LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 28 tháng 10 năm 1950
“Cán
bộ phải thương yêu đội viên. Đối với anh em ốm yếu, thương tật, cán bộ phải
trông nom, thăm hỏi.”
Là
lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói tại Hội nghị
tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong II, họp từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 10 năm
1950 tại Lam Sơm, tỉnh Cao Bằng.
Tình
đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, vừa là thuộc tính bản chất của
quân đội cách mạng, vừa là cơ sở tạo nên sức mạnh của quân đội, trong đó quan hệ
giữa cán bộ với chiến sĩ là mối quan hệ đặc trưng bản chất. Mối quan hệ giữa
cán bộ với chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam được hình thành, phát
triển trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng của quân
đội, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Một mặt, nó dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chức
năng, nhiệm vụ, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội; mặt khác, nó
dựa trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, đoàn kết
gắn bó chặt chẽ keo sơn với nhau như ruột thịt “lúc thường cũng như lúc ra
trận” giữa những con người cùng chung lý tưởng, mục tiêu, cùng thực hiện nhiệm
vụ cao cả của người quân nhân cách mạng. Đó là nguồn sức mạnh vô tận để bộ đội
ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Chính vì
vậy, đòi hỏi cán bộ phải luôn luôn là tấm gương sáng cho chiến sĩ học tập, noi
theo; chiến sỹ phải “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận bất cứ
nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”. Tình
thương yêu đồng chí, đồng đội được tôi luyện, thiết lập vững chắc trong Quân
đội ta qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, và trở thành nét đẹp truyền thống, thành bản chất không thể phai mờ của
nhiều thế hệ cán bộ, chiến sỹ, là một trong những nhân tố gốc cấu thành chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội
ta.
Học
tập và làm theo lời Bác Hồ kính yêu căn dăn, đội ngũ cán bộ các cấp trong Quân
đội các thời kỳ đã luôn quan tâm thiết thực và chu đáo đến đời sống tinh thần
và vật chất của bộ đội, hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, tôn trọng và thương
yêu cấp dưới như “chân tay”, do vậy cấp dưới sẽ kính trọng, coi lãnh đạo, chỉ
huy của mình “như đầu óc”, như người thân; từ đó họ sẽ mang hết khả năng của
mình để thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh một cách tự giác và có hiệu quả cao nhất.
Trái lại, nếu cán bộ không làm “mực thước” cho cấp dưới, quan liêu, hách dịch,
bè cánh thì chắc chắn cấp dưới sẽ xa lánh họ; chỉ thị, mệnh lệnh mà họ đưa ra
sẽ được cấp dưới tiếp thu một cách khiên cưỡng, hiệu quả thấp, thậm chí bị chối
bỏ. Bởi vậy hơn ai hết, lãnh đạo, chỉ huy phải thường xuyên phấn đấu, tu dưỡng,
rèn luyện xứng đáng là người anh, người “chị hiền” tận tuỵ chăm lo cho tập thể,
cho từng chiến sỹ, là hạt nhân đoàn kết thống nhất xây dựng đơn vị vững mạnh
toàn diện./.
Tất cả mọi lời dạy của Bác Hồ còn giữ nguyên giá trị, chúng ta phải luôn ghi nhớ và thực hiện thật tốt.
Trả lờiXóa