Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

Già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay

 


Già hóa dân số: là thời kỳ quá độ chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Trong quá trình này tỷ trọng trẻ em trong dân số sẽ giảm dần và xuống thấp hơn so với tỷ trọng người già

Trong cơ cấu dân số trẻ: tỷ trọng người già 65+ thấp hơn 7,0%

Trong cơ cấu dân số già: Tỷ trọng người già chiếm từ 14% trở lên

Quá trình già hóa dân số: bắt đầu khi tỷ trọng dân số 60+ chạm ngưỡng 10% hoặc khi tỷ trọng dân số 65+ chạm ngưỡng 7%

Thời kỳ dân số già:  bắt đầu khi tỷ trọng dân số 60+ đạt ngưỡng 20% trở lên đến dưới 30%  (65+ đạt ngưỡng 14% trở lên đến dưới 21%)

Thời kỳ dân số rất già: bắt đầu khi tỷ trọng người 60+ đạt từ 30% trở lên (65+ đạt từ 21% trở lên)

Dân số Việt nam đang tăng chậm, nhưng sẽ đạt 100 triệu dân vào năm 2025. Từ năm 2011 tỷ lệ người 60 tuổi trở lên đạt tỷ lệ trên 10% tổng dân số và sẽ chạm ngưỡng 20% vào năm 2032. Quá trình già hóa dân số sẽ diễn ra trong khoảng 20 năm (từ 2012- 2032) là đạt ngưỡng dân số già, đến năm 2050 dân số Việt nam sẽ trở thành “siêu già”. Việt Nam có tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh, thời gian để chuyeẻn từ “già hóa dân số” sang “siêu già” mất khoảng 15-18 năm, ngắn hơn nhiều so với nhieèu nước, kể cả các quốc gia có trình độ phát trieẻn hơn. Pháp: 115 năm, Thủt Điển Mất 85 năm, Úc: 73 năm, Trung Quốc 26 năm (Trung quốc đến năm 2030 cứ 100 người có 25 người 65 tuổi trở lên), Nhật Bản: 26 năm. Việt Nam đang trong thời gian ngắn ngủi còn lại của cơ cấu dân số vàng

Tỷ trọng người già 65+  là 7,7% năm 2019 (có 7,4 triệu người già, đứng thứ 18 trong các nước có dân số già trên thế giới (khoảng từ năm 2012, tỷ trọng người gia 65+ bắt đầu vượt ngưỡng 7% dân số; ước tính đến năm 2035, có hơn 13 triệu người già; năm 2050 sẽ có hơn 21 triệu người già (từ 65+). Chỉ số già hóa cho thấy quá trình già hóa đang diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh)

 

1 nhận xét: