Đổi mới tư duy là yêu cầu tất yếu trong thời đại ngày nay. Hơn thế nữa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi căn bản sự nhận thức thông thường, làm “đảo lộn tư duy”. Đúng như nhận định củaGS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: “Những thay đổi này sẽ sâu sắc đến mức, chưa bao giờ trong lịch sử lại có một thời điểm con người đứng trước cùng lúc nhiều cơ hội lẫn rủi ro như thế. Mối quan ngại của tôi là các lãnh đạo chính trị và kinh doanh có thể sẽ giữ lối tư duy quá cổ hủ hoặc quá ám ảnh với việc các đột phá công nghệ sẽ thay đổi tương lai loài người như thế nào”.
Nhận thức rõ những cơ hội và thách thức mà cuộc cách công nghiệp lần thứ tư đưa lại cho nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp. Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không chủ quan, nóng vội, duy ý chí”.
Rõ ràng, để tương thích và theo kịp được những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa lại, nguồn nhân lực lý luận chính trị sẽ phải hình thành một kiểu tư duy mới để đưa tư duy của mình thoát khỏi lối mòn. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận.
Như vậy, trước đây, trong bối cảnh cũ, khi tư duy của nhân lực lý luận chính trị chủ yếu hoạt động theo số lượng, theo tuần tự, theo thứ bậc dẫn đến phương thức hoạt động theo quán tính là chủ yếu thì tất các hoạt động của nhân lực lý luận chính trị thường là theo kinh nghiệm, thói quen, thậm chí là theo cảm tính.Hiện nay, trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm cho tư duy hoạt động theo phương thức mới: theo chất lượng, không tuần tự, không thứ bậcđã dẫn đến đòi hỏi hoạt động tư duy của con người, nhất là của nhân lực lý luận chính trị đều phải phi truyền thống, linh hoạt hoá và phải được trí tuệ hóa. Đào tạo nguồn nhân lực lý luận phải chuyển mạnh sang quá trình tương tác để giúp cho những người học phải hình thành được loại hình tư duy này.
Mai Năm Mới
Bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa