(1) Chưa nhận thức sâu sắc quan điểm văn hóa là sự nghiệp của
toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, cấp ủy,
chính quyền ở không ít nơi chỉ “khoán trắng” cho cán bộ làm văn hóa.
(2)
Chưa nhận thức tác động sâu sắc của văn hóa tới đạo đức, nhân cách, lối sống
của từng con người, đặc biệt ở thời cơ chế thị thường khi các chuẩn mực đạo
đức, lối sống bị đảo lộn giá trị; những hành vi ác độc lấn át cái thiện, dẫn
tới nhiều thảm kịch đau lòng trong xã hội (cha giết con, vợ giết chồng, anh
giết em chỉ vì lợi nhuận trong hợp tác đầu tư không được thỏa mãn; các tệ nạn
ma túy, mại dâm có đà phát triển; đặc biệt sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống có biểu hiện đáng báo động, tạo cơ sở phát triển tệ tham
nhũng, quan liêu nghiêm trọng…) Như vậy, một trong những mục đích cao đẹp của
văn hóa là góp phần bồi đắp CHÂN - THIỆN - MỸ đã không được đáp ứng.
(3)
Mặc dù Nghị quyết đề cập nhiều giải pháp căn cơ, nhưng trong quá trình thực
hiện, không ít cơ quan, địa phương chưa coi trọng đúng mức nhiệm vụ xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt là trong các trường học, cơ quan, doanh
nghiệp… Chúng ta đau lòng khi mươi năm trở lại đây, nạn ma túy xâm nhập một số
trường học; nhất là hiện tượng chửi tục, đánh đập nhau, xé quần áo… trong các
phe nhóm nữ sinh ở độ tuổi 14-15 diễn ra ngay tại sân trường, lớp học, đường
phố…, nhưng hình như không ai can thiệp, thậm chí có nhóm người đứng xem cổ suý
vô tư!
Ở bình diện lý luận, một số nhà nghiên cứu chưa làm rõ nội hàm CON NGƯỜI. Đây là một
thực thể bao gồm 2 thành tố CON và NGƯỜI. Chừng nào thành tố “con vật” lấn át
thành tố “con người” thì sẽ gây hiểm họa khôn lường (mà những hành động nêu
trên chỉ là ví dụ tiêu biểu).
Ở bình diện thực tiễn, sự quan tâm chỉ đạo đi liền với giải pháp thì các cơ quan hữu
quan chưa thật sự chú ý chọn trọng tâm, trọng điểm trong từng giải pháp mà Nghị
quyết đã ghi. Chúng ta chỉ có thể xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh
khi cả xã hội chung tay góp sức, nhưng vai trò của gia đình còn bị xem nhẹ;
hoặc đã thấy, nhưng không làm quyết liệt. Chúng ta cảm thông trong cuộc sống
mưu sinh hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đi làm sớm, về nhà lại rất muộn nên việc
học gần như phó thác cho con cái. Trong bối cảnh internet, điện thoại thông
minh phát triển mạnh mẽ, nhiều cháu về đến nhà chỉ vùi đầu vào máy để chơi
game, quên cả làm bài tập; trong khi sự tác động xấu của những trò chơi mang
tính bạo lực cùng các hình ảnh kích dục, lại có sức hút mạnh mẽ với các em chưa
đến tuổi thành niên. “Thế giới nhà trường” và “thế giới gia đình” hình như còn
tách biệt; vai trò của Ban phụ huynh học sinh trong các trường dường như chỉ là
hình thức, chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu
trong việc đánh giá sâu sắc và toàn diện công tác giáo dục, quản lý với từng
học sinh…
Về mặt xã hội, chúng ta vui mừng “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” được phát động từ trước năm 1998 và tiếp tục được duy trì, mở
rộng đến hôm nay. Tình làng, nghĩa xóm được khơi dậy; truyền thống đoàn kết,
tương thân, tương ái được đề cao; ý thức chia sẻ, động viên nhau trong khó
khăn, hoạn nạn càng ngời sáng - mà qua 4 đợt bùng phát đại dịch COVID-19 trong
hai năm qua, cả nước đã chứng kiến nhiều tấm lòng, nhiều việc làm tình nghĩa,
rất đáng trân trọng, có tác động giáo dục tích cực, nhất là đối với lớp trẻ.
Nhưng nếu nghiêm túc xem xét, có một câu hỏi đặt ra: vậy lúc bình thường thì
thế nào? Tôi nhớ mãi lời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc sinh thời đã nói rất thật
với một số nhà hoạt động văn hóa: “Các đồng chí nên sâu sát hướng về cơ sở hơn
nữa. Tôi đã có dịp ghé thăm hàng chục phường, xã, khóm, ấp từng được công nhận
là “đơn vị văn hóa”, nhưng khi hỏi chuyện cả cán bộ và nhân dân những việc họ
đã làm, thì tất cả tỏ ra lúng túng…” Như vậy, có nghĩa là, trên thực chất,
trong nhận thức của ngay cả cán bộ làm văn hóa cũng chưa hiểu rõ vai trò quan
trọng của văn hóa nên dẫn đến các việc làm mang tính hình thức; đáng chú ý là ở
một số nơi đạt “danh hiệu văn hóa”, nhưng tệ cờ bạc, mê tín dị đoan, kể cả ma
túy có chiều hướng gia tăng…
Mai Năm Mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét