Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Quá trình già hóa dân số thách thức sinh kế, chăm sóc y tế người già ở Việt Nam

 


Hiện nay cho thấy, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và từ tiền công lao động là thu nhập chủ yếu của hộ gia đình người già. Những khoản thu nhập có tính bảo đảm cuộc sống cho người già thì không còn đủ sức lao động như tiết kiệm, hưu trí và các khoản bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội khác tỷ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của hộ gia đình người già. Khi tuổi càng tăng lên thì nguồn thu nhập từ sản xuất, kinh doanh của người già càng giảm do khả năng lao động ngày càng suy giảm theo. Khi các nguồn thu nhập có tính dự phòng như hưu trí hoặc trợ cấp xã hội quá thấp sẽ ảnh hưởng tới việc bảo đảm mức sống của nhóm dân số người già (ước tính hieenj nay mới có khoảng 25% số người già đã tham gia bảo hiểm xã hội và có lương hưu trí). Như vậy nếu không nhanh chóng mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm xã hội đối với nhóm dân số đang trong độ tuổi lao động, trong vòng 20 năm tới có khoảng gần 10 triệu người già (từ 65 tuổi trở lên) nằm ngoài bảo hiểm xã hội. Dó đó việc thực hiện thành công các mục tiêu về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo quyết định của nghị quyết số 28-NQ/TW năm 2018 có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh kế của người già

So sánh với các nhóm dân số khác, nhóm người già có nhu cầu chăm sóc y tế lớn nhất

Mô hình bệnh tật của người già chuyển từ các bênh lây nhiễm sang bệnh mãn tính, không lây nhiễm đang là thách thức lớn cho ngành y tế hiện nay. Ước tính chi phí chữa bệnh trung bình cho một người già cao hơn 7-8 lần so với trẻ em

Trong bối cảnh “chưa giàu đã già”, hàng triệu người già ở nước ta trong tương lai gần sẽ đối mặt với thách thức về chi phí khám chữa bệnh cao trong khi chỉ có thu nhập thấp. Đây là một yếu tố tiềm tàng có thể dẫn tới mất ổn định xã hội

1 nhận xét: