Không chỉ đánh phá trực diện trên các điểm nóng kinh tế xã hội, các dự án ở nhiều địa phương, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị thời gian qua đã triệt để lợi dụng không gian mạng để chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền. Ở Vĩnh Phúc, chúng đã tạo ra những "điểm nóng" trên không gian mạng, từ đó kích động, lôi kéo người dân.
Chạy cả quảng cáo Facebook để chống phá
Dư luận người dân Vĩnh Phúc hẳn vẫn chưa quên vụ việc được xuyên tạc đẩy lên trang Save Tam Đảo những năm gần đây. Được các tổ chức Green Trees và Voice hậu thuẫn, trong đó các đối tượng Nguyễn Anh Tuấn, Cao Vĩnh Thịnh công khai cho biết đã tham gia những hoạt động này qua trả lời phỏng vấn của các đài báo nước ngoài.
Trang Save Tam Đảo đã lợi dụng sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 74 tại Mỹ cùng nhiều nguyên thủ gửi thông điệp ủng hộ sự ra đời của một bản thỏa thuận mới khẩn cấp về con người và thiên nhiên để xuyên tạc. Từ trang này, trang mạng phản động đã tiếp tục lợi dụng, bóp méo thông tin về một vài dự án du lịch sinh thái để xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam không quan tâm bảo vệ môi trường.
Trang Save Tam Đảo còn đăng tải hình ảnh Thủ tướng dự lễ khởi công năm 2016 rồi xuyên tạc lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta nói không đi đôi với làm, đánh đổi môi trường để phát triển. Đồng thời, núp dưới chiêu tô vẽ, đây chỉ là trang của những bạn trẻ yêu môi trường, yêu mến vườn quốc gia Tam Đảo chứ không liên quan gì đến chính trị.
Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, cũng là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch nhằm vào chống phá. Ảnh: Khánh Linh |
Thủ đoạn tinh vi, nhóm Save Tam Đảo đã dùng chiêu thức lôi kéo người dân qua hình thức chụp ảnh phá rừng rồi tung lên mạng, sau đó trao giải theo kiểu phong trào; bỏ tiền thuê người dân dẫn đi chụp ảnh; thậm chí còn có “chiến dịch” chạy quảng cáo trên các trang Facebook để chia sẻ các bài viết xuyên tạc làm nhiều loạn thông tin, hoang mang dư luận.
Sự thâm hiểm của âm mưu này cùng nhiều hoạt động truyền thông đen phía sau có cả một vài cơ quan báo chí bị lôi kéo, làm phức tạp tình hình, thậm chí dẫn đến chậm tiến độ một số dự án.
Gây cái nhìn méo mó, lợi dụng tôn giáo để chia rẽ
Việc thiết lập các trang mạng xã hội phát tán, đăng tải video, hình ảnh, bài viết để đả kích, nói xấu chế độ, tô đậm những mặt trái của xã hội, quy kết, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước được các đối tượng phản động, chống đối chính trị tận dụng triệt để.
Đặc biệt, trong lĩnh vực tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự mơ hồ chính trị của giáo dân để lôi kéo, tập hợp lực lượng chống phá cách mạng, vu khống Đảng, Nhà nước ta “xâm phạm quyền tự do, đàn áp tôn giáo”; từ đó, chúng kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế lên tiếng, can thiệp... Sự phát triển những tôn giáo cực đoan, dị dạng đang “biến thể” trái với các giá trị văn hóa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
Lực lượng chức năng cùng nhân dân hiệp đồng bảo vệ an ninh Tổ quốc từ các thôn, bản, làng. Ảnh: Khánh Linh |
Vụ việc nhà sư T. trụ trì tại chùa N. (huyện Tam Đảo) là một ví dụ. Lợi dụng việc mở rộng khuôn viên nơi thờ tự, nhà sư này đã huy động vốn của các doanh nghiệp, mạnh thường quân trên địa bàn, đồng thời tác động tâm lý, tư tưởng người dân hiến đất, thu hút các phật tử thập phương đến làm lễ, công đức. Sư T. đã vận động, lôi kéo hàng chục phật tử trung thành vi phạm những điều cấm kỵ trong đạo Phật. Năm 2019, khi nhiều sự việc sai trái bị phanh phui, các phật tử theo sư T. thường xuyên gây áp lực với chính quyền địa phương lợi dụng vụ việc, một số trang mạng phản động ở nước ngoài như : “Những người yêu Phật giáo” đã đưa thông tin rằng chính quyền đã vu khống cho nhà sư…” gây sự nghi ngờ và tạo làn sóng ủng hộ vị này… Đây cũng là mầm mống, làm mất lòng tin của người dân đối với công tác phật sự tại địa phương, chia rẽ khối đại đoàn kết trong nhân dân.
Trước diễn biến của tình hình dịch Covid-19 hiện nay, các thế lực phản động, thù địch, bất mãn chính trị lợi dụng vào sự việc hàng ngày, số người nhiễm bệnh, tử vong… đẩy lên không gian mạng những thông tin bịa đặt, ghép ảnh, cắt các clip sự kiện khiến người dân hoài nghi, hiểu lầm dẫn đến mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Từ năm 2020 đến nay, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã đấu tranh, xử lý vi phạm hành chính đối với 55 trường hợp về các hành vi đăng tải thông tin sai sự thật tình hình phòng, chống dịch trên địa bàn, gây hoang mang trong nhân dân…
Diễn tập phòng, chống khủng bố trên địa bàn Vĩnh Phúc. Ảnh: Khánh Linh |
Còn nhiều những vụ việc liên quan đến văn hóa, môi trường, giáo dục… cũng được các phần tử, tổ chức phản động, bất mãn, tiêu cực đưa lên không gian mạng nhằm tạo dư luận, gây nhiễu loạn thông tin, làm phức tạp tình hình. Xung quanh chiến lược diễn biến hòa bình, trong bất kỳ mọi tình huống, mọi diễn biến của đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, thậm chí, ngay cả những bất cập nhỏ xảy ra trong đời sống thường nhật, không kể ở đâu, cấp nào, người nào, các thế lực thù địch, phản động đều âm thầm tận dụng, coi đó là nguồn “nguyên liệu” vừa xây những “tổ kén” để chờ đợi thời cơ, vừa nghe ngóng, chớp thời điểm thuận lợi là “bung ra” phá hoại thành quả công cuộc đổi mới toàn diện quê hương, đất nước mà chúng ta đã dày công tạo dựng.
Vậy, chúng ta phải làm gì để ngăn chặn, đẩy lùi ngay từ khi biểu hiện “Diễn biến hòa bình” còn trong “trứng nước”
Lợi ích quốc gia là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.
Trả lờiXóa