Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Di cư và phát triển KT-XH ở Việt Nam

 


Theo nghĩa rộng: Di cư là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian vào thời gian nhất định; Theo nghĩa hẹp: Di cư là sự chuyển dịch của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nới cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.

Di cư là động lực tích cực thúc dẩy phát triển KT-XH, góp phần phân bố lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh teé lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm phát triển bền vững

Hiện nay di cư nông thôn – thành thị là xu hướng nổi trội (Đánh giá chung di cư nông thôn- thành thị gấp 3 lần so với luồng di cư đô thị - nông thôn; đặc biệt các khu vực Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long quy mô luồng di cư nông thôn- đô thị gấp 5 lần so với luồng di cư đô thị - nông thôn

Di cư nông thôn- đô thị có tác động trực tiếp làm thay đổi nghề nghiệp, hành vi, lối sống của những người di cư. Hầu hết những người di cư nông thôn – đô thị chuyển đổi từ các việc làm trong nông nghiệp sang việc làm phi nông nghiệp với thu nhập cao hơn và nâng cao vị thế của họ (bản chất của di cư nông thôn- thành thị). Kết quả năm 2015 cho thấy hầu hết  những người di cư đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp (chiếm 95,5%). Gần 60% những người di cư nhận thấy rằng thu nhập của họ tăng lên sau khi di cư, và việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục cũng tốt hơn. Người di cư chủ yếu là thanh niên cho nên ở đô thị cũng được bổ sung và trẻ hóa

+Mang lại lợi ích cho các hộ gia đình và cộng đồng có người di cư qua việc nhận được các khoản tiền gửi về quê hương của người di cư. Kết quả điều tra năm 2015, trong 12 tháng trước điều tra có gần 30% số người di cư gửi tiền về cho gia đình. Theo đó trung bình một người gửi về là 27,5 triệu đồng/năm.

Chú ý: Không nên coi di cư  là yếu tố cản trở phát triển; những cũng không coi di dư là liều thuốc thần kỳ chữa bệnh đói nghèo và sự mất cân bằng thu nhập

1 nhận xét: