu là file ghi âm, ghi hình mà các chủ cơ sở tang lễ tại Nam Định đã cung cấp cho PV cho thấy nội dung thể hiện, nếu không dùng xe và quan tài của công ty thì sẽ không được vào cổng. “Nếu xe ngoài, không phải của công ty sẽ không được vào công ty. Nếu ở Nam Định có 2 đài hoả táng thì các anh mới được chọn, còn các anh chở đi Hải Phòng, Hà Nội thì bọn em không cấm, nếu không thì phải đi dùng xe của công ty. Bọn em phải tối ưu hoá lợi nhuận của bọn em thôi” - trích đoạn trao đổi giữa một chủ cơ sở dịch vụ tang lễ và người được cho là nhân viên kinh doanh công ty Hoàng Long. Cùng với việc phản ánh với PV, các chủ cơ sở tang lễ cho biết đã gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng để tố cáo về các hành vi nói trên.

Lo ngại COVID-19 tiếp tục lây trong bệnh viện, Bộ Y tế ra chỉ đạo nóng

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối khẩn trương thực hiện giãn cách trong bệnh viện để chủ động ứng phó với dịch COVID-19. Sáng 11-5, thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết ngày 10-5 Ban chỉ đạo đã ra công điện hỏa tốc số 628 về việc khẩn trương thực hiện giãn cách và tăng cường xét nghiệm tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, trường đại học và tuyến cuối. Công điện đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 ở Việt Nam đặc biệt tại các bệnh viện đang diễn biến rất phức tạp, đến nay đã có nhiều bệnh viện phải phong tỏa. Công điện nêu rõ các bệnh viện là nơi đón nhận người bệnh mà những người nhiễm COVID-19 thường ít hoặc không có triệu chứng. Nếu bệnh viện để lọt ca nhiễm COVID-19 sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng. Bộ Y tế (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19) yêu cầu giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối khẩn trương thực hiện giãn cách. "Nghiêm túc, khẩn trương thực hiện giãn cách trong bệnh viện; rà soát về mặt chuyên môn điều trị, lập danh sách, phân loại tình trạng người bệnh; xem xét cho ra viện hoặc chuyển về tuyến dưới. Hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu, bệnh ổn định. Bố trí khu vực "vùng đệm" để khám và điều trị cho người bệnh cấp cứu trong khi chờ kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2", công điện yêu cầu. Ngoài ra, công điện hỏa tốc cũng yêu cầu các đơn vị có tên trên phải tổ chức xét nghiệm ngay cho toàn bộ nhân viên y tế, người bệnh và người nhà (nếu được ở lại chăm sóc), chỉ chuyển tuyến khi có kết quả âm tính; đồng thời chủ động xét nghiệm định kỳ theo diễn biến dịch nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các đơn vị căn cứ khả năng triển khai tiến hành thực hiện xét nghiệm gộp mẫu theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh ra viện ở các bệnh viện trên phải có thông báo cho địa phương thông qua sở y tế (CDC các tỉnh) để các cơ sở tiếp tục theo dõi, giám sát sức khỏe. Về nguồn kinh phí xét nghiệm COVID-19 cho các bệnh nhân khám, điều trị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối, đối với người bệnh có thẻ BHYT thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Việt Nam ghi nhận 18 ca mắc mới, trong đó Bắc Giang có 10 ca

Theo bản tin của Bộ Y tế, trưa 11/5, Việt Nam ghi nhận 18 ca mắc mới, trong đó Bắc Giang có 10 ca. 1. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam: a. Tính từ 6h đến 12h ngày 11/5 có 18 ca mắc mới: - 02 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Đồng Nai. - 16 ca mắc ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (10), Hà Nội (2), Quảng Trị (2), Bắc Ninh (1), Hải Dương (1) đều là các ca trong khu vực đã được phong tỏa. b. Tính đến 12h ngày 11/5: - Việt Nam có tổng cộng 2.071 ca ghi nhận trong nước và 1.436 ca nhập cảnh. - Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 501 ca. 2. Thông tin chi tiết các ca mắc mới: a. 02 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh: - CA BỆNH BN3498 cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Đồng Nai: Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, là công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 07/5/2021, bệnh nhân từ Thụy Điển quá cảnh Pháp nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN10 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Đồng Nai. Kết quả xét nghiệm ngày 09/5/2021 dương tính với SAR-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai. - CA BỆNH BN3499 cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Đồng Nai: Bệnh nhân nam, 27 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Ấn Độ. Ngày 07/5/2021, bệnh nhân từ Ấn Độ nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay QR970 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Đồng Nai. Kết quả xét nghiệm ngày 09/5/2021 dương tính với SAR-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai. b. 16 ca mắc ghi nhận trong nước - CA BỆNH BN3490 ghi nhận tại Thành phố Hà Nội: Bệnh nhân nam, 31 tuổi, địa chỉ tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; có tiền sử chăm bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. - CA BỆNH BN3491 ghi nhận tại Thành phố Hà Nội: Bệnh nhân nam, 68 tuổi, địa chỉ tại huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội; bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đến ngày 06/5. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. - CA BỆNH BN3492-BN3497, BN3504, BN3507 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang; liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Bắc Giang. - CA BỆNH BN3502-BN3503 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang; liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn. - CA BỆNH BN3500 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: Bệnh nhân nữ, 6 tuổi, địa chỉ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. - CA BỆNH BN3501 ghi nhận tại tỉnh Hải Dương: Bệnh nhân nam, 30 tuổi, địa chỉ tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; là F1 của BN3182. Bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 11/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương. - CA BỆNH BN3505 ghi nhận tại tỉnh Quảng Trị: Bệnh nhân nam, 23 tuổi, địa chỉ tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; là F1 của BN3222. - CA BỆNH BN3506 ghi nhận tại tỉnh Quảng Trị: Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, địa chỉ tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; là F1 của BN3222. Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5/2021 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện các bệnh phổi tỉnh Quảng Trị. 3. Thông tin xét nghiệm: Số lượng mẫu xét nghiệm từ 27/4 đến nay là 255.058 mẫu 4. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 67.877, trong đó: - Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 1.018 - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 27.641 - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 39.218 5. Tình hình điều trị: - Số ca âm tính với SARS-CoV-2: + Lần 1: 25 + Lần 2: 17 + Lần 3: 25 - Số ca tử vong: 35 ca. - Số ca điều trị khỏi: 2.618 ca./.

Dịch bệnh COVID-19 khó lường, Hà Nội ban hành Chỉ thị về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch

 Tại Chỉ thị về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội mới đây nêu rõ, người đứng đầu các cấp phải vào cuộc với tinh thần cao nhất, mỗi quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn là một pháo đài, mỗi người dân là 1 chiến sĩ, là 1 thành viên của pháo đài để thực hiện phòng chống dịch. Tất cả hướng tới mục tiêu cao nhất vì sức khỏe, tính mạng và sự bình yên của nhân dân.

Không thay đổi chiến lược chống dịch, thực hiện nghiêm 5K

Không một quốc gia nào an toàn khi cả thế giới chưa an toàn. Không một người Việt Nam nào an toàn khi cả nước chưa an toàn. Mỗi người phải trách nhiệm trước hết với mình và người thân của mình, sau đó là với đất nước, với cộng đồng.

XIN ĐỪNG ĐỂ SỰ RA ĐI CỦA NỮ NHÂN VIÊN Y TẾ AN GIANG TRỞ NÊN VÔ NGHĨA…

Đây có lẽ là thông tin mang đến sự trĩu nặng đối với người dân cả nước khi Bộ Y tế thông báo về ca tử vong do sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid sau khi  tiêm vaccine của nữ nhân viên y tế 35 tuổi đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu, tỉnh An Giang.

Sự ra đi của chị chắc chắn đã mang lại sự đau buồn và tiếc thương vô vàn đối với hàng trăm nghìn đồng nghiệp là các nhân viên y tế, các y bác sĩ và cả người dân trên đất nước chúng ta. 

Thế nhưng, sự ra đi đó không hề vô nghĩa, mà ngược lại còn mang ý nghĩa rất lớn, về những giá trị mà dân tộc này đã chiến đấu với cơn đại dịch suốt gần 2 năm qua. Và về những hoài bão mà đất nước chúng ta đang hướng đến, đó là sự miễn dịch cộng đồng.

Chắc chắn, trước khi tiêm vaccine, nhân viên tiêm chủng đã khám sàng lọc và giải thích cặn kẽ về các phản ứng sau tiêm và những nguy cơ có thể xảy ra đối với mình. Với một người có kiến thức về y học, hiểu rất rõ những gì có thể xảy ra, chị đã đón nhận mũi tiêm vì mục tiêu cao cả.

Thế nhưng, điều không may đã xảy ra!

Nhưng trên hết, chị đã giúp cho chúng ta, những người thiếu kiến thức y khoa hiểu một điều rằng. Tỷ lệ rủi ro là có nhưng rất thấp. Đến ngay cả việc nhổ một chiếc răng khôn cũng có thể dẫn đến biến chứng gây tử vong thì không việc gì là hoàn toàn an toàn cả.

Và sự dũng cảm đó của chị là minh chứng rõ nét nhất cho hình ảnh hàng trăm nghìn nhân viên y tế đã, đang và sẽ tiếp tục nhận những mũi tiêm chủng vaccine. Nguy cơ này, họ đều hiểu rất rõ, nhưng để đối chọi với kẻ thù nguy hiểm, họ sẵn sàng đón nhận...họ rất xứng đáng nhận được từ chúng ta lời trân trọng cảm ơn và sự vinh danh kịp thời nhất. 

Theo bản tin 6h ngày 10/5 của Bộ Y tế, các bệnh nhân ghi nhận trong nước tại Bắc Ninh (27), Vĩnh Phúc (19), Đà Nẵng (13), Bắc Giang (5), Hà Nội (9), Hòa Bình (2), Đắk Lắk (1), Điện Biên (1), Lạng Sơn (1) với tổng cộng 78 ca mắc mới. Đây được coi là ngày có số ca mắc cộng đồng kỷ lục từ trước đến nay.

Như vậy cho thấy rằng cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 của nước ta đang tiếp tục bước vào giai đoạn cam go, nóng bỏng. Để tuyến đầu chống dịch thành công lúc này rất cần một hậu phương vững chắc. 

Ngay thời điểm này chỗ dựa lớn nhất, vững chắc nhất của những “chiến binh áo trắng” trên tuyến đầu chống dịch là sự đồng sức, đồng lòng cùng vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp.

Với những đóng góp thầm lặng của đội ngũ cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch, sự động viên kịp thời của các cấp, các ngành, và với một hậu phương vững chắc, các y, bác sĩ, nhân viên y tế  sẽ nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chiến thắng dịch bệnh...

Báo chí, mạng xã hội, dư luận thời gian qua đã có rất nhiều bài viết nhân văn, khách quan, cổ vũ tinh thần lực lượng chống dịch nói chung và những “ chiến binh áo trắng” nói riêng nhưng cũng xuất hiện một số bài, status mang tính vùi dập, phủ nhận công lao và đổ lỗi cho ngành Y mỗi khi tình hình biến động. Xin đừng độc ác một cách nhẫn tâm như vậy. Nên nhớ rằng đa phần các số liệu, hình ảnh và thông tin chúng ta có được để lên bài đều phải được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt với những đêm thức trắng của các Y bác sĩ và lực lượng truyền thông Y tế.

Chính quyền đang triển khai tất cả các biện pháp với nhiệm vụ cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân, cho cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc và thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội, đưa đất nước tiếp tục tiến về phía trước nhưng tuyệt đối không bỏ công dân mình ở lại phía sau. Để chiến thắng đại dịch chúng ta có rất nhiều việc phải làm, trước mắt, thay vì ngồi hoang mang run sợ thì mỗi người dân hãy thực hiện thật tốt 5K và các quy định phòng chống dịch tại nơi làm việc, nơi ở thì chắc chắn cuộc chiến này chúng ta nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn. 

Hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới vững vàng để chiến thắng đại dịch.

NGƯỜI NÂNG NIU TẤT CẢ, CHỈ QUÊN BẢN THÂN MÌNH

Suốt đời Người chỉ luôn trăn trở với mục tiêu: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.


“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam...”, đó là những lời ca trong bài hát Bác Hồ một tình yêu bao la của cố nhạc sĩ Thuận Yến. Những lời ca ấy như thay lời muốn nói cho hàng triệu trái tim của bao thế hệ người Việt Nam đối với Người cha già của dân tộc. Bác đã đi xa nhưng hình ảnh một con người vĩ đại suốt đời tận tâm, tận tụy vì dân, vì nước sẽ luôn khắc sâu trong tâm khảm mỗi người con Việt Nam.


Tình yêu nước, thương dân ấy của Bác không chỉ thể hiện ở những quyết sách lớn lao mà có thể nhìn thấy rõ ở từng câu nói, từng việc làm, cử chỉ vô cùng gần gũi và giản dị của Người. Mang trọng trách lớn trên vai, dù bận trăm công ngàn việc, Người vẫn luôn dành thời gian để thường xuyên đi cơ sở, tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Từ đó, hiểu đúng tình hình và đưa ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp với lòng dân. Mỗi lần đi làm việc xa, đi thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ, Người thường đem theo cơm nắm, muối vừng để khỏi làm phiền cán bộ, nhân dân địa phương, để khỏi “vì thết đãi Bác mà thịt cả con bò”.


 Bác còn nhiều lần viết thư thăm hỏi, tặng quà cho các cụ già nhân dịp mừng thọ, viết thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu, vào năm học mới...


Trước nạn đói xảy ra, Bác rất đau xót và đã kêu gọi đồng bào cả nước cứ mười ngày thì nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, lấy gạo đó để cứu giúp dân nghèo và Người xin thực hành trước. Khi tham dự cuộc vận động Mùa đông binh sĩ, Người đã cởi ngay chiếc áo len đang mặc để gửi cho các chiến sĩ ngoài mặt trận...


Trong buổi lễ long trọng, khi Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2-9-1945 với sự tham gia của hàng chục vạn đồng bào, Bác giơ tay ra hiệu im lặng và bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”. Bác dừng lại đột ngột và hỏi người nghe: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Quần chúng hô vang đáp lại: “Rõ!”.


Câu hỏi giản dị ấy của Người giữa giây phút long trọng của lịch sử là biểu hiện cao độ của lòng yêu nước thương dân, là kết tinh của phẩm giá và tư tưởng của Người.


Cho đến lúc cuối đời, Bác vẫn đau đáu tâm nguyện phục vụ đất nước, nhân dân. Trong Di chúc, Bác viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.


“Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.


Bác Hồ kính yêu của chúng ta là vậy, không chỉ xuất phát từ tinh thần bác ái, từ nỗi lo toan của vị Chủ tịch nước với nhân dân, mà còn là tình thương yêu vô hạn con người với con người, đó cũng là văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh. Nhà sử học người Mỹ Stenson đã viết: “Hồ Chí Minh là con người bình thường sống hòa đồng trong cuộc sống của xã hội, Người thương yêu tất cả chỉ quên mình, Hồ Chí Minh mãi là tấm gương sáng về nhân cách một con người thời đại cho mọi thế hệ tiếp sau”.


Trước lúc ra đi, trong Di chúc, Người không quên dặn dò: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”./.

CẢNH GIÁC ÂM MƯU “TẠO SÓNG”, “KHUẤY NƯỚC”, PHÁ HOẠI BẦU CỬ

Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.


    Theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn khác, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được diễn ra đồng thời vào ngày 23/5/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp.


   Người dân được trực tiếp đi bầu cử đại biểu của mình, đây là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đã được hiến định. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nói chung và thành lập cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương nói riêng.


   Bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp lần này diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


   Hơn 75 năm, từ Quốc hội khóa I cho đến nay, dù ở vào thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nào, Quốc hội Việt Nam đều có những đóng góp to lớn, xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng. Sự thành công, thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thiết thực thực hiện Nghị quyết Đại đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020- 2025.


   Cuộc bầu cử là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, thể hiện bản chất tốt đẹp, dân chủ, nhân văn của chế độ, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân; cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng trên mọi mặt của đời sống xã hội.


   Lợi dụng vào sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã tung ra “chiến dịch” tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt, chống phá cuộc bầu cử. Luận điệu mà họ tập trung công kích, xuyên tạc, diễn biến có thể khái quát ở mấy điểm sau đây:


   Một là, xuyên tạc, kích động phá hoại bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Họ  bịa đặt, suy diễn: “Việc bầu cử Quốc hội không phải là quyền lợi, nghĩa vụ, không có dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, sắp xếp, chia chác “ghế ngồi”, nhân dân không có quyền thật sự”.


   Hay “ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử, ứng cử”, đó là “chế độ Đảng cử - dân bầu”, là “dân chủ trình diễn”…, từ đó họ kêu gọi phải sửa đổi nguyên tắc, quy định bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do, còn “nếu với tư cách tổ chức bầu cử này, xã hội sẽ không có tự do và dân chủ”!


   Hai là, kêu gọi toàn dân tẩy chay cuộc bầu cử. Tổ chức khủng bố Việt Tân, Hội anh em dân chủ, những phần tử phản động, lưu vong kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử. Chúng ngụy biện tung ra các luận điệu: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tham gia bỏ phiếu bầu cử là quyền con người, quyền công dân chứ không phải là nghĩa vụ của công dân”.


   Một số đối tượng như Nguyễn Văn Đài thường xuyên livestream, phát tán trên mạng xã hội, suy diễn rằng “đã là quyền con người, quyền công dân thì mọi người có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước không có quy định nào bắt buộc công dân Việt Nam phải tham gia đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp”… Từ đó, rêu rao,  ra sức kêu gọi cử tri tẩy chay bầu cử Quốc hội.


   Ba là, hạ thấp vai trò của Quốc hội, như: “Quốc hội là một hình thức ngụy dân chủ của nhà nước độc tài CSVN để lừa dối nhân dân, là một công cụ của Đảng để cai trị nhân dân và đất nước”; “tất cả những người mà được gọi là đại biểu Quốc hội đều được tầng lớp chóp bu độc tài CSVN lựa chọn và quyết định từ trước, bầu cử chỉ là hình thức”.


   Hay xuyên tạc kết quả bầu cử là “mù mờ”, thiếu khách quan kiểu “kể cả người trúng cử cũng như người bị trượt, tỷ lệ phiếu bầu trúng cử bao nhiêu % cũng được tầng lớp chóp bu quyết định trước”.


   Bốn là, thông tin bịa đặt, bôi nhọ đời tư của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước được đề cử ứng cử đại biểu Quốc hội. Chúng bịa đặt, bôi nhọ về nguồn gốc xuất thân, gia đình tới bản thân cán bộ lãnh đạo, từ quá trình trưởng thành, học hành kém cỏi, thành tích bất hảo, tư cách đạo đức yếu kém đến việc nâng đỡ, ưu ái khuất tất trong quá trình công tác; bôi nhọ lối sống sa hoa, buông thả, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, lợi ích nhóm để trục lợi vơ vét tiền của, sắp xếp “cánh hẩu” để tham nhũng chức quyền… Những thông tin bịa đặt, sai trái được viết theo kiểu quy chụp đen tối, bao nhiêu tiêu cực, xấu xa đều quy cho cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quy chụp cho chế độ.


   Mỗi người dân cần nhận thức sâu sắc cuộc bầu cử là ngày hội lớn để bầu ra cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội và các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thể hiện bản chất chế độ, tính dân chủ, nhân dân sâu sắc của Nhà nước pháp quyền XHCN. Quy định bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp về quy trình, nguyên tắc tổ chức, ứng cử, tự ứng cử, quyền lợi, nghĩa vụ công dân… đã được pháp luật quy định một cách chặt chẽ trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; được thực hiện một cách cẩn trọng, chắc chắn, bài bản, dân chủ, khách quan.


    Những luận điệu mà các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội nêu ra là xuyên tạc, bịa đặt với phương thức, thủ đoạn tinh vi, nhằm hạ thấp vai trò, ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, gieo rắc nhận thức lệch lạc, sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử ở Việt Nam là “hình thức”, “ngụy dân chủ”; xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, hình ảnh méo mó về thể chế chính trị, đời sống chính trị, xã hội ở Việt Nam trên trường quốc tế.


   Các đối tượng kêu gọi tẩy chay, phá hoại cuộc bầu cử; cổ súy những phần tử bất mãn, thoái hóa biến chất lập hồ sơ tự ứng cử, lợi dụng kết quả các đối tượng này bị loại khỏi danh sách bầu cử trong quá trình hiệp thương, lấy phiếu tín nhiệm nhân dân để xuyên tạc, kích động, đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Bịa đặt, suy diễn, hạ thấp uy tín lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước…


   Từ việc phá hoại bầu cử, chúng tiến tới làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tuyên truyền, ca ngợi, cổ súy hình thức bầu cử, xu hướng chính trị tư bản, mô hình nhà nước “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự” kiểu phương Tây.


   Trên các trang truyền thông quốc tế như RFA, VOA, BBC…, họ đưa ra các bài viết, phỏng vấn có nội dung xuyên tạc về cuộc bầu cử như “Nhiều cử tri tẩy chay cuộc bầu cử”, “Bầu cử Quốc hội Việt Nam thiếu tự do và không công bằng”, “Ứng viên độc lập bị giam cầm”… Đồng thời, tung ra các bài viết kích động chống phá trên diễn đàn mạng xã hội Facebook, YouTube, các website, blog chống đối.


   Do đó, cần nhận diện thủ đoạn, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động để nhân dân, cử tri đề cao cảnh giác, không a dua, cổ suý, mắc mưu kẻ xấu; nêu cao ý thức, trách nhiệm công dân trước sự kiện chính trị quan trọng của nước nhà…

NẮM SÁT THỰC TIỄN, NHẠY BÉN, SÁNG TẠO TRONG THAM MƯU, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG-VĂN HOÁ

Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội gắn liền với những thành tựu nổi bật của công tác tư tưởng-văn hóa trong quân đội.


75 năm qua, lớp lớp cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội đã vượt qua thử thách, chung sức, đồng lòng xây dựng Cục và ngành tuyên huấn vững mạnh toàn diện, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng và phát huy nhân tố chính trị-tinh thần, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.


Cách đây 75 năm, ngày 11-5-1946, Bộ Quốc phòng (BQP) ra Nghị định số 27/NĐ-QP về tổ chức Cục Chính trị, BQP, trong đó có thành lập Phòng Huấn luyện và Phòng Tuyên truyền (tiền thân của Cục Tuyên huấn hiện nay). Phòng Huấn luyện có trách nhiệm đào tạo chính trị viên và phụ trách huấn luyện. Phòng Tuyên truyền có trách nhiệm cung cấp sách, báo cho bộ đội, nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội và xây dựng tình đoàn kết giữa bộ đội với nhân dân. Kể từ đây, với hai cơ quan: Phòng Tuyên truyền và Phòng Huấn luyện, Quân đội ta có cơ quan chuyên trách về công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị phục vụ nhiệm vụ xây dựng quân đội theo yêu cầu đòi hỏi của cách mạng; và đây cũng là lần đầu tiên trong quân đội có cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn công tác tư tưởng-văn hóa nhằm xây dựng nền tảng chính trị-tinh thần vững chắc của quân đội. Ngày 11-7-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 121/SL về tổ chức Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam gồm các cơ quan: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị (TCCT) và Tổng cục Cung cấp. Theo sắc lệnh, TCCT được thành lập trên cơ sở phát triển từ Cục Chính trị trước đó. TCCT gồm có: Cục Tổ chức, Cục Tuyên huấn, Cục Địch vận, Cục Quân pháp, Nhà xuất bản Vệ quốc quân.


Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vượt qua khó khăn, gian khổ, Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội luôn bám sát hoạt động của bộ đội, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kịp thời phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng, phát triển LLVT cách mạng. Nhiều cán bộ của cục và ngành tuyên huấn đã được cử đến các mặt trận; nhiều phóng viên, biên tập viên báo chí, văn nghệ sĩ về đơn vị cơ sở để kịp thời cổ vũ, động viên bộ đội vượt qua gian khổ, hy sinh, thi đua giết giặc lập công. Qua từng trận chiến đấu và mỗi chiến dịch, ngay từ đầu, công tác tư tưởng-văn hóa đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu, cùng các mặt hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trở thành “linh hồn”, “mạch sống” của quân đội cách mạng.


Những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với bước phát triển mạnh mẽ về tổ chức, biên chế, Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội đã chủ động nắm chắc tình hình nhiệm vụ, phát huy cao độ “vũ khí” chính trị-tinh thần, kịp thời tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương (QUTƯ), BQP, TCCT và cấp ủy, chỉ huy các cấp những chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tư tưởng-văn hóa. Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III; Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II về quyết tâm chiến lược “Bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”; xây dựng bản lĩnh chính trị, củng cố lập trường giai cấp công nhân, nắm vững mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; làm cho bộ đội hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc, đánh giá đúng mạnh, yếu của đế quốc Mỹ. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý của địch, chống tư tưởng phản động, cơ hội, xét lại về con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, bảo đảm cho quân đội quán triệt, thực hiện đúng đường lối chính trị, quân sự của Đảng. Công tác tư tưởng-văn hóa đã kịp thời phổ biến, xây dựng và phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng bằng những hành động cụ thể: “Bám thắt lưng địch mà đánh”, “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”; “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”... Tinh thần “Vì nhân dân quên mình”, ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”... làm sáng bừng lên chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, cả ở hậu phương và tiền tuyến, trên khắp các mặt trận, tạo thành sức mạnh vô địch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, công tác tư tưởng-văn hóa đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Với bề dày kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng được tôi luyện qua các cuộc kháng chiến, Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chủ động, nhạy bén, sắc sảo trong tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả công tác tư tưởng-văn hóa trong quân đội, kịp thời thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, góp phần khơi dậy, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bản chất, truyền thống tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ.


Những năm gần đây, Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội đã thường xuyên bám sát thực tiễn đơn vị, theo sát mọi hoạt động của bộ đội; chủ động, nhạy bén, kịp thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất với QUTƯ, BQP, TCCT và cấp ủy, chỉ huy các cấp và trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo có hiệu quả các mặt công tác tuyên huấn trong toàn quân. Tham mưu, đề xuất những chủ trương, giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng-văn hóa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.


Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội đã chủ động tham mưu, hướng dẫn, quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34 của Ban Bí thư về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch... Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Đề án Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới; Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới; Đề án Quy hoạch và xây dựng các đơn vị nghệ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Đề án Hiện đại hóa các cơ quan báo chí quân đội; Đề án Quân đội phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong tình hình mới... Thường xuyên nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào Thi đua Quyết thắng và công tác khen thưởng. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học nghệ thuật trong quân đội.


Công tác tư tưởng-văn hóa không ngừng được đổi mới cả về nội dung, hình thức, phương pháp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; khi tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là những lúc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm, công tác tư tưởng-văn hóa đã được tiến hành một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, dự báo chính xác, xử lý kịp thời, đúng đắn các tình huống phức tạp; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).


Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đảm nhận nhiều nhiệm vụ với tên gọi khác nhau, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của QUTƯ, BQP và trực tiếp, thường xuyên là TCCT, cấp ủy, chỉ huy các cấp; sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài quân đội, Cục Tuyên huấn và đội ngũ những người làm công tác tuyên huấn toàn quân luôn nỗ lực phấn đấu, lập được nhiều thành tích xuất sắc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng quân đội, đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Cục Tuyên huấn đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Kiên định, chủ động, nhạy bén, sáng tạo, đoàn kết, quyết thắng”. Đảng, Nhà nước, QUTƯ, BQP, TCCT trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý.


Những năm tới, trước yêu cầu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng ngày càng cao, công tác tư tưởng-văn hóa trong quân đội có nhiều thuận lợi, đồng thời phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đan xen. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội nêu cao quyết tâm, tiếp tục phát huy truyền thống Anh hùng LLVT nhân dân, tích cực học tập, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, quán triệt sâu sắc nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, các nghị quyết, chỉ thị về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nhiệm vụ CTĐ, CTCT. Tích cực nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với QUTƯ, BQP, TCCT và cấp ủy, chỉ huy các cấp về các giải pháp căn bản, lâu dài nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng-văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho toàn quân thống nhất nhận thức tư tưởng và hành động; trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thành công của sự nghiệp đổi mới và sức mạnh chiến đấu, chiến thắng của quân và dân ta; nhận rõ đối tác, đối tượng, âm mưu thâm độc của kẻ thù, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng bộ đội và dư luận xã hội, tham mưu giải quyết kịp thời những khó khăn, bức xúc của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; tổ chức hướng dẫn sát, kiểm tra sâu, tham mưu đúng, trúng, kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ về tư tưởng. Thường xuyên làm tốt công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức Phong trào Thi đua Quyết thắng sôi nổi, rộng khắp, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của các cấp, các ngành. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới. Tập trung tham mưu, chỉ đạo làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội.


Xây dựng Đảng bộ Cục Tuyên huấn và các tổ chức đảng ngành tuyên huấn quân đội trong sạch, vững mạnh tiêu biểu gắn với xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, chi bộ, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chủ trì, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác Tuyên huấn hai giỏi: “Giỏi tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và Giỏi kiểm tra, phát hiện, giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinh” trong công tác tư tưởng-văn hóa.


Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội quyết tâm giữ vững niềm tin, mài sắc ý chí chiến đấu, tăng cường đoàn kết, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao và lập nhiều thành tích mới, mãi mãi xứng đáng với niềm tin của QUTƯ, BQP, TCCT và của cán bộ, chiến sĩ toàn quân.


Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Cục Tuyên huấn được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; 3 Huân chương Quân công (2 hạng Nhất, 1 hạng Ba); 3 Huân chương Chiến công (1 hạng Nhất, 2 hạng Nhì); 2 Huân chương Lao động hạng Ba; 2 Huân chương Độc lập hạng Nhất; 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. Được Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng 2 Huân chương Itxala. Năm 2021, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống, Cục Tuyên huấn và ngành tuyên huấn quân đội vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Thiếu tướng NGUYỄN VĂN ĐỨC, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị

Gây hấn ở Biển Đông, Trung Quốc để mất Philippines

 

Gây hấn ở Biển Đông, Trung Quốc để mất Philippines

Kể từ khi đắc cử năm 2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hết lần này đến lần khác đề cập tới việc “thân Trung Quốc”.

Trong chuyến công du đầu tiên tới Bắc Kinh vào năm 2016, ông Duterte từng tuyên bố "đã đến lúc chào tạm biệt Washington”, trước sự vui mừng của lãnh đạo nước chủ nhà. Ông cũng hoan nghênh các khoản đầu tư thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh, đe dọa đình chỉ các cuộc tập trận chung với Mỹ và gọi Trung Quốc là “bạn tốt”.

Tuy nhiên, trong vòng một năm, ông Duterte dường như quay ngoắt 180 độ với Trung Quốc, gây thất vọng cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kéo Manila ra khỏi quỹ đạo chiến lược của Washington.

Hôm 2/5, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr đăng tải một thông điệp đầy ẩn ý trên Twitter về Bắc Kinh. Ông thể hiện sự bức xúc khi yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển không thuộc về nước này ở Biển Đông.

Ông cũng đặt ra câu hỏi về những gì Trung Quốc đang làm đối với quan hệ song phương. "Quý vị đang làm gì với tình hữu nghị của chúng ta? Chính quý vị. Không phải chúng tôi. Chúng tôi đang cố gắng... Quý vị chẳng khác gì một kẻ vô văn hóa xấu xí cố gắng tập trung chú ý vào một người đep trai muốn làm bạn với mình".

Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy, sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh, đặc biệt khi họ thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải đã được quốc tế công nhận trên Biển Đông đã khiến Manila không còn kiên nhẫn.

Ông Duterte giờ đây nhận ra rằng, Trung Quốc khó có thể là bạn và xét cho cùng, Philippines vẫn cần đồng minh an ninh lâu đời là Mỹ.

Nhận thức của ông Duterte sẽ có ý nghĩa địa chiến lược quan trọng từ nay cho đến cuối nhiệm kỳ của ông vào tháng 6/2022, khi hiến pháp Philippines yêu cầu ông từ nhiệm.

Ngày 11/2 năm ngoái, ông Duterte quyết định chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng Mỹ - Philippines (VFA). Tháng 6 cùng năm, Ngoại trưởng Locsin lần đầu tiên báo hiệu thái độ thay đổi của Manila bằng lập luận rằng, “vào thời điểm đại dịch và căng thẳng giữa các siêu cường gia tăng” sẽ là khôn ngoan nếu giữ nguyên VFA.

Sau đó, vào ngày 12/7, dịp kỷ niệm 4 năm Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Philippines cuối cùng đã công khai công nhận phán quyết. Chính quyền Duterte trước đây từng tránh tỏ ra rõ ràng để duy trì mối quan hệ tích cực với Bắc Kinh.

Bài phát biểu ngày 23/9/2020 của ông Duterte tại Đại hội đồng LHQ là một dấu hiệu khác cho thấy ông đã quay lưng với Trung Quốc. Ông trực tiếp đề cập đến vấn đề tranh chấp Biển Đông bằng cách lưu ý rằng, phán quyết năm 2016 là "vượt quá sự thỏa hiệp", đồng thời khẳng định Philippines "kiên quyết bác bỏ các nỗ lực nhằm phá hoại nó". Đây là sự đối đầu Bắc Kinh trực diện nhất mà ông Duterte từng mạo hiểm và nó phản ánh lập trường của ông đối với Trung Quốc đang ngày càng cứng rắn.

Việc quay trở lại với quỹ đạo của Mỹ diễn ra một cách logic kể từ ấy. Vào ngày 11/11/2020, ông Locsin viện dẫn sự cạnh tranh giữa các cường quốc ở Biển Đông như lý do để đình chỉ việc chấm dứt VFA.

Ngoại trưởng Philippines đã nhấn mạnh “sự rõ ràng và sức mạnh” của đồng minh truyền thống, đồng thời tuyên bố việc tạm ngưng chấm dứt VFA sẽ cho phép Manila "tìm ra một thỏa thuận nâng cao hơn, đôi bên cùng có lợi, sắp xếp lâu dài và hiệu quả hơn về cách thúc đẩy bảo vệ lẫn nhau”.

Trong khi đó, ông Duterte cũng ngầm xác nhận ủng hộ VFA trong chuyến đi thị sát tại căn cứ không quân Clark ở phía tây bắc Manila vào ngày 12/2. “Thời điểm hiện tại đòi hỏi sự hiện diện của Mỹ tại đây. Tôi thấy thế cũng được", người đứng đầu chính phủ Philippines nói.

Trong một diễn biến quan trọng khác vào ngày 2/3, Manila đã ký một thỏa thuận với Ấn Độ để mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, hợp đồng khó có thể thành hiện thực nếu không có sự chấp thuận của cá nhân ông Duterte. Hệ thống BrahMos do Ấn Độ và Nga cùng chế tạo sẽ cung cấp cho Manila khả năng răn đe đầu tiên trước Trung Quốc. Trước đó, khi được hỏi về khả năng mua loại vũ khí này, Bộ Quốc phòng Philippines cho hay, đây là một phần của chương trình hiện đại hóa “nhằm nâng cao khả năng phòng thủ lãnh thổ" của Manila.

Hôm 19/4, ông Duterte tuyên bố: “Tôi sẽ cử các tàu màu xám đến đó để thực thi các tuyên bố chủ quyền”. Động thái tiếp sau một sự cố hồi đầu tháng, khi một tàu hải quân có vũ trang của Trung Quốc xua đuổi một tàu Philippines đang chở một nhóm phóng viên truyền hình.

Ông Duterte được tin vẫn nuôi hy vọng Manila có thể duy trì quan hệ hòa bình với Bắc Kinh. Ông đặc biệt quan tâm đến việc nhận hỗ trợ đầu tư và cơ sở hạ tầng thông qua chương trình BRI của Trung Quốc.

Song, sự gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc buộc ông Duterte phải công khai thừa nhận, Bắc Kinh là vấn đề và Washington là đồng minh lâu năm có giá trị, có thể giúp ông giải quyết vấn đề ấy. Bắc Kinh chỉ có thể tự trách mình nếu họ để mất cơ hội kéo Philippines ra khỏi quỹ đạo của Mỹ. Ví dụ, từ đầu năm 2019 đến đầu năm 2020, Trung Quốc đã điều các tàu hải cảnh và dân quân biển bao vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tổng cộng lên tới hàng trăm tàu trong năm.

Vào tháng 2 năm ngoái, chỉ vài ngày sau khi ông Duterte công bố hủy bỏ VFA, một tàu hải quân Trung Quốc đã nhắm tấn công một tàu hải quân Philippines đang tuần tra các vùng biển tranh chấp, hành động Manila gọi là "thù địch".

Tháng 4 cùng năm, Bắc Kinh chính thức tuyên bố thiết lập quyền kiểm soát hành chính đối với các đảo tranh chấp. Cũng trong tháng này, Bắc Kinh điều tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 với lực lượng hải cảnh hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và làm điều tương tự với Malaysia vào tháng 5/2020 để quấy rối tàu thăm dò dầu khí West Capella.

Hồi tháng 1, Trung Quốc đã thông qua luật hải cảnh mới cho phép nã đạn vào các tàu đối thủ. Vào đầu tháng 3, việc Bắc Kinh điều lực lượng dân quân biển đến khu vực Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa khiến quan hệ Trung Quốc - Philippines căng thẳng kéo dài. Sự việc mới chỉ mới bắt đầu lắng xuống gần đây khi các tàu cá Trung Quốc rút dần.

Việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông đã khiến ông Duterte cho phép Ngoại trưởng Locsin gửi nhiều công hàm ngoại giao phản đối. Ông Duterte cũng đã nhượng bộ trước lời kêu gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana về việc duy trì quan hệ gần gũi với quân đội Mỹ thông qua các hoạt động huấn luyện kết hợp, chẳng hạn như cuộc tập trận Balikatan thường niên, đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh.

Thực tế, cả hai Bộ trưởng trên đều có liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với những người đồng cấp ở Washington - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin trong suốt vụ đá Ba Đầu. 

Bản thân ông Duterte không thể xoa dịu lo ngại của những người nhất quyết ủng hộ hợp tác quốc phòng Mỹ - Philippines ngay trong Thượng viện Philippines.

Derek Grossman, cựu báo cáo viên tình báo hàng ngày cho Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh châu Á - Thái Bình Dương hiện là chuyên gia phân tích quốc phòng cấp cao tại tổ chức nghiên cứu tư vấn phi lợi nhuận RAND đánh giá, Tổng thống Philippines hiện không còn mấy lựa chọn. Cách tiếp cận hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm suy yếu nghiêm trọng độ tin cậy trong các chính sách thân Trung Quốc của ông.

Do đó, nhiều khả năng từ nay cho đến khi người kế nhiệm ông nhậm chức, ông Duterte sẽ thực thi đường lối cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Và nhiều khả năng Mỹ và Philippines sẽ sớm đạt được thỏa thuận VFA mới.