Như chúng ta từng chứng kiến chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu
sụp đổ, đa số những người đã từng mơ mộng về một nền dân chủ tư bản mà họ cho
là tốt đẹp đều hối tiếc và vỡ mộng khi đất nước họ bắt đầu rơi vào khủng hoảng
kéo dài, mất kiểm soát về an ninh chính trị, biểu tình, bạo loạn bất công lại
nổi lên. Những cảnh tượng đó cả thế giới không xa lạ gì một Liên bang Nam Tư
hùng cường rơi vào nội chiến, xung đột sắc tộc; Ở kiến trúc thượng tầng nhà
nước thì các đảng phái tranh dành quyền lực đấu đá, ẩu đả nhau chẳng khác gì
cái chợ, bên ngoài xã hội thì biểu tình cướp bóc... một Ucraina bạo loạn triền
miên, ngân khố quốc gia chủ yếu phụ thuộc Mỹ và phương Tây, nợ chồng nợ. Bên
cạnh đó, một loạt các nước XHCN như Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan cũng
chẳng kém gì, tình hình chính trị, an ninh bất ổn kéo dài hàng thập kỷ... ngay
như Armenia và Azerbaijan hiện xung đột nội bộ, xung đột biên giới vẫn còn trong
nguy cơ bất ổn chưa đưa ra hồi kết. Đó là những hệ lụy khôn lường, không ai
khác chỉ có người dân là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất...
Trong khi những ồn ào của cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ
46 chưa lắng xuống xung quanh những tranh luận và khiếu kiện của các phe phái
về việc có hay không sự gian lận trong quá trình kiểm phiếu, một số nhà “dân
chủ giả cầy” lại lấy đây là cái cớ để tuyên truyền về cái gọi là “không có đa
đảng thì không bao giờ có dân chủ ở Việt Nam”.
Một
điều hiển nhiên là trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội loài người, dân
chủ luôn vận động, biến đổi và có sự khác biệt về chất tương ứng với từng thời
kỳ lịch sử. Với tính cách là giá trị xã hội, những giá trị phổ quát của dân
chủ, dù dưới bất cứ hình thức nào, đều có thật, không ai có thể phủ nhận, và do
đó, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của con người. Tuy
nhiên, để đánh giá một nền dân chủ, phải căn cứ trước hết vào chỗ quyền lực
thuộc về ai, lợi ích là của ai và vì ai. Đánh giá một đảng chính trị cũng không
thể chỉ căn cứ vào tên gọi, mà trước hết phải xem họ thật sự đại diện cho loại
quyền lực nào, tranh đấu vì lợi ích của ai.
Dân chủ không đồng nghĩa với đa đảng. Cả lý luận và thực tiễn
cho thấy, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc
trước hết và chủ yếu vào bản chất của đảng cầm quyền. Cần phải lưu ý rằng,
trong hệ thống chính trị đa đảng, tại một giai đoạn chính trị nhất định cũng
chỉ có một đảng thực chất cầm quyền. Ngay cả trường hợp liên minh đảng cầm
quyền để thành lập chính phủ, đảng nào chiếm số ghế nhiều hơn trong nghị viện
sẽ có quyền quyết định trong các chính sách. Ở một số quốc gia (điển hình là
Mỹ), mặc dù có nhiều đảng nhưng chỉ có hai đảng luân phiên cầm quyền là Đảng
Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Khi mà cả hai đảng này đều đại diện cho giai cấp tư
sản, thì nền dân chủ của nó, tất yếu phải hướng đến phục vụ lợi ích của giai
cấp tư sản, chứ không thể là một “nền dân chủ cho tất cả mọi người” như họ đã
và đang rêu rao, ca tụng. Hơn nữa, cái gọi là “nền dân chủ Mỹ” thực chất là nền
dân chủ của nhà giàu. Sự dối trá của nó đã bị chính các cuộc bầu cử Tổng thống
Mỹ vạch trần, khi mà sau lưng những ứng viên cho chiếc ghế lãnh đạo này luôn là
những tập đoàn tài phiệt với những cuộc vận động tranh cử tiêu tốn hàng tỷ đô
la Mỹ. Thêm vào đó, những gì đã và đang diễn ra ở Mỹ như tình trạng bạo lực,
nạn phân biệt chủng tộc… và nhất là những “giá trị dân chủ” đi kèm với bom đạn,
chết chóc mà Mỹ đang reo rắc ở Trung Đông, Sirya… vẫn luôn là tiếng chuông cảnh
tình cho những ai còn mơ hồ.
Ở Việt Nam, sự ra đời và vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử, không thể thay thế. Đảng ta đã lãnh
đạo toàn dân tộc đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: kinh tế
không ngừng phát triển, đời sống chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng – an
ninh được giữ vững. Đặc biệt là chế độ dân chủ được đề cao, được bảo đảm và
ngày càng được thực hành rộng rãi hơn, thực chất hơn, quyền và lợi ích hợp pháp
của đông đảo nhân dân được tôn trọng và bảo vệ, nhân dân Việt Nam đã trở thành
người chủ thực sự của đất nước. Thực tiễn bảo đảm và phát huy dân chủ ở Việt
Nam là minh chứng rõ nét, khẳng định trong chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền,
dân chủ xã hội Việt Nam không những không bị mất đi, mà còn được bảo đảm, được
phát huy sâu rộng trên thực tế.
Cho nên, những luận điệu lợi dụng bầu cử Tổng thống ở Mỹ hòng
lèo lái, xuyên tạc về dân chủ ở Việt Nam, chính là luận điệu của những kẻ phản
động, thù địch, ngoài miệng rêu rao đấu tranh cho “dân chủ”, “tự do” của nhân
dân nhưng thực chất là vì chính bản thân lợi ích cá nhân và đồng bọn của chúng,
chứ không phải vì dân, vì nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét