Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

Quá trình già hóa dân số và suy giảm nguồn cung lao động ở Việt Nam

 


Tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế phụ thuộc vào mức tăng năng xuất lao động và tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ở đây có thể hiểu là quy mô nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Khi một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, số người bước vào độ tuổi lao động thường lớn hơn nhiều so với số người bước ra khỏi độ tuổi lao động. Mức chênh lệch giữa 2 nhóm này sẽ giảm dần khi các quốc gia bước vào thời kỳ già hóa dân số. Tỷ lệ giữa số lao động tăng thêm hàng năm so với quy mô dân số trong độ tuổi lao động là tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực. Ở các quốc gia đang có cấu trúc dân số già hoặc đang trong quá trình già hóa dân số, tỷ lệ tăng trưởng này có xu hướng giảm dần. Khi tỷ lệ này xuống quá thấp hay giao động ở mức trên dưới 0,5% thì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Sau khi phân tích có hệ thống các số liệu thống kê về tương quan giữa tăng trưởng nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế phát triển, các nhà nghiên cứu đều thấy một trong những điều kiện tốt nhất cho tăng trưởng của một nền kinh tế là khi tăng trưởng nguồn nhân lực hằng năm ở mức 2%. Con số này cũng có ý nghĩa là những quốc gia đang ở thời kỳ có tỷ lệ này ở mức 2% là các quốc gia ở thời điểm tốt nhất của thời kỳ có cơ cấu dân số “vàng”. Tại thời điểm này, tỷ trọng nhóm dân số trong độ tuổi lao động (15-64) đạt tới 67-70%, và tỷ trọng nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc chỉ khoảng 30-33%.

Kết quả phân tích các số liệu thống kê về biến đổi cấu trúc tuổi của dân số Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009- 2039 cho thấy, với phương án tuổi lao động từ 15-64, tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực ở nước ta có xu hướng giảm nhanh. Tỷ lệ này sẽ giảm xuống ở mức khoảng 0,5% trong giai đoạn 2034-2039. Nếu như lấy mốc tuổi nghỉ hưu là 60 thì ngay từ năm 2029, tỷ lệ này có thể bắt đầu xuống dưới mức 0,5%. Từ năm 2040, khi nước ta sẽ có cấu trúc dân số già, yếu tố tăng trưởng nguồn nhân lực sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Thời kỳ từ sau năm 2040 cũng là thời kỳ mag Việt Nam không còn cơ hội dân số “vàng”

1 nhận xét:

  1. Tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế phụ thuộc vào mức tăng năng xuất lao động và tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ở đây có thể hiểu là quy mô nhóm dân số trong độ tuổi lao động.

    Trả lờiXóa