Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023

Giữ gìn kỷ luật, kỷ cương và hình ảnh, uy tín Bộ đội Cụ Hồ

“Phải đặc biệt giữ gìn, phát huy hình ảnh, uy tín của quân đội, giữ vững niềm tin yêu của nhân dân đối với quân đội. Muốn vậy, kỷ luật, kỷ cương phải nghiêm, quân đội phải làm gương cho các nơi khác”-đó là phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương) tại Hội nghị Quân ủy Trung ương phiên họp cuối năm 2017. Tinh thần chỉ đạo ấy đã và đang được thể hiện rất rõ qua việc xử lý sai phạm của một số cán bộ cao cấp trong quân đội thời gian gần đây…

Xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm

Việc Kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới đây thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và xem xét, thi hành kỷ luật một số cán bộ cấp cao ở Quân khu 9 không phải là những gì bất thường, đột biến mà chỉ là việc tiếp tục triển khai những chủ trương nhất quán, quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tiêu cực của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta. Trước đó, năm 2018, một số cán bộ cấp cao quân đội, trong đó có cả tướng lĩnh đã phải chịu xử lý nghiêm minh theo pháp luật và kỷ luật của Đảng, Nhà nước và quân đội do có những sai phạm liên quan tới quản lý kinh tế, quản lý đất quốc phòng. Đây là những lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, bị nhiều tác động của mặt trái kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, không phải chỉ đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc, những sai phạm mới được xử lý. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn chủ động, nghiêm túc, quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Các vụ việc được xử lý nghiêm túc, kịp thời nhận được sự tin tưởng, đồng tình của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về sự quyết tâm và hành động của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong quân đội, thể hiện trên mặt trận này không có “vùng cấm”, kể cả đối với lãnh đạo cấp cao, cán bộ đương chức hay đã nghỉ hưu, cán bộ là sĩ quan cao cấp và kể cả tướng lĩnh. Việc xử lý bảo đảm chặt chẽ trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; thông tin kịp thời, không bao che, bưng bít, nương nhẹ.

Việc xử lý sai phạm của cán bộ quân đội gần đây đã theo đúng Quy định 102 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, về thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật, thời hiệu xem xét có thể là 5 năm, 10 năm, thậm chí dài hơn tùy theo mức độ sai phạm. Như vậy, không còn vùng cấm cả với những cán bộ đã chuyển công tác khác hay đã nghỉ hưu thì coi như “hạ cánh an toàn”, là một sự nghiêm túc về thực hiện trách nhiệm nêu gương, khắc phục tư duy nhiệm kỳ…

Thông qua việc xử lý góp phần làm trong sạch bộ máy, loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ thoái hóa biến chất; củng cố, nâng cao sức mạnh, sức chiến đấu của quân đội; trước hết là sự vững mạnh về chính trị.

Không để hiện tượng cá biệt làm ảnh hưởng bản chất truyền thống

Trước những sự việc xảy ra thời gian qua, từng có ý kiến đây đó trong dư luận đặt câu hỏi có hay không sự gia tăng tham nhũng, tiêu cực trong quân đội, trong lực lượng vũ trang (LLVT)? Có hay không sự suy thoái đến mức phổ biến, làm suy giảm sức chiến đấu, làm suy giảm niềm tin của nhân dân?

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, cùng với sự đau xót, nghiêm khắc rút ra những bài học đắt giá, chúng ta phải khẳng định một số sai phạm đó chỉ là những hiện tượng cá biệt. Việc xử lý nghiêm minh, kịp thời chính là sự thanh lọc, đẩy lùi những sai phạm cá biệt để Quân đội ta luôn trong sạch, vững mạnh, luôn xứng đáng với niềm tin cậy, yêu mến tuyệt đối của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trước những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, hiện tượng cán bộ có chức có quyền, kể cả cán bộ LLVT rơi vào một số sai phạm kinh tế, lợi ích nhóm là một thực tế đã xảy ra. Đây cũng là điều không tránh khỏi đối với quân đội ở nhiều quốc gia trên thế giới những năm gần đây. Nhiều năm nay, Trung Quốc là quốc gia rất quyết liệt trong chống tham nhũng trong quân đội với rất nhiều tướng lĩnh, cán bộ cao cấp bị xử lý. Năm ngoái, Tổng thống Philippines sa thải 20 sĩ quan cao cấp do tham nhũng. Ở nước Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin gần 10 năm qua luôn mạnh tay chống tham nhũng. Nhiều công ty thuộc quyền kiểm soát của Bộ Quốc phòng Nga đã bị kiểm tra, xử lý và nhiều lãnh đạo cấp cao, trong đó từng có 4 cán bộ cấp lãnh đạo bộ bị thôi chức do tham nhũng… Tại Ukraine, năm 2016, hai quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng đã bị bắt vì tội biển thủ công quỹ liên quan đến mua sắm quốc phòng. Tại Mỹ, quốc gia được coi là có hệ thống pháp luật và cơ chế kiểm soát quyền lực nghiêm ngặt trong phòng ngừa tham nhũng, nhưng gần đây vẫn xảy ra nhiều vụ tham nhũng trong quân đội, điển hình là vụ một sĩ quan cao cấp trong lực lượng hải quân bị kết án 78 tháng tù vì tham nhũng, thừa nhận đã “nhận quà” của một nhà thầu quốc phòng nước ngoài để đổi lấy thông tin mật của hải quân Mỹ.

Đối với Quân đội ta, ngay từ những ngày đầu còn non trẻ, nhiều khó khăn, thiếu thốn, cũng đã có bài học đau xót, như vụ án Trần Dụ Châu. Trong khi bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sĩ thời chống Pháp rất kham khổ thì Trần Dụ Châu và một số sĩ quan biến chất lại sống như những ông hoàng. Chính vì thế, ngay từ ngày đó, quan điểm của Đảng và Bác Hồ là phải xử lý rất nghiêm minh để làm gương. Ngày 5-9-1950 ở thị xã Thái Nguyên-thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao mở phiên tòa đặc biệt với 3 bị cáo hầu tòa là nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng bọn can tội “biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”. Cửa vào phòng xử án có một bảng khẩu hiệu: “Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội”. Trong phòng xử án, trên tường có hai khẩu hiệu: “Quân pháp vô thân” và “Trừng trị để giáo huấn”. Phiên tòa xét xử công khai, bộ đội và nhân dân đến dự đông kín. Kết thúc phiên tòa, Trần Dụ Châu bị tuyên án tử hình, hai đồng phạm mỗi tên lãnh án 10 năm tù. Chỉ một ngày sau, Trần Dụ Châu bị thi hành án tử hình.

Ngay từ các khẩu hiệu của phiên tòa đã thể hiện quan điểm, tinh thần chống tham nhũng, tiêu cực trong Quân đội ta từ trước đến nay. Thông tin vụ án cũng được công khai kịp thời trên báo chí. Báo Cứu quốc đã có nhiều bài phản ánh về vụ án. Ngày 27-5-1950, báo đăng bài xã luận cho biết vụ án đã cho Chính phủ, Đoàn thể (Đảng) nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng, giáo dục và kiểm soát cán bộ để phục vụ tốt cho kháng chiến, kiến quốc... mặc dù có người e ngại, vì nếu công khai vụ án này sẽ làm cho dân chúng chê trách, kẻ địch lợi dụng để phản tuyên truyền, lợi ít, hại nhiều...

Nhìn từ vụ án Trần Dụ Châu, chúng ta càng thấm thía quan điểm sâu xa của Đảng, Bác Hồ trong giáo dục, rèn luyện Quân đội ta. Bác từng chỉ rõ: “Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua”. Lo ngại sự sa ngã của những cán bộ liên quan tới quản lý kinh tế trong quân đội, Bác từng căn dặn: “Các chú phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ”.

Từ đó đến nay, các vụ việc liên quan tới tham nhũng, tiêu cực trong quân đội đều được xử lý nghiêm minh. Trong 33 số Báo Quân đội nhân dânxuất bản tại Mặt trận Điện Biên Phủ, có nhiều bài báo tường thuật việc tòa án binh mặt trận xét xử công khai cán bộ sai phạm và đăng thông tin ngay trên trang nhất.

Chính sự nghiêm minh đó càng làm cho quân đội giữ được niềm tin yêu trọn vẹn của nhân dân, coi quân đội là trường học lớn, là lực lượng mẫu mực với những con người được tôi luyện trong một môi trường nghiêm ngặt, tiêu biểu về bản lĩnh, đạo đức, ít lòng ham muốn vật chất, chấp nhận thiệt thòi, khó khăn, gian khổ, thậm chí sẵn sàng xả thân, hy sinh cho Tổ quốc. Cán bộ, chiến sĩ LLVT phần lớn ở nơi "đầu sóng ngọn gió", nơi tiền phương của Tổ quốc, nơi biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; miệt mài với gian khổ hy sinh trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Bộ phận tham gia làm kinh tế, quản lý kinh tế chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và những hiện tượng vi phạm như vừa qua cũng chỉ là cá biệt. Quân đội vẫn là đội quân tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng, trước nhân dân; là thanh bảo kiếm, là nòng cốt, là lực lượng chính trị trung thành tuyệt đối bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chế độ XHCN.

Giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ và hình ảnh quân đội anh hùng

Những câu chuyện ấy khiến chúng ta càng thấm thía hơn khi những ngày này, chúng ta đang kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc của Bác, có những câu Bác viết ngày nay được in ra treo ở hội trường của nhiều tổ chức Đảng: “Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Còn nhớ chuyện Bác Hồ từng giáo dục đồng chí Phùng Thế Tài khi mới là một trung đoàn trưởng. Biết chuyện đồng chí có một số sai phạm, Bác trực tiếp gặp gỡ, căn dặn: “Bây giờ chú là lính. Cách mạng phát triển, quân đội phát triển mai sau chú cố gắng, sẽ là “quan”, là “tướng”. Tướng mà tính nóng là hỏng việc; hai là, tính chú liều quá. Có Bác bên cạnh mà chú còn dám bắt gà, bắt ngựa của dân, sau này ra “hùng cứ một phương” chú sẽ còn làm nhiều điều sai trái, ai ngăn được chú? Lần này ra chiến đấu chú nhớ phải phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm”. Lời căn dặn của Bác Hồ giúp người trung đoàn trưởng sửa sai, tiến bộ, sau này trở thành một vị tướng nổi tiếng.

Theo PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), từ vụ việc một số cán bộ, tướng lĩnh cấp cao bị xử lý, chúng ta rút ra được rất nhiều bài học. Cán bộ cấp cao, tướng lĩnh, thậm chí là lãnh đạo cấp cao hơn nữa nếu không tu dưỡng thì cũng trở thành nạn nhân, tù binh của chính sự thoái hóa biến chất. Cha ông ta có câu: Tu thân, tề gia, trị quốc. Cho nên, bài học tự rèn luyện rất quan trọng. Cùng với đó, phải kiểm soát quyền lực thật tốt. Bác nói là kiểm tra, kiểm soát hành vi của mỗi người, nếu làm đúng thì biểu dương, sai thì nhắc nhở, “tuýt còi” để phòng ngừa. Nếu không làm tốt sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm rồi mới phát hiện, mới lôi nhau ra xử phạt, kỷ luật. Còn đã sai phạm thì phải xử lý đến nơi đến chốn nhưng không coi trừng phạt là mục đích cuối cùng… mà chỉ là để giáo dục, với tinh thần chặt cành để cứu cây; để mỗi người và tập thể tiến bộ. Đó cũng là bài học để cùng với xử lý kiên quyết, nghiêm minh, Quân đội ta phải ngày càng hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách để kiểm soát quyền lực, phòng ngừa sai phạm, quản lý chặt chẽ hơn cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức, có quyền và tham gia các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, tài chính, đất đai…

Chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương đầu năm 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần xử lý kiên quyết, dứt điểm, quyết liệt hơn những tồn tại, hạn chế, nhất là những vụ việc tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng và nhấn mạnh: “Không sợ mất uy tín của quân đội và không sợ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, chống phá. Nếu chúng ta làm tốt thì chính là đã nâng cao uy tín và bác bỏ các luận điệu xuyên tạc”.

Với tinh thần đó, chúng ta tin tưởng rằng, việc xử lý nghiêm minh một số sự việc sai phạm vừa qua sẽ góp phần làm cho Quân đội ta xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh toàn diện về mọi mặt; thực sự trở thành Đảng bộ mẫu mực, giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ và hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, coi đây là danh dự thiêng liêng và cao quý. 

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một thể thống nhất, cấu thành nên nền tảng tư tưởng của Đảng ta

Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn không ngừng tấn công, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta, mục đích là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng xuyên tạc rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Do đó, cần nhận diện, phản bác các luận điệu xuyên tạc sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Nhận diện quan điểm sai trái thù địch

Các quan điểm sai trái đưa ra luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh tách rời, đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin. Các quan điểm sai trái quy chụp rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng tư tưởng là sai lầm”.  Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời ở Châu Âu, phù hợp ở Châu Âu không phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, ở Việt Nam chỉ cần tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ. Đây là thủ đoạn thâm độc, với âm mưu, thủ đoạn tinh vi với mục đích xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ.  Vì vậy, cần phải đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và đây là nhiệm vụ của Đảng, hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, của tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và của Nhân dân.

Các luận cứ đấu tranh phản bác

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng thể hiện:

Một là, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp chủ nghĩa Mác - Lênin và đã vận dụng vào nước ta. Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, Người xác định con đường cứu nước: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghãi chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra con đường cứu nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong điều kiện cụ thể nước ta.  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng giá trị cốt lõi của Mác - Lênin đó là: phép biện chứng duy vật và quan điểm duy vật lịch tinh hình thành thế giới quan và phương pháp luận cho giai cấp công nhân sử, các đảng cộng sản có lập trường, quan điểm vững vàng để đấu tranh xóa  bỏ áp bức, bóc lột, bất công, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giải phóng xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấm nhuần tư tưởng nhân văn vì con người, giải phóng con người trong lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, đã thể hiện nội dung, mục đích của tư tưởng Mác - Lênin. Trong lớp huấn luyện đảng viên mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Muốn có lập trường vô sản vững chắc, thì đảng viên phải có ý thức giai cấp, đồng thời phải có lý luận cách mạng. Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng. Vì vậy, các cô, các chú phải chịu khó học tập lý luận Mác - Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng; đồng thời phải học tập văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ”.

Chủ nghĩa Mác - Lênin, là nền tảng tư tưởng để Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và hoàn thiện những tư tưởng, những quan điểm của Người về lý luận cách mạng và hoạt động cách mạng của Người. Những âm mưu, thủ đoạn đối lập chủ nghĩa Mác - Lê nin với tư tưởng Hồ Chí Minh là sai lầm,xuyên tạc, là vu khống. Do đó, không thể đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh mà tách rời, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời không thể tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh để phủ nhận gián tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, cán bộ, đảng viên và Nhân dân cần nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Hai là, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là một thể thống nhất, cấu thành nên nền tảng tư tưởng của Đảng ta, có vai trò dẫn đường với thắng lợi cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí đánh giá rất cao về vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê nin”. Trong bài Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Lênin, Người tiếp tục khẳng định “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Vì vậy, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, Đảng ta luôn giữ vững, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và phát triển toàn diện. “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”

Tư tưởng Hồ Chí Minh không đối lập, không tách rời chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự thống nhất biện chứng giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Những giá trị cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị.

Để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, mỗi đảng viên Trường Chính trị tỉnh Bình Phước cần: Một là, tiếp tục nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, bản lĩnh chính chính trị vững vàng. Hai là, làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi bệnh lười học tập lý luận chính trị. Ba là, tích cực rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch.

            
          Tóm lại, các thế lực thù địch dùng thủ đoạn tách rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin với âm ưu xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng ta, với mục đích xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, cần nhận diện âm mưu, thủ đoạn để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là quan điểm mang tính nguyên tắc, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. 

Xây dựng “thế trận lòng dân” trong giai đoạn hiện nay ở nước ta tạo “sức đề kháng” để chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam nhân luôn quan tâm “dân vi bản”, xây dựng “thế trận lòng dân” với mục tiêu cao cả giữ vững giang sơn, đất nước. Kế thừa truyền thống của ông cha, trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng “thế trận lòng dân”, coi đó là cơ sở để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới góp phần bảo vệ độc lập dân tộc và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các thế lực thù địch đã và đang sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau nhằm xuyên tạc, chống phá khối đại đoàn kết dân tộc. Việc nhận diện và chủ động đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch về nội dung này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, tạo cơ sở bảo đảm sự bền vững của chế độ.

 Nhận diện một số luận điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động:

Các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân. Chúng tuyên truyền, kích động, chuyển hóa những xung đột xã hội thành mâu thuẫn giữa chính quyền, lực lượng vũ trang với Nhân dân.  Chúng cố tình khoét sâu những khuyết điểm, lợi dụng các phần tử bất mãn, phản động đội lốt tôn giáo, dân tộc để kích động đồng bào tư tưởng kỳ thị, hiềm khích, ích kỷ, hẹp hòi, cái gọi là “hận thù dân tộc”, nhằm gây bất ổn trong Nhân dân, âm mưu bạo động, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta từ bên trong.

Những luận điểm sai trái trên đã bộc lộ mưu đồ đen tối, rắp tâm xuyên tạc đường lối, chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta; gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Mục đích của các thế lực thù địch là gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nhằm hướng đến sự kỳ thị, chia rẽ giữa các dân tộc trong nước, lỏng lẻo trong hệ thống chính trị, nội bộ “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và nghi kỵ lẫn nhau. Thực tế những lý lẽ và hành động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch đã và đang gây ra những sự hoài nghi về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm lung lay ý chí, niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Trước thực tế đó, việc xây dựng "thế trận lòng dân" vững mạnh, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Luận cứ, cơ sở lý luận và thực tiễn phê phán, đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động:

Thứ nhất, Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng để xây dựng “thế trận lòng dân”.

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử và quyết định sự phát triển của lịch sử. Vận dụng sáng tạo quan điểm này, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của “thế trận lòng dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Theo Người: “Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành bức tường đồng xung quanh Tổ quốc”. Người khẳng định: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc”. Thực tế đã chứng minh, Đảng là chủ thể đề ra chủ trương, đường lối lãnh đạo cách mạng, nhưng người hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng mà Đảng đề ra chính nhân dân. “Thế trận lòng dân” được phát huy và minh chứng hùng hồn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

“Thế trận lòng dân” ra đời dựa trên nền tảng vững chắc là tinh thần đoàn kết của nhân dân, tinh thần yêu nước, tình đoàn kết gắn bó, khát vọng độc lập tự do, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của cả dân tộc với vai trò định hướng, lãnh đạo của Đảng được hội tụ, kết tinh, nhân lên tạo thành đường lối chính trị đúng đắn, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Trong lịch sử dân tộc  “thế trận lòng dân” đã được khẳng định và chứng minh, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay cần biết phát huy, khơi dậy mạnh mẽ sức mạnh của dân tộc và nhân dân. Muốn vậy, cần những giải pháp tổng thể của cả hệ thống chính trị và phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên luôn “lấy dân làm gốc”, biết đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.

Thứ hai, xây dựng “thế trận lòng dân” là sự nghiệp cách mạng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị

Chủ trương của Đảng về xây dựng “thế trận lòng dân” lần đầu tiên được đề cập tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX). Tại Hội nghị này, Đảng ta xác định: “Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân mà mấu chốt là thế trận lòng dân”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Giữ vững an ninh nội địa; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân; xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”. Đến Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc”. Trên cơ sở kế thừa tư duy của Đảng qua các kỳ Đại hội trước, Đại hội XII của Đảng xác định: “Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân”. Trong Đại hội XIII, “thế trận lòng dân” được đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Điều này thể hiện sự bổ sung, có bước phát triển mới trong tư duy của Đảng ta về đường lối quân sự, quốc phòng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân”. Đây là chủ trương đúng đắn, nhất quán và xuyên sốt của Đảng ta. Để xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnh, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cần tập trung xây dựng và phát huy những nhân tố sau đây: Cấp ủy, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. “Dân là gốc” là một trong những nội dung phản ánh quan điểm của Đảng ta về mục tiêu, động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cần thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đảng và Nhà nước ta cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chống tham nhũng, cải cách thế chế và cải cách nền hành chính nhà nước, qua đó tạo điều kiện để nâng cao đời sống nhân dân, góp phần nâng cao niềm tin của người dân với Đảng, với chế độ.

Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên góp phần củng cố “thế trận lòng dân”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “cán bộ  là  cái  gốc của  mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và nhiệm vụ công tác cũng đồng nghĩa với việc cán bộ phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, xứng đáng với kỳ vọng của Đảng và toàn dân, làm cho dân tin, dân yêu và dân theo. Cán bộ, đảng viên cần phát huy hơn nữa tinh thần nêu gương, lắng nghe ý kiến nhân dân, trọng dân, gần dân. Bác Hồ đã dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn cả trăm bài diễn  văn  tuyên  truyền”. Lắng nghe ý kiến nhân dân, gần dân để củng cố “thế trận lòng dân”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chống độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, vô cảm trước những khó khăn của nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.

Tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…Đẩy mạnh phát triển các nguồn lực trong nước, phát trển các thành phần kinh tế, thu hút các nguồn vốn FDI  nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước, đồng thời phát huy được tiềm năng thế mạnh về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Phát triển các nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực trên cơ sở tập trung vào 5 thành tố trọng tâm gồm: thành tố về Đảng, thành tố về Dân tộc, thành tố về Công cuộc đổi mới, thành tố về Bảo vệ Tổ quốc và thành tố về Mục tiêu phát triển đất nước trong chủ đề đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Trong quá trình phát triển đất nước, Nhà nước cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế gắn với hạ tầng xã hội, bảo đảm đời sống dân sinh và an toàn cho người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đồng thời có những giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên và môi trường, qua đó góp phần bảo đảm sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Xây dựng, phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” phải gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, đặt trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân.

Để xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong điều kiện mới, cần phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Tích cực, chủ động tuyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân nắm vững, hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chú trọng giáo dục cho nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ thấy rõ các âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch đang ra sức chống phá cách mạng nước ta, từ đó có những biện pháp phòng tránh hữu hiệu đồng thời tăng “sức đề kháng” trong nhân dân.

Phải chăng đây là sự cổ suý, kích động thù hằn, gợi lại nỗi đau chiến tranh đội lốt một thú vui gọi là "Yêu đồ lính"

    Thời gian qua, xuất hiện nhiều nhóm, hội nhóm trên mạng xã hội có những hoạt động tập thể, công khai ở nhiều nơi, hay trong các sự kiện gây phản cảm, bức xúc dư luận. Đó là việc họ diễn “thời trang lính Việt Nam cộng hòa”.

     Điều gây bức xúc nhất là các thành viên nhóm, hội nhóm này tự hào khi sở hữu những món đồ “độc”, “lạ” là những món đồ lính Mỹ, ngụy đã qua sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Xuất xứ, lai lịch của món đồ, chủ nhân cũ của món đồ càng cũ… thì lại càng có giá trị sưu tập.

    Theo đó, họ sưu tầm đủ món từ đồ thật, thậm chí là đồ giả, hàng chợ… để khoe mẽ; tụ hội, nhóm sinh hoạt, tổ chức hoạt động dị hợm, thiếu hiểu biết.

    Thực tế, các hội nhóm yêu đồ lính tràn ngập mạng xã hội, chỉ cần lướt một vòng sẽ thấy vô số hình ảnh thanh niên, kể cả nhóm người trung niên Việt Nam mặc quần áo lính Mỹ, ngụy, kèm theo các bình luận, tán dương, trao đổi mua bán. Đáng nói hơn, các trang phục đã qua sử dụng, nếu có đính kèm “lý lịch” chủ nhân là lính đã từng giết chóc, thì mức độ săn đón càng cao, đôi khi còn được mua lại với giá cao ngất ngưởng.

    Theo đó, nhân danh cái gọi là nhóm, hội nhóm “hội yêu đồ lính”, “yêu đồ lính VNCH”, họ ngông nghênh đi khắp nơi, ngang nhiên đưa lên Internet hình ảnh cả đám người trong các sắc lính từ mũ nồi đỏ, mũ nồi xanh, đến biệt động, thủy quân lục chiến…; Hay lôi nhau vào rừng dựng cảnh vác súng, đánh trận, bị thương… rồi cắt ghép minh họa cho các bài hát ca ngợi “quân lực Việt Nam Cộng hòa”. Đó chắc chắn là sự cổ súy, sự kích động hận thù, gợi lại nỗi đau chiến tranh.

    Trò diễn “thời trang lính Việt Nam Cộng hòa” đầy ồn ào và tưởng như vô hại lại ẩn chứa sự thâm hiểm của “diễn biến hòa bình”; đã giúp cho đám phản động lưu vong đạt được nhiều mục đích:

    Một là, bằng việc phổ biến hình ảnh mặc đồ lính Việt Nam Cộng hòa, nó sẽ làm hình ảnh phế binh đó trở nên nhàm mắt, biến đây thành một trào lưu cho một bộ phận mù quáng thiếu hiểu biết.

    Hai là, khi đã khơi gợi sự đam mê và cuốn theo trào lưu này, không ít người từ mê quần áo sẽ có cái nhìn thiện cảm về lính Việt Nam Cộng hòa, xóa nhòa ranh giới của một đội quân đã một thời chống lại Tổ quốc mình.

    Tất cả cho thấy, bộ quần áo không vô tri, nó cho thấy phần nhận thức của người mặc. Dù rằng quyền tự do ăn mặc của công dân được pháp luật công nhận, nhưng mặc trang phục phản cảm trước giờ vẫn có các chế tài xử lý.

    Đã đến lúc cần bổ sung các chế tài nghiêm khắc hơn nữa, thậm chí hình sự hóa liên quan đến việc mặc trang phục lính Mỹ, ngụy ra nơi công cộng.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: BÁC BỎ QUAN ĐIỂM CHO RẰNG " CHÚNG TA ĐUỔI ĐI MỘT TRONG NHỮNG NỀN VĂN MINH CỦA THẾ GIỚI"!

Galliéni (1849-1916) - Thống chế Pháp - từng tham gia đàn áp khởi nghĩa Yên Thế của Cụ Hoàng Hoa Thám và nhiều cuộc chinh phục thuộc địa khác tại châu Phi. Tại Paris, Galliéni được dựng tượng trên bệ đỡ với hình 4 người xứ thuộc địa đứng nâng.
Tượng được dựng năm 1926-1927, có thể quan sát rất rõ trong 4 người nâng tượng, trong đó có một người đàn ông mặc áo dài, tiêu biểu cho thuộc địa An Nam. Đó chính là dấu tích của chế độ thực dân trên đất Pháp.
Và có kẻ lẻo mép nói rằng, chúng ta đã đánh đuổi đi một trong những nền văn minh của thế giới.
Xin hỏi, thứ "văn minh" ấy là thứ "văn minh" gì?
Yêu nước ST.

DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO!

         Năm 1885 Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi (1871-1944) rời kinh thành ra Tân Sở, Quảng Trị và thay mặt nhà vua ra chiếu Cần Vương. Chiều ngày 26/9/1888, hai tên phản bội Trương Quang Ngọc và Nguyễn Đình Trình đưa hơn 20 lính Mường đến khe Tả Bảo,Tuyên Hóa, Quảng Bình bắt nhà vua. Nghe ngoài có tiếng động, Thống chế Nguyễn Thùy cùng con trai chạy ra ngoài bị tên Ngọc g.iết ch.ết ngay. Tôn Thất Thiệp choàng tỉnh cầm gươm nhảy ra cũng bị tên Cao Viết Lượng, người Mường ở làng Thanh Cuộc ph.óng ng.ọn gi.áo vào ngực ch.ết ngay. Nhà vua ôm lấy Thiệp, máu phun ra xối xả ướt đẫm cả vạt áo vua đang mặc.
Lúc giải vua Hàm Nghi về đồn Chà Mạc gặp đại úy Boulangier, Ông nhất định không chịu nhận mình là vua nước Nam. Phải đến khi quân Pháp đưa thầy giáo cũ của vua là Nguyễn Nhuận đến, nhà vua nhác thấy bóng dáng người thầy dạy cũ của mình trong đám đông, Ông liền đứng dậy khẽ nghiêng mình vái chào!
Quân Pháp biết chắc chắn rằng họ đã bắt được nhà vua, bèn đưa ngài xuống tàu về Lăng Cô. Ngày 25/11/1888 khi xuống tàu để vào Sài Gòn, Ông ngước mặt lên nhìn quê hương lần cuối cùng qua làn nước mắt. Từ Sài Gòn, ngày 13/12/1888, Ông xuống tàu đi đày ở Algérie lúc mới 17 tuổi.
Năm 1942, có hai người lính khiêng một hòm gạo từ Việt Nam gửi sang. Nhà vua quỳ xuống xòe hai bàn tay bốc gạo đưa lên mũi hít hà... rồi lấy vạt áo chấm nước mắt. Bỗng ông đứng dậy, đi lấy cái khăn gói từ trong một cái hòm ra. Ông run run nâng niu chiếc áo "vạt" bằng sồi nái, khuy tết cạnh sườn, loang lổ vết máu đã đen xì. Ông ấp chiếc áo vào ngực, tinh mắt lạc đi:
 - Thiệp là người con út của Tôn Thất Thuyết. Anh ta tắt thở trong vòng tay tôi!
Ảnh: Vua Hàm Nghi lúc mới qua Algeri.
Môi trường ST.

Xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để chống phá Đảng và Nhà nước

 Thông tin Thạch Cương (SN 1987) và Tô Hoàng Chương (SN 1986, cùng ngụ xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) bị khởi tố, bắt tạm giam không làm cho người dân địa phương quá bất ngờ. Bởi đây là 2 đối tượng thường xuyên hoạt động xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước trên không gian mạng.

GẮN BÓ VỚI DÂN ĐỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, ông cha ta đã đúc kết: Phải giữ nước từ khi nước chưa nguy. Ngày nay, trong điều kiện hội nhập và phát triển, việc giữ nước từ sớm, từ xa càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngày 20-6-2023, tại hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên hợp quốc tổ chức tại New York (Mỹ), Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) đã có bài phát biểu quan trọng, nêu rõ 4 nguy cơ khủng bố từ bên ngoài gây hại cho an ninh quốc gia Việt Nam; đồng thời khẳng định, hoạt động của nhóm đối tượng tấn công trụ sở chính quyền và người dân tại tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) vào ngày 11-6-2023 là hoạt động khủng bố có tổ chức. Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt nêu: “Chúng tôi đã bắt giữ 65 nghi phạm, trong đó có đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công”. Trong những năm tháng bình yên, khi nhắc đến hoạt động khủng bố, đa số người dân Việt Nam thường chỉ nghĩ hành động ấy diễn ra ở các nước xung đột sắc tộc, tôn giáo, bất ổn về chính trị. Nói một cách khác, khủng bố hoàn toàn xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vụ việc ở Đắk Lắk vừa qua đã gióng lên “hồi chuông” cảnh báo toàn xã hội về nguy cơ khủng bố, mất an toàn, đe dọa trực tiếp đến an ninh của đất nước, của quốc gia. Vụ việc cũng khiến xã hội hiểu hơn về “chiếc mặt nạ” của những kẻ điên cuồng tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam; là câu trả lời cho những kẻ thường xuyên nuôi ảo tưởng về "chiếc bánh vẽ" dân chủ phương Tây, chủ trương liên kết đấu tranh bất bạo động, “cõng rắn cắn gà nhà”, hướng tới lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế cho thấy, lâu nay những "vi rút" độc hại - một số tổ chức phản động lưu vong người Việt, các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan - luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, trú chân tại một số quốc gia để thiết lập cơ sở, tạo chân rết, huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập, chỉ đạo thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam. Theo đó, chúng triệt để lợi dụng sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội nhằm truyền bá chủ nghĩa cực đoan. Chúng thường lợi dụng các vụ việc đơn lẻ, những sai phạm của một bộ phận cán bộ, đảng viên để thổi phồng, kích động cực đoan, hận thù. Các chiêu thức, thủ đoạn, mánh khóe này đã được cơ quan chức năng cảnh báo nhiều lần trên hệ thống thông tin đại chúng. Có sự tiếp sức của truyền thông "bẩn", "phản động", những người thiếu hiểu biết về chính trị và pháp luật, thiếu niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội rất dễ bị “chuyển hóa”, "nhiễm độc" dẫn đến “tự diễn biến” để rồi tiếp tay cho những hành động phá hoại an ninh quốc gia. Hiện, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có số lượng người dùng internet lớn, càng dễ dẫn đến nguy cơ cao một số người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết bị kích động, bị ảnh hưởng tư tưởng cực đoan. Mỗi người dân là thành viên, là hạt nhân của đất nước. Nếu quốc gia hòa bình, ổn định về chính trị thì kinh tế - xã hội sẽ phát triển, từ đó bảo đảm công dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc bền vững. Nếu bất ổn chính trị, an ninh không được bảo đảm thì trước hết quyền công dân chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí khó giữ được an toàn tính mạng. Trên chặng đường hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã đúc kết kinh nghiệm hết sức quý báu: Trong nước bất ổn thì chắc chắn ngoại bang sẽ nhòm ngó, lợi dụng để thực hiện mưu đồ xâm lăng. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ mất nước. Hơn lúc nào hết, mỗi công dân Việt Nam cũng như người Việt Nam ở nước ngoài cần nêu cao cảnh giác và có nghĩa vụ, hành động cụ thể đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, mà mỗi cán bộ, đảng viên phải là người đi đầu. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nắm rõ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, nắm chắc đối tượng và đối tác để vận dụng trong quá trình công tác nhằm giữ vững ổn định nội bộ cơ quan, tổ chức. Các cấp ủy, tổ chức Đảng cần đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường tự phê bình và phê bình; tích cực xây dựng phương pháp, tác phong công tác theo hướng khoa học, lấy cống hiến làm đầu. Cần đẩy mạnh “tự soi”, “tự sửa”; chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh thành tích và các hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để liên kết trục lợi bằng cơ chế, "luật ngầm". Đặc biệt, cán bộ, đảng viên cần đi đầu trong xây dựng phương pháp, tác phong công tác gắn bó máu thịt với nhân dân. Thông qua mối quan hệ gắn bó với nhân dân để tuyên truyền và nắm bắt thông tin từ cơ sở, chắt lọc thông tin có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, kịp thời thông báo với cơ quan chức năng xử lý. Thời gian qua, cho dù chúng ta đã có được lực lượng công an chính quy làm nòng cốt trong xây dựng an ninh, trật tự ở cơ sở, nhưng qua các sự việc đáng tiếc xảy ra, cần nhận thức sâu sắc rằng: Việc nắm thông tin từ cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong công tác, nếu cán bộ, đảng viên xa dân, không am tường phong tục, tập quán địa phương thì vô hình trung đã để sợi dây kết nối thông tin bị đứt gãy, dẫn đến phải chạy theo tình huống để xử lý. Dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một biện pháp, là kinh nghiệm đã được Đảng ta đúc rút từ rất lâu. Muốn dựa vào dân thì cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ "công bộc" đối với nhân dân. Cần đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên hết; lắng nghe tiếng nói của nhân dân, đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân. Niềm tin vững chắc của nhân dân vào Đảng, vào chế độ chỉ có được khi mỗi cán bộ, đảng viên tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Đây chính là giải pháp căn cơ để xây dựng Đảng vững mạnh; là điều kiện tiên quyết để bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống hiệu quả những "vi rút" độc hại, phân tuyến kẻ thù, giữ cho non sông gấm vóc Việt Nam trường tồn, thịnh vượng.

KIÊN ĐỊNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG BỐN KHÔNG VÀ GIỮ GÌN MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM-TRUNG QUỐC

Lịch sử quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc đã chứng kiến sự nỗ lực của hai Đảng, hai Nhà nước cùng nhân dân để phát triển, làm sâu sắc thêm quan hệ láng giềng, hữu nghị giữa hai bên. Song, vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan, quan hệ hai nước vẫn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, chưa được giải quyết tốt. Đặc biệt, vấn đề chủ quyền và lợi ích trên Biển Đông là thách thức lớn nhất trong quan hệ Việt - Trung hiện nay. Trong lịch sử quan hệ hai nước, mặc dù gắn bó, sẵn sàng tương trợ lẫn nhau những lúc khó khăn, song không tránh khỏi những bất đồng liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ. Thực tiễn cho thấy, vấn đề Biển Đông luôn là nhân tố chính, cản trở những nỗ lực vun đắp, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Đây được coi là vấn đề hết sức “nhạy cảm”, liên quan đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc nên khó tìm được sự “nhượng bộ” cần thiết trong thương lượng, giải quyết. Những “ý đồ chiến lược” của Trung Quốc đối với khu vực và thế giới gây bất lợi cho nhiều quốc gia và Việt Nam. Sự chống phá của các thế lực, đặc biệt là Mỹ trong chiến lược “kiềm tỏa” Trung Quốc đang ngày càng khoét sâu mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực Biển Đông với Trung Quốc. Qua đó đặt ra những thách thức khó giải quyết cho Việt Nam trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông với thúc đẩy, phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 đã nêu rõ, chủ trương của Việt Nam là không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Chúng ta chủ trương không liên minh quân sự bởi đó là giải pháp hiệu quả để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam không thể dựa vào bất kỳ liên minh quân sự nào, hiệp ước quân sự nào, càng không thể trông chờ, ỷ lại vào nước ngoài, mà phải bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, thực lực, bằng đoàn kết đồng lòng của triệu triệu con người Việt Nam. Chúng ta không đứng về bên nào, chúng ta bảo vệ lẽ phải, bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đồng thời, Việt Nam không chấp nhận để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, hoặc là sử dụng một phần lãnh thổ Việt Nam để phát động chiến tranh xâm lược nước thứ ba. Lịch sử hiện đại cho chúng ta thấy rõ, nếu có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình, dễ biến Tổ quốc ta thành mục tiêu tiến công của các thế lực thù địch, ít nhất thì cũng khiến đất nước ta khó tránh khỏi bị lôi kéo vào xung đột, chiến tranh giữa các nước. Sử dụng vũ lực và liên minh quân sự không phải là phương thức tối ưu trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chính đường lối quốc phòng với mục đích tự vệ, hòa bình, chính nghĩa, phù hợp với quyền cơ bản của các quốc gia, dân tộc theo nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc mới là điều mà các quốc gia, dân tộc tiến bộ đều đang hướng tới. Việt Nam kiên quyết đấu tranh, kiên trì giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật và luật pháp quốc tế; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không phải là Việt Nam tự “trói tay” mình, trái lại, nó có tác dụng “cởi trói” cho chúng ta, cả trong tư duy và hành động để ta có thể suy nghĩ và hành động một cách độc lập, sáng tạo và không bị chi phối, áp đặt bởi yếu tố bên ngoài, tức là không bị người khác trói buộc mình. Chúng ta mở rộng quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy của bạn bè quốc tế, không hề mâu thuẫn với việc chúng ta không tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia. Thực tế thế giới hiện đại cho thấy rõ: Tuy có quan hệ thân thiết với nhau, thậm chí liên minh quân sự với nhau, nhưng khi gặp vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia, dân tộc của nước lớn, họ sẽ xử lý quan hệ với các đồng minh theo triết lý ưu tiên lợi ích của họ là trước hết, là trên hết. Trên thế giới chưa bao giờ có nước nào có thể hy sinh lợi ích của dân tộc mình chỉ vì lợi ích của một dân tộc khác. Chính vì vậy, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, dù là thời bình hay thời chiến, không thể ảo tưởng trông chờ sự trợ giúp của nước ngoài hoặc tham gia liên minh quân sự với nước khác. Quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là mở rộng quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy của bạn bè quốc tế, đồng thời phải tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, xây dựng thực lực sức mạnh tổng hợp quốc gia, kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè và cộng đồng quốc tế. Việt Nam không chọn bên, không đi theo một cường quốc nào, không dựa hẳn vào một cường quốc nào để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc mình. Chính vì vậy, chúng ta không hề mâu thuẫn khi một mặt mở rộng quan hệ quốc tế, mặt khác chúng ta không tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 chỉ rất rõ rằng: “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, chúng ta sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Hiện nay quan hệ ngoại giao nhà nước Việt Nam “phủ sóng” tới 189 trong tổng số 200 quốc gia trên toàn thế giới. Quan hệ đối ngoại quốc phòng của ta ngày càng rộng mở, chúng ta có quan hệ quốc phòng với trên 80 quốc gia thuộc cả 5 châu lục, đặc biệt chúng ta có quan hệ quốc phòng với tất cả 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là những quốc gia có vai trò, có ảnh hưởng chủ chốt trong duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Điều đó chứng tỏ chúng ta chẳng bị ai cô lập, trái lại, còn mở rộng không ngừng quan hệ đối ngoại. Điều đó là cơ hội thuận lợi để chúng ta ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, duy trì hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế. Trong mối quan hệ Việt - Trung hiện nay cần thống nhất về nhận thức, xác định rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cần xác định, đây là mối quan hệ “đặc biệt” cần ưu tiên giải quyết trong các trường hợp xảy ra mâu thuẫn, bất đồng, thậm chí xung đột. Với sự gắn bó chặt chẽ trong lịch sử và trong hiện tại giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân, có thể khẳng định đây là mối quan hệ không thể tách rời. Mỗi chúng ta cần tránh những tư tưởng lệch lạc, dao động, thiếu nhạy bén, bị các lực lượng thù địch lôi kéo, tác động, ảnh hưởng đến nhận thức chung. Thống nhất hành động từ trung ương đến địa phương, các bộ, ngành cần đoàn kết, đặt lợi ích dân tộc lên trước hết, trên hết trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Giữ vững độc lập, tự chủ, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích giữa đôi bên. Sự “trỗi dậy” của Trung Quốc về kinh tế, chính trị, quân sự… trong những năm gần đây cho thấy, quan hệ Việt - Trung không dừng lại ở mối quan hệ láng giềng, đồng chí, anh em, đối tác mà còn là mối quan hệ với nước lớn, khu vực kinh tế lớn và cường quốc quân sự. Do đó, cần phát huy sự khéo léo, linh hoạt, tích cực, chủ động tranh thủ đàm phán, giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình. Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chống lại mọi sự can thiệp, thao túng từ các thế lực bên ngoài. Tiếp tục chính sách “cân bằng linh hoạt” trong quan hệ với các nước lớn, mang lại lợi ích tối đa cho dân tộc. Đề phòng mọi sự hợp tác của bên ngoài, gây tổn hại đến chế độ và lợi ích của dân tộc. Cần tỉnh táo, nâng cao sức đề kháng trong việc thu hút đầu tư, vay vốn để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Xây dựng “niềm tin chiến lược”, thúc đẩy việc ký kết Hiệp ước Láng giềng Hữu nghị với Trung Quốc. Xây dựng “niềm tin chiến lược” là nói đến sự tin cậy, thấu hiểu lẫn nhau, sự chuyển hóa từ những tuyên bố thành những hành động cụ thể, thiết thực, hiệu quả giữa hai bên. Về phía Trung Quốc, cần có sự tôn trọng lợi ích trong hợp tác kinh tế, chính trị, quân sự đối với Việt Nam. Đảm bảo thống nhất thực hiện những cam kết quốc tế, tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ nguyên tắc đã tuyên bố giữa các bên. Về phía Việt Nam, thống nhất và kiên quyết trong hành động quốc tế. Giữ vững an ninh - quốc phòng, ổn định tư tưởng trong cán bộ và nhân dân, đầu tư hơn nữa cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực. Kiên trì, chủ động trong việc đàm phán, giải quyết bất đồng liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trong xử lý các quan hệ quốc tế./.

Bác bỏ luận điệu vu cáo Việt Nam đàn áp “tự do báo chí”

Như đã trở thành quy luật, chúng ta có thể nhận biết vào các dịp ngày Tự do báo chí thế giới (3/5) hay kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), một số cá nhân, tổ chức, đài báo tiếng Việt ở nước ngoài có quan điểm, tư tưởng chống phá Việt Nam như Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ngôi nhà tự do (Freedom House), Đài Á châu tự do (RFA)... lại đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Trong các bản tường trình hay báo cáo và các bài viết vu cáo Việt Nam đàn áp tự do báo chí, bắt, giam giữ các nhà báo được một số cá nhân, tổ chức không có thiện chí đăng tải trong thời gian qua, những cái tên trong “Hội nhà báo độc lập” như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn hay các đối tượng trong nhóm “Báo sạch” như Trương Châu Hữu Danh được nhắc đến rất nhiều. Dưới vỏ bọc của tổ chức “Hội Nhà báo độc lập”, các đối tượng trên đã đăng tải nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền, phỉ bảng chính quyền nhân dân, bôi nhọ, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Bản án 15 năm tù giam, 3 năm quản chế tại địa phương đối với Phạm Chí Dũng; 11 năm tù giam, 3 năm quản chế tại địa phương đối với Nguyễn Tường Thụy; 11 năm tù giam, 3 năm quản chế đối với Lê Hữu Minh Tuấn cùng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” được TAND thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt tại phiên tòa sơ thẩm ngày 5-1-2021 là thích đáng cho những người coi thường pháp luật, chống phá đất nước. Đất nước Việt Nam chúng ta luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí của mọi công dân. Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do báo chí. Trên cơ sở nội luật hóa pháp luật quốc tế về quyền tự do báo chí, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định “người dân có quyền tự do báo chí và được pháp luật bảo đảm thực hiện”. Các bản Hiến pháp sau này đều kế thừa và phát triển nội dung của Hiến pháp năm 1946 về quyền tự do báo chí. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” và khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Quy định này cũng được thể chế trong nhiều văn bản pháp luật Việt Nam, như Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017; Luật Báo chí năm 2016... Ở Việt Nam, báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa “ý Đảng, lòng dân”, tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; là phương tiện để người dân kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện đối với các chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Chúng ta khuyến khích tự do báo chí vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Và lẽ tất nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc lợi dụng tự do báo chí, tự do Internet, tự do ngôn luận để gây mất ổn định, chống lại Tổ quốc và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, xâm phạm lợi ích của công dân.

LẠI NHỮNG LUẬN ĐIỆU VU CÁO NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

Trong một thông cáo phát đi ngày 8/6/2023 (một ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền Liên hiệp châu Âu - Việt Nam tại Hà Nội), tổ chức HRW đã vu cáo rồi lấy cớ kêu gọi châu Âu gây áp lực để buộc Việt Nam chấm dứt các hành động “vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”. Trước đó, ngày 26/5/2023, tổ chức này đã gửi đến Liên hiệp châu Âu một “tờ trình” (submission) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, yêu cầu EU gây sức ép để chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho những người đang bị giam giữ vì lý do chính trị. Tổ chức này còn lên tiếng đòi sửa đổi hoặc hủy bỏ một số điều khoản trong Bộ luật Hình sự mà họ cho rằng “thường được viện dẫn để đàn áp các quyền dân sự và chính trị, hạn chế quyền tự do đi lại đối với các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ”! Tổ chức HRW (Human Rights Watch) được thành lập năm 1988 trên cơ sở hợp nhất tổ chức Helsinki Watch (do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích giám sát Liên Xô bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này) với một số tổ chức quốc tế khác có cùng tôn chỉ, mục đích nghiên cứu và cổ vũ cho phát triển nhân quyền. Nói là chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền nhưng nhìn vào những hoạt động của HRW cho thấy, lời nói không đi đôi với việc làm, ngày càng xa rời, thậm chí đi ngược tôn chỉ, mục đích. Thực tế đó cho thấy, mặc dù mang danh nghĩa là tổ chức hoạt động về nhân quyền nhưng hoạt động của HRW đều thể hiện ý đồ, động cơ chính trị. Nhìn vào các hoạt động của tổ chức này cho thấy sự bất hợp lý và ý đồ bôi nhọ, hạ uy tín, hình ảnh của Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Một tổ chức không hiện diện ở Việt Nam, không nắm được tình hình thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam song lại tự cho mình quyền phán xét về nhân quyền. Riêng điểm này đã thấy sự suy diễn, áp đặt từ các thông tin mà tổ chức này công bố và nguồn thông tin HRW có được thực chất là do các tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam cung cấp nhằm tạo cớ bôi nhọ, chống phá. Thực tế cho thấy ngay sau khi Việt Nam là thành viên của LHQ (năm 1977), vào những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người của LHQ. Vào những năm 1981, 1982 và 1983, Việt Nam đã gia nhập 7 công ước quốc tế về quyền con người, bao gồm: Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng; Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác A-pac-thai; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR); Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với tội phạm chiến tranh và tội phạm chống lại nhân loại; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW). Tính đến hết năm 2022, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của LHQ về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. So với nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển, Việt Nam không thua kém về số lượng là thành viên các công ước quốc tế về quyền con người. Ngay cả Mỹ hiện nay vẫn là nước duy nhất trên thế giới chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về trẻ em năm 1989. Quốc gia này cũng chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966. Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, chúng ta đều cam kết thực hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước. Điều này là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết. Cùng với việc tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia, trong đó tích cực nội luật hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế. Hiến pháp năm 2013 là đỉnh cao của hoạt động lập hiến về quyền con người khi dành trọn vẹn 36 điều trong tổng số 120 điều để quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; cùng với các luật, bộ luật được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Điều này không chỉ xác lập cơ sở pháp lý về các quyền của chủ thể hưởng quyền (cá nhân, công dân, các nhóm yếu thế trong xã hội) mà còn đặt nghĩa vụ, trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và các tổ chức phi nhà nước phải nâng cao tinh thần trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lý tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người đã được Hiến pháp quy định là Nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3 và khoản 1, Điều 14, Hiến pháp năm 2013). Một trong những thành tựu nổi bật về nhân quyền là Việt Nam đã quan tâm thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm các quyền cơ bản cho nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Đến nay, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hơn 100 chính sách liên quan đến việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống và bảo đảm an sinh cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách đó, tỷ lệ nghèo đa chiều ở Việt Nam giảm từ 9,88% (năm 2015) xuống còn 3,73% (năm 2019). Cả nước hiện có gần 3 triệu người nghèo, người yếu thế được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đặc biệt, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau” trong những năm qua đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng, hiệu quả của toàn xã hội. Từ một nước lạc hậu, không có tên trên bản đồ thế giới, sau hơn 70 năm huy động sức dân, đồng lòng thực hiện sự nghiệp kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã trở thành một quốc gia hòa bình, độc lập, được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong những nước tiên phong và là điểm sáng về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Ngày 11/10/2022, Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ, lần đầu là nhiệm kỳ 2014-2016. Lá phiếu của mỗi quốc gia bầu chọn Việt Nam trúng cử thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ là một trong những minh chứng rõ ràng nhất và là sự khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam đối với quốc tế trong đảm bảo quyền con người. Sự ghi nhận của quốc tế không chỉ những đóng góp của chúng ta trong thúc đẩy quyền con người trên toàn cầu mà trước hết là sự ghi nhận đối với những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm các quyền cơ bản của con người ở ngay trong nước. Theo đánh giá của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) về Phát triển con người toàn cầu 2021-2022, ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn thực hiện tốt việc đảm bảo quyền con người. Chỉ số phát triển con người tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, lên thứ 115 năm 2021. Về chỉ số phát triển giới, Việt Nam đứng thứ 65 trong số 162 quốc gia, nằm trong nhóm cao nhất trong 5 nhóm trên thế giới. Đặc biệt, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam nằm trong nhóm cao nhất toàn cầu. Với những thành tựu và kinh nghiệm thực tế có được sẽ là cơ sở để Việt Nam tiếp tục thể hiện trách nhiệm, góp phần thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở khu vực và quốc tế. Vì vậy, dù tổ chức HRW hay một số tổ chức khác có hành động vu cáo Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền, vu cáo đàn áp mạng xã hội, đàn áp tôn giáo, không lo cho dân, bỏ mặc dân… thì chính những thành tựu về nhân quyền mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang làm được là minh chứng rõ nét nhất, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc./.