Lợi dụng việc đối tượng tuyên truyền xuyên tạc, chống phá chính quyền nhân dân bị cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, xét xử, những phần tử cơ hội chính trị, phản động và một số tổ chức thiếu thiện chí đã quy chụp, xuyên tạc vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Thủ đoạn đánh lận này tuy không mới nhưng thường được các đối tượng chống phá “làm nóng”, tạo sóng dư luận.
Đánh lận bản chất
Theo kế hoạch, ngày 4/11/2021, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa
xét xử bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (SN 1978, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) về
tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Theo cáo trạng, trong
khoảng thời gian từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, Phạm Thị Đoan Trang có hành
vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Đảng,
Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, đối tượng này cũng thường xuyên trả lời phỏng vấn
trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt
gây hoang mang dư luận.
TAND cấp cao tại Hà Nội cũng đã có kế hoạch mở phiên tòa phúc thẩm
xét xử Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm (trú tại Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) về
tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm
nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, BLHS năm 2015.
Theo hồ sơ vụ án, do có tư tưởng tiêu cực, bất mãn, các đối
tượng trên sử dụng tài khoản Facebook cá nhân phát trực tiếp nhiều video có nội
dung nhằm chống Nhà nước, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân
dân.
Các video trên sau khi đăng tải được nhiều đối tượng có tư tưởng
chống chế độ, Nhà nước theo dõi, bình luận, bôi nhọ, phỉ báng, kích động chống
chính quyền; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, bôi nhọ lãnh đạo
Đảng, Nhà nước.
Vừa qua, Công an Lâm Đồng phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh đã
thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám
xét chỗ ở đối với Nguyễn Đoàn Quang Viên (SN 1982, HKTT tại Đinh Văn, Lâm Hà,
Lâm Đồng; cư trú tại phường Bến Thành, quận 1, TP Hồ Chí Minh) về tội “Hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Điểm chung của những đối tượng trên là
đều lấy danh nghĩa “tự do báo chí, ngôn luận”, “dân chủ, nhân quyền” để làm,
tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống
Đảng, Nhà nước hoặc nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Đứng ra bênh vực, bảo vệ cho những nhân vật mà họ gọi là “nhà
báo độc lập”, “nhà báo tự do”, “nhà báo không lề”, một số tổ chức, hội nhóm
phản động rêu rao xuyên tạc chính quyền Việt Nam đã “đàn ápbáo chí”, “tấn công
vào nền tự do báo chí và hoạt động báo chí độc lập”...
Một số tổ chức có quan điểm, tư tưởng chống phá Việt Nam như Tổ
chức phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ), Tổ chức
theo dõi nhân quyền (HRW), Ngôi nhà tự do (Freedom House), Đài Á châu tự do
(RFA)... đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp
tự do ngôn luận, tự do báo chí”, vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận
đã được nêu trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.Từ đó, họ
lên tiếng đòi “phải trả tự do ngay lập tức cho những “nhà báo tự do” đang bị
giam giữ”.
Cần khẳng định rằng, các cá nhân nêu trên là những đối tượng có
hoạt động lợi dụng vấn đề tự do báo chí, ngôn luận để có hành vi vi phạm pháp
luật hình sự Việt Nam, đã hoặc đang bị điều tra, xét xử. Một số tổ chức quốc tế
đứng ra kêu gọi, bảo vệ, bẻ lái vụ việc nói trên, núp bóng “tự do báo chí”,
“bảo vệ nhân quyền”… để bóp méo, xuyên tạc làm sai lệch bản chất vụ việc nhằm
chống phá, chính trị hóa các vụ việc hình sự nói trên.
Tự do báo chí phải đặt trong khuôn khổ
pháp luật
Trước hết cần thấy, tự do báo chí là quyền tự do cơ bản, thiêng
liêng, biểu hiện cho sự tiến bộ, phát triển của xã hội. Mặt khác cũng cần hiểu
tự do báo chí không phải là tự do chung chung, tự do vô bờ bến, tự do không có
giới hạn mà bao giờ nó cũng phải gắn và nằm trong khuôn khổ pháp luật.Vấn đề có
tính nguyên tắc trong tư tưởng lập pháp được mọi quốc gia thừa nhận, vận dụng,
thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật là tự do luôn gắn liền với trách
nhiệm, quyền lợi luôn gắn liền với nghĩa vụ.
Mối quan hệ phổ biến này nhằm mục tiêu chính đáng, khoa học,
khách quan, bảo đảm cho tự do của mỗi người không làm mất đi hay ảnh hưởng tiêu
cực đến tự do của người khác và của cộng đồng, xã hội. Do vậy, tự do báo chí
phải đặt trong khuôn khổ pháp luật và bao gồm cả những quy tắc đạo đức xã hội.
Trong khuôn khổ, quy tắc ấy, tự do báo chí được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ;
báo chí sẽ thực hiện tốt vai trò của mình, tạo môi trường thông tin lành mạnh,
là phương tiện hữu hiệu thúc đẩy phát triển xã hội, phục vụ mục tiêu tốt đẹp
cho con người.
Nằm ngoài điều đó, báo chí sẽ trở thành tự do vô chính phủ, trở
thành công cụ chính trị chống phá lẫn nhau giữa các đảng phái, giai cấp, nhà
nước, giữa các quốc gia, dân tộc, tác động tiêu cực đến độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Như
vậy, tự do báo chí không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật.
Thực tế,tự do báo chí ở phương Tây mà một số người ca ngợi, cổ
súy có phải là thứ tự do không giới hạn, nằm ngoài khuôn khổ pháp luật? Theo
Hiến pháp Hoa Kỳ (năm 1791) thì Quốc hội Mỹ không được phép ban hành bất cứ văn
bản nào hạn chế tự do ngôn luận và báo chí. Nhưng theo nhiều văn bản pháp luật
khác, ví dụ đạo luật năm 1798 thì sẽ là tội phạm nếu viết, in, phát biểu và phổ
biến những văn bản sai sự thật, cố ý xúc phạm hay chống lại chính quyền.
Ngay trong Bộ luật Hình sự Mỹ ghi rõ: “Nghiêm cấm mọi hành vi in
ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng
bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục
hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng, tính đúng đắn của hành
vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hay bạo
lực”.
Hay như ở Ðức, các quy định cụ thể về tự do báo chí thuộc thẩm
quyền của các tiểu bang. Thí dụ, Luật Báo chí ở tiểu bang Bavaria ghi rõ:
“Chống lại các loại văn chương bẩn thỉu và độc hại là nhiệm vụ của Nhà nước và
các cơ quan địa phương. Sự hưởng thụ tự do cho mỗi người đều phụ thuộc vào việc
tất cả mọi người thực hiện nghĩa vụ trung thành với nhân dân, Hiến pháp, Nhà
nước và luật pháp”.
Ðức còn có lực lượng của các cơ quan nhà nước theo dõi sách báo,
tin tức do các cá nhân và tổ chức phát tán trên mạng để thu thập tin tức và
bằng chứng, khi cần thiết sẽ phục vụ cho các thủ tục xét xử hình sự… Như vậy,
tự do báo chí ở phương Tây hay bất cứ quốc gia nào cũng không nằm ngoài khuôn
khổ pháp luật. Hiểu tự do ngôn luận, tự do báo chí như vậy sẽ giúp nhìn nhận,
đánh giá khách quan về tự do báo chí ở Việt Nam.
Thực tiễn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là tình hình nhân
quyền ở Việt Nam nói chung, tự do ngôn luận, báo chí nói riêng đã liên tục phát
triển. Tuy nhiên, bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, phản động vẫn coi
đây là một chiêu bài để chống phá Việt Nam.
Thủ đoạn của quan điểm, luận điệu này thể hiện ở chỗ: (1). Lợi
dụng vào vấn đề tự do báo chí, những điểm khác nhau trong quy định của luật
pháp Việt Nam và các nước để xuyên tạc.Từ đó nhằmlàm mất niềm tin vào nền báo
chí, những thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
mà báo chí chuyển tải.
(2). Cố tình đánh đồng hiện tượng để quy kết thành bản chất. Lấy
sự việc số đối tượng tự xưng là “nhà báo độc lập”, “nhà báo tự do”, blocger… vi
phạm pháp luật hình sự để quy kết thành bản chất là Việt Nam không có tự do báo
chí.
(3). Kích động, cổ súy, bảo trợ cho những đối tượng lợi dụng tự
do báo chí nói trên để chống phá Việt Nam. (4). Lợi dụng vấn đề tự do báo chí
để công kích, lấy đó như một cái cớ để tổ chức phản động và tổ chức khác vốn có
cái nhìn thiếu thiện cảm đối với Việt Nam báo cáo, suy diễn, xuyên tạc, làm méo
mó hình ảnh đất nước, con người, tình hình Việt Nam, từ đó gây sức ép lên nhiều
vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao của Việt Nam.
Đằng sau quan điểm, luận điệu xuyên tạc Việt Nam không có tự do
báo chí là ý đồ sâu xa cố tình phê phán thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hệ thống chính trị trong đời sống xã hội ở
Việt Nam; cố tình ca ngợi, cổ súy, hướng lái, thúc đẩy cái gọi là giá trị “tự do,
dân chủ, nhân quyền” phương Tây. Do đó, vấn đề “tự do báo chí” cần được hiểu
đúng và nhận diện rõ âm mưu, ý đồ xấu để lên án, đấu tranh.
Theo Lê Thế Cương Báo CAND
Tất cả những kẻ phản quốc, hại dân phải bị trừng trị thật nghiêm khắc
Trả lờiXóa