Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của
Tổ quốc. Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng
quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh,
quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; yếu tố quan trọng để đất nước phát triển
bền vững. Trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, để
bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vấn đề cần quan tâm hiện nay là tăng cường sức mạnh
quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển vững mạnh. Việt Nam đang đứng trước những thách thức gay gắt
về bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo; về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển; về tình trạng ô nhiễm môi trường biển…
Vì vậy, việc bảo vệ an ninh biển, đảo, bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân.Triển khai đồng bộ, hiệu quả các hình thức tuyên truyền, nhất là
tuyên truyền miệng ở cơ sở, tuyên truyền qua các tác phẩm văn học – nghệ thuật.
Tăng cường thông tin tuyên truyền, cổ động thông qua các phương tiện trực quan
(màn hình led, màn hình điện tử, panô, áp phích, băng rôn, tại những nơi tập
trung đông người, các tuyến đường mẫu, khu chế xuất, khu công nghiệp, trường
học, bệnh viện, siêu thị, nhà ga, bến xe, sân bay, khu dân cư, cao ốc, văn
phòng, cơ quan, thang máy chung cư… Tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ cơ sở; chức sắc tôn giáo; người có uy tín
trong cộng đồng; hội viên các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền về
biển, đảo. Tích cực tiến hành các hoạt động trao đổi, đối thoại, đấu tranh với
các cá nhân, tổ chức có nhận thức chưa đầy đủ về quan điểm, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo.
Đặc
biệt, cần phát huy vai trò, hiệu quả của báo chí truyền thông trong công tác
tuyên truyền biển, đảo. Cung cấp các thông tin nhanh chóng, chính xác và tạo
điều kiện tốt cho các cơ quan báo chí Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh đó, kiên
quyết xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân đưa tin sai lệch về chủ trương, chính
sách, lập trường của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề về Biển Đông.
Trong
đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần: “Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung
đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù
hợp với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững
môi trường hoà bình, ổn định để phát triển”. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển,
đảo là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, lâu dài, do đó, quan điểm chung trong đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là “kiên quyết, kiên trì”, “dĩ bất biến, ứng
vạn biến”, “kiên định nguyên tắc chiến lược, linh hoạt về sách lược”; những gì
thuộc về nguyên tắc kiên quyết giữ; những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ kiên quyết không nhân nhượng, song phải có đối sách phù hợp, giữ
vững chủ quyền biển, đảo nhưng phải ổn định chính trị, giữ vững môi trường hòa
bình để phát triển đất nước. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo cần có sự kết
hợp sức mạnh trên các mặt trận: Kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn
hóa, sự đồng tình, đồng thuận, đại đoàn kết toàn dân tộc và sử ủng hộ quốc tế. Quán
triệt quan điểm đó, để bảo đảm tốt an ninh, chủ quyền biển, đảo, cần thực hiện
tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một
là, phát triển mạnh mẽ, vững chắc kinh
tế - xã hội vùng ven biển, hải đảo, làm cứ điểm phát triển toàn diện kinh tế
biển. Đầu tư thích đáng cho các ngành kinh tế biển có thế mạnh, như khai thác,
chế biến dầu khí, hệ thống cảng và dịch vụ vận tải biển, đánh bắt xa bờ, nuôi
trồng, chế biến thủy, hải sản, du lịch biển, đảo,… Xây dựng các trung tâm dịch
vụ có khả năng hỗ trợ mạnh mẽ cho khai thác kinh tế biển, tập trung phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh biển. Tăng cường nghiên
cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc khai
thác hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển. Xây dựng các cơ sở hậu cần
nghề cá, tránh trú bão, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ và hoạt động dài
ngày trên biển. Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người dân định cư lâu
dài trên các đảo. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo đảm an ninh, an
toàn trên biển, đảo.
Hai
là, kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy
nhanh quá trình dân sự hóa các vùng biển, đảo để xây dựng thế trận lòng dân
trên biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Dân sự
hóa các vùng biển, đảo, tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất nhằm khai thác có hiệu
quả các nguồn tài nguyên trên biển, đồng thời cũng là tiền đề để xây dựng, củng
cố và phát huy lực lượng tại chỗ phục vụ chiến lược quốc phòng – an ninh trên
biển. Khuyến khích nhân dân định cư ổn định và làm ăn dài ngày trên biển.
Kết
hợp hài hòa giữa các lợi ích kinh tế với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh
trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng tại các vùng kinh tế
ven biển. Gắn kết giữa phát triển kinh tế với nâng cao khả năng phòng thủ vùng
biển. Phát huy hiệu quả tối đa các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật “lưỡng
dụng” cho mục đích kinh tế và quốc phòng, an ninh.
Gắn
kết chặt chẽ các vùng kinh tế trọng điểm biển với các vùng kinh tế ven biển.
Bảo đảm các vùng kinh tế ven biển là hậu cứ vững chắc cho vùng kinh tế biển,
kịp thời ứng phó với những tình huống phức tạp phát sinh trên vùng kinh tế
biển. Xây dựng các khu quốc phòng – kinh tế tại các đảo, quần đảo, vùng biển,
tạo thành những căn cứ vững chắc để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, thềm
lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.
Ba
là, xây dựng lực lượng quân đội nhân
dân, công an nhân dân vững mạnh đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh biển, đảo. Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ
quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.
Hiện đại hóa, nâng cao sức chiến đấu của hải quân, không quân, bộ đội biên
phòng, cảnh sát biển, những binh chủng hợp thành các quân đoàn, quân khu ven
biển và hải đảo. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng
thực thi pháp luật trên biển. Xây dựng lực lượng vũ trang thành chỗ dựa vững
chắc cho những lực lượng dân sự làm kinh tế biển. Xây dựng lực lượng công an
nhân dân bảo đảm đủ sức là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ an ninh chính trị,
kinh tế, trật tự, an toàn xã hội vùng biển, hải đảo và các vùng ven biển. Bảo
đảm an ninh, trật tự là điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao năng lực quốc
phòng. Điều này lại càng cần thiết trong điều kiện biển và hải đảo, nơi gắn
liền với công tác bảo vệ sự toàn vẹn biên giới, lãnh thổ. Trình độ bảo đảm an
ninh, an toàn xã hội thể hiện trình độ, năng lực làm chủ vùng biển quốc gia.
Theo đó, lực lượng công an nhân dân cần được xây dựng để đủ sức làm tốt các
nhiệm vụ sau: Xây dựng lực lượng cảnh sát biển làm nòng cốt bảo đảm thực thi
pháp luật trên biển. Bảo vệ hoạt động kinh tế biển, tính mạng người dân, tài
sản của Nhà nước và nhân dân trên biển. Bảo đảm an toàn giao thông đường biển
và ven bờ. Bảo vệ môi trường, kịp thời xử lý các hành vi làm tổn hại đến môi
trường biển. Xử lý các tranh chấp lợi ích giữa các tổ chức hoặc cá nhân trong
sản xuất, khai thác biển. Tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Thực thi công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển. Bảo đảm an ninh quốc gia trên
biển, kịp thời ngăn chặn, xử lý các phương tiện xâm nhập đất liền nhằm các mục
tiêu chính trị và các hành vi vi phạm pháp luật.
Bốn là,
Kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy nhanh quá
trình dân sự hóa trên biển, nhất là ở một số vùng biển, đảo có vị trí chiến
lược kinh tế với xây
dựng thế trận quốc phòng - an ninh trên biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên biển. Dân sự hóa các vùng biển, đảo vừa là cơ
sở để chúng ta khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên biển, vừa là
tiền đề để xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại chỗ phục vụ chiến lược
quốc phòng - an ninh trên biển. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Đảng ta
đã khẳng định: “Thực hiện quá trình dân
sự hóa trên biển, đảo gắn với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác
biển. Có chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn
định và làm ăn dài ngày trên biển; thí điểm xây dựng các khu quốc phòng-kinh tế
tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng biển, đảo ở Đông Bắc. Đây là
một chủ trương chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Chủ trương này đã và đang được hiện thực
hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an
ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên biển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét