Tỷ trọng người già đang trong xu
hướng tăng nhanh trong khi tỷ trọng số người ở độ tuổi lao động giảm dần, đã
làm cho tỷ số hỗ trợ tiềm năng giảm xuống tương đối nhanh trong giai đoạn từ
nay đến năm 2050. Tỷ số hỗ trợ tiềm năng ở Việt Nam sẽ giảm từ 8,8 năm 2019
xuống còn khoảng 3,8 vào năm 2049 và ước tính mức giảm gần 60%
Tỷ
số hỗ trợ tiềm năng giảm do các yếu tố
>Xu
hướng giảm tỷ trọng số hộ gia đình sống chung nhiều thế hệ, tăng tỷ trọng số hộ
gia đình hạt nhân
Kết quả điều tra năm 2019, số
người bình quân một hộ có xyu hướng giảm từ mức 4,6 người/hộ năm 1999 xuống còn
3,6 người/hộ năm 2019. Trung bình 10 hộ dân thì có một hộ độc thân. Những số
liệu này phản ánh xu hướng giảm tỷ trọng số hộ gia đình sống chung nhiều thế
hệ, tăng tỷ trọng số hộ gia đình hạt nhân (chỉ gồm cha mẹ và con cái). Từ góc
độ cấu trúc hộ gia đình, có thể thấy rõ một bức tranh xã hội là ngày càng có
nhiều hộ gia đình chỉ có ông bà già sống chung với nhau hay ông bà già sống một
mình. Trong số 10% số hộ gia đình sống độc thân không khó suy đoán rằng phần
lớn các hộ gia đình này là người già, đặc biệt là phụ nữ. Từ bức tranh xã hội
về quy mô và cơ cấu hộ gia đình như vậy, có thể thấy số người tiềm năng cxó thể
trực tiếp chăm sóc người già sẽ thấp hơn nhiều so với người hỗ trợ tiềm năng
như nêu trên
>Yếu
tố di cư
Quy mô số người di cư lao động
tới các đô thị ngày càng tăng lên tới các. Qua kết quả điều tra, phần lớn di cư
là nhóm tuổi trẻ. Ở độ tuổi càng trẻ người di cư càng có xu hướng đi xa để thay
đổi môi trường sống cũng như tìm kiếm cơ hội học tập và làm việc (2019 , trong
số 88,4 triệu dân từ 5 tuổi trở lên, số người di cư trong 5 năm trở lại đây là
6,4 triệu người, chiếm 7,3%. Trong số này ước tính số người di cư tới các đô
thị là hơn 4 triệu người) (Trong giai đoạn 1989-2019, tỷ trọng dân số đô thị ở
nước ta đã tăng từ 20,1 lên 34,4%. Mức tăng 14,3% này tương đương với con số
khoảng 13 triệu người dân đô thị và họ chủ yếu là những người di cư trẻ tuổi
tới đô thị lập nghiệp)
Tỷ lệ dân số già hóa cao là rất nguy hiểm
Trả lờiXóa