+ Đây là mâu thuẫn giữa hai giai
cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa, phản ánh bản chất bóc lột lao động
làm thuê của giai cấp tư sản.
+ Do sự điều chỉnh của chủ nghĩa
tư bản, nhất là sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất: công nhân có cổ phần, được
chia lợi nhuận trong các công ty, đời sống người lao động có phần được cải
thiện..., mâu thuẫn này hiện nay, về mặt
hình thức biểu hiện (bề ngoài) có vẻ lắng dịu, nhưng thực chất, ở các nước tư
bản, sự thống trị bóc lột của tư bản đối với lao động đang diễn ra tinh vi hơn,
quy mô ngày càng lớn hơn. Sự bóc lột của tư bản đối với lao động đã dẫn tới sự
phân cực xã hội giữa giai cấp tư sản ngày càng giầu có hơn và các tầng lớp lao
động ngày càng nghèo khổ, bần cùng hơn trong xã hội tư bản.
Thí dụ ở Mỹ, hiện 1% số người
giầu nhất đã nắm giữ 53% tổng lượng cổ phiếu, 64% chứng khoán, tài sản của số
người này chiếm hơn 1/3 tài sản quốc gia của Mĩ; trong khi đó số người nghèo
đói năm 2003 ở Mĩ là 35,9 triệu người, trung bình cứ 8 người thì có 1 người
sống dưới mức nghèo khổ, 3,5 triệu người không có nhà cửa[1].
+ Trên quy mô toàn cầu thì sự
thống trị, bóc lột của tư bản thông qua các công ty xuyên quốc gia đối với lao
động, đặc biệt là đối với lao động ở các nước đang phát triển và kém phát triển
có mặt còn nặng nề hơn.
=> Theo báo cáo của Liên hợp
quốc về phát triển con người, chỉ trong vòng 5 năm (1995 - 2000): 200 người
giầu nhất thế giới đã tăng gấp đôi số tài sản của họ lên hơn 1000 tỉ USD; trong
khi đó 1,3 tỉ người sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập bình quân 1USD/1
người/1 ngày vẫn không thay đổi. Tỉ lệ khoảng cách GDP theo đầu người giữa các
nước giầu nhất và nghèo nhất cũng gia tăng nhanh chóng: năm 1820 là 3/1, năm
1913: 11/1, thập niên 1960: 31/1, thập niên 1980: 61/1, thập niên 1990: 72/1,
đến năm 2000 là 86/1[2].
+ Sự phân cực giầu - nghèo ngày
càng lớn - biểu hiện quy mô bóc lột của tư bản đối với lao động ngày càng tăng,
sẽ đẩy nhanh sự chín muồi của mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Hệ quả tất yếu
của nó là sự bùng nổ xã hội. Các cuộc đấu tranh của công nhân và các tầng lớp
lao động khác chống sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa tư bản sẽ diễn ra ngày
càng mạnh mẽ hơn. Chính cuộc đấu tranh đó sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa
tư bản.
Bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa