Hoàng Cơ Minh và đồng bọn xác định: Hướng xâm nhập, xây dựng "mật cứ" trong nội địa là các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Chúng hy vọng sẽ móc nối với các tổ chức phản động ở trong nước, đưa người vào rừng huấn luyện rồi tung trở lại thực hiện phương châm "Trong nổi dậy, ngoài đánh vào".
Tư liệu của Bộ Công an cho biết, từ năm 1982 - 1989, "Việt Tân" đã tổ chức nhiều đợt đưa người và vũ khí xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam; tiến hành các chiến dịch "Đông tiến 1", "Đông tiến 2", "Đông tiến 3"… qua đất Lào, Campuchia. Mặc dù Hoàng Cơ Minh cùng những kẻ cầm đầu "Việt Tân" xây dựng kế hoạch công phu, tổ chức xâm nhập với điều kiện, trang bị hoàn hảo, nhưng toán "Kháng quản" là toán xâm nhập mở đường, chưa kịp lập "mật cứ", thì đã bị cơ quan an ninh Việt Nam tóm gọn.
Tiếp đó, chiến dịch "Đông tiến 1" do Dương Văn Tư cầm đầu gồm 51 tên xâm nhập ngày 15-5-1986. Mục đích của chuyến đi mở đường là lập một “mật khu” khô tại Gia Lai-Kon Tum, móc nối với những tên làm việc cho chế độ Mỹ-ngụy chưa chịu cải tạo, tổ chức ám sát cán bộ, đánh phá các đồn biên phòng, các nông, lâm trường, chặn đánh xe vận tải trên các tuyến đường cao nguyên. Tuy nhiên, mọi chuyển động và những hành tung của toán biệt kích này không thoát khỏi tai mắt nhân dân trên đường xâm nhập Việt Nam. Trong suốt hơn 4 tháng hành quân, bọn chúng đi được không quá 300 cây số đường rừng và liên tục bị các lực lượng vũ trang Việt Nam, Lào và Campuchia truy đuổi, bao vây. Một số tên bị tiêu diệt, số còn lại đã giết lẫn nhau để đoạt tiền, vàng rồi bỏ trốn khỏi đội hình.Đám tàn quân được phái đi nhiều tên bị diệt, một số bị bắt, những tên ngoan cố bỏ chạy cũng bị truy kích và phải đầu hàng, nhưng Hoàng Cơ Minh vẫn hò hét “Đông Tiến” giải phóng Việt Nam để tiếp tục lòe bịp dư luận và bà con kiều bào sống xa quê hương. Ngày 7-7-1987, Hoàng Cơ Minh đích thân chỉ huy toàn bộ lực lược gần 150 tên thực hiện chiến dịch "Đông tiến 2", xâm nhập vào Tây Nguyên để xây dựng "mật cứ". Nhưng khi mới vào đất Lào, chúng bị lực lượng vũ trang Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam chặn đánh. Trong trận đánh cuối cùng ngày 28-8-1987, Hoàng Cơ Minh đã phải phơi xác cùng đám tàn quân. Kết cục, "Đông tiến 2" hoàn toàn thất bại với 60 tên bị tiêu diệt, 67 tên bị bắt sống…
Ngày 1-12-1987, Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở phiên tòa sơ thẩm đồng thời là chung thẩm xét xử công khai vụ án Hoàng Cơ Minh, với tội danh phản bội tổ quốc và hoạt động phỉ. Hàng ngàn người, trong đó có đoàn đại biểu Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hai nước bạn Lào, Campuchia cũng có mặt theo dõi phiên tòa.
Mặc dù Hoàng Cơ Minh đã bị tiêu diệt, nhưng ảo vọng “lật đổ và giành chính quyền” vẫn được nhóm tàn quân của Việt Tân nhen nhóm thực hiện bằng chiến dịch "Đông tiến 3", do Trần Quang Đô chỉ huy. Ngày 22-8-1989 Trần Quang Đô cùng 68 tên khác âm mưu xâm nhập Quảng Trị - Quảng Nam - Đà Nẵng - Gia Lai - Kon Tum xây dựng căn cứ, sau đó phát triển lực lượng xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khi chúng vừa vào đất Lào thì bị quân và dân Lào truy quét quyết liệt phải chịu kết cục bi thảm với 30 tên ngoan cố bị tiêu diệt, 38 tên còn lại bị bắt sống.
Tư liệu của Bộ Công an cho biết, từ năm 1982 - 1989, "Việt Tân" đã tổ chức nhiều đợt đưa người và vũ khí xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam; tiến hành các chiến dịch "Đông tiến 1", "Đông tiến 2", "Đông tiến 3"… qua đất Lào, Campuchia. Mặc dù Hoàng Cơ Minh cùng những kẻ cầm đầu "Việt Tân" xây dựng kế hoạch công phu, tổ chức xâm nhập với điều kiện, trang bị hoàn hảo, nhưng toán "Kháng quản" là toán xâm nhập mở đường, chưa kịp lập "mật cứ", thì đã bị cơ quan an ninh Việt Nam tóm gọn.
Tiếp đó, chiến dịch "Đông tiến 1" do Dương Văn Tư cầm đầu gồm 51 tên xâm nhập ngày 15-5-1986. Mục đích của chuyến đi mở đường là lập một “mật khu” khô tại Gia Lai-Kon Tum, móc nối với những tên làm việc cho chế độ Mỹ-ngụy chưa chịu cải tạo, tổ chức ám sát cán bộ, đánh phá các đồn biên phòng, các nông, lâm trường, chặn đánh xe vận tải trên các tuyến đường cao nguyên. Tuy nhiên, mọi chuyển động và những hành tung của toán biệt kích này không thoát khỏi tai mắt nhân dân trên đường xâm nhập Việt Nam. Trong suốt hơn 4 tháng hành quân, bọn chúng đi được không quá 300 cây số đường rừng và liên tục bị các lực lượng vũ trang Việt Nam, Lào và Campuchia truy đuổi, bao vây. Một số tên bị tiêu diệt, số còn lại đã giết lẫn nhau để đoạt tiền, vàng rồi bỏ trốn khỏi đội hình.Đám tàn quân được phái đi nhiều tên bị diệt, một số bị bắt, những tên ngoan cố bỏ chạy cũng bị truy kích và phải đầu hàng, nhưng Hoàng Cơ Minh vẫn hò hét “Đông Tiến” giải phóng Việt Nam để tiếp tục lòe bịp dư luận và bà con kiều bào sống xa quê hương. Ngày 7-7-1987, Hoàng Cơ Minh đích thân chỉ huy toàn bộ lực lược gần 150 tên thực hiện chiến dịch "Đông tiến 2", xâm nhập vào Tây Nguyên để xây dựng "mật cứ". Nhưng khi mới vào đất Lào, chúng bị lực lượng vũ trang Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam chặn đánh. Trong trận đánh cuối cùng ngày 28-8-1987, Hoàng Cơ Minh đã phải phơi xác cùng đám tàn quân. Kết cục, "Đông tiến 2" hoàn toàn thất bại với 60 tên bị tiêu diệt, 67 tên bị bắt sống…
Ngày 1-12-1987, Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở phiên tòa sơ thẩm đồng thời là chung thẩm xét xử công khai vụ án Hoàng Cơ Minh, với tội danh phản bội tổ quốc và hoạt động phỉ. Hàng ngàn người, trong đó có đoàn đại biểu Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hai nước bạn Lào, Campuchia cũng có mặt theo dõi phiên tòa.
Mặc dù Hoàng Cơ Minh đã bị tiêu diệt, nhưng ảo vọng “lật đổ và giành chính quyền” vẫn được nhóm tàn quân của Việt Tân nhen nhóm thực hiện bằng chiến dịch "Đông tiến 3", do Trần Quang Đô chỉ huy. Ngày 22-8-1989 Trần Quang Đô cùng 68 tên khác âm mưu xâm nhập Quảng Trị - Quảng Nam - Đà Nẵng - Gia Lai - Kon Tum xây dựng căn cứ, sau đó phát triển lực lượng xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khi chúng vừa vào đất Lào thì bị quân và dân Lào truy quét quyết liệt phải chịu kết cục bi thảm với 30 tên ngoan cố bị tiêu diệt, 38 tên còn lại bị bắt sống.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa