Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

“Già hóa dân số” và “dân số già” ngày càng tăng- những vấn đề đặt ra

 


- Xây dựng hệ thống an sinh xã hội người cao tuổi.

Xây dựng hệ thống an sinh cho người cao tuổi có tầm nhìn chiến lược, phù hợp với thực tiễn hiện nay và xu hướng tỷ trọng người già tăng nhanh, đặc biệt là heẹ thống an sinh với người cao tuổi

Hiện nay có khoảng 70% người cao tuổi ở Việt Nam tự lao động kiếm sống, khoảng 30% người có lương hưu/trợ cấp xã hội; 72,3% sống cùng con cháu; tình trạng người cao tuổi sống cô đơn cao. Nữ giới chiếm tỷ trọng cao trong dân số cao tuổi và phụ nữ cao tuổi sống cô đơn gấp 5,44 lần nam giới. Số người cao tuổi không có tích lũy vật chất chiếm 70% trong đó 62,3% khó khăn thiếu thốn (nông thôn 68%, thành thị 50%)

- Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Chúng ta phấn đấu đến năm 2030 tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khẻo mạnh đạt tối thieeur 68 nawm, 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y teé, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.

Kết quả điều tra về người cao tuổi năm 2011 cho thấy; tuy tuổi thọ trung bình người Việt nam cao (73 tuổi), nhưng gấnh nặng bệnh tật của người cao tuổi cũng cao, gánh nặng bệnh tật kép (95% có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền), 67,2% tình trạng sức khỏe yếu, rất yếu, sức khỏe tốt chỉ có 5%)

1 nhận xét: