Quan hệ giữa các nước tư bản chủ
nghĩa với nhau là quan hệ liên minh giữa các thế lực, các tập đoàn tư bản để
cùng tìm kiếm và giành giật nhau về lợi ích. Thực chất quan hệ liên minh giữa
các nước tư bản là liên minh trong cạnh tranh và thôn tính lẫn nhau. Song chúng
luôn có sự thống nhất về mục đích chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách
mạng thế giới.
Mâu thuẫn giữa các nước tư bản
chủ nghĩa với nhau thường xuyên diễn ra, lúc gay gắt, lúc thầm kín. Biểu hiện
mới của mâu thuẫn này trong giai đoạn hiện nay thể hiện:
+ Xu hướng “đa cực” chống “đơn
cực” của Mỹ
Mỹ là trung tâm phát triển cao
nhất của chủ nghĩa tư bản hiện đại, ra sức mưu toan khống chế các nước tư bản
khác và làm bá chủ thế giới. Các trung tâm khác như Tây Âu (chủ yếu là Cộng hòa
liên bang Đức, Pháp) và Nhật Bản cũng ra sức trở thành siêu cường kinh tế; vừa
là đồng minh vừa là đối thủ của Mỹ.
+ Cạnh tranh kinh tế, tranh chấp
thị trường, chiến tranh thương mại cả trong và ngoài khuôn khổ WTO, thể hiện
tập trung ở trục: Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản và ở các tập đoàn tư bản xuyên quốc
gia. Ngoài ra, giữa các tập đoàn tư
bản khác nhau trong từng nước tư bản chủ nghĩa cũng có những mâu thuẫn gay gắt
trong việc giành giật ưu thế về quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị.
Tóm lại, với tư duy mới, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc mâu thuẫn của thời đại trong giai đoạn hiện nay và khẳng định: các mâu thuẫn của thời đại ngày nay vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển sâu sắc hơn với những hình thức, mức độ biểu hiện mới so với trước đây. Những biểu hiện mới đó của mâu thuẫn cơ bản nói lên đặc điểm, tính chất thời đại, phản ánh tính chất phức tạp, quanh co của sự vận động lịch sử trên con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau là quan hệ liên minh giữa các thế lực, các tập đoàn tư bản để cùng tìm kiếm và giành giật nhau về lợi ích.
Trả lờiXóa