Phương hướng triển
khai các quan điểm mới về đối ngoại mà Đại hội Đảng XIII đề ra và 6 nhiệm vụ mà
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao cho các cơ quan làm đối ngoại trong cả nước.
Đó là quan điểm mới về “triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối
ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”. Đó là
quan điểm mới về phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong “tạo lập và
giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên
ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Đó
là quan điểm mới về “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại” với 3
trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Theo đó,
tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả, trên
tinh thần “ngoại giao tâm công, từ trái tim đến trái tim”, “tình cảm, chân
thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, hiệu quả, cùng phát triển”.
Triển khai hiệu quả
Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động
tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương. Kiên quyết,
kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định để phát triển; thúc đẩy luật pháp quốc tế và giải
quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Nâng cao hiệu quả công tác ngoại
giao kinh tế, lấy người dân, doanh nghiệp và địa phương làm trung tâm phục vụ.
Tiếp tục đẩy mạnh tham mưu về các biện pháp phòng, chống dịch, mở cửa đi lại,
phục hồi kinh tế; thu hút các dự án hướng vào các lĩnh vực ưu tiên của đất
nước. Sớm nghiên cứu, triển khai các hướng đi mới, cách làm mới như ngoại giao
số, ngoại giao về biến đổi khí hậu...
Đổi
mới mạnh mẽ nội dung và phương thức triển khai ngoại giao văn hóa và thông tin
đối ngoại, góp phần xây dựng sức mạnh mềm của đất nước. Hoàn thiện các cơ chế,
chính sách để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác bảo hộ công dân; đẩy mạnh
toàn diện công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Tăng cường phối
hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa ngoại giao với đối ngoại Đảng, đối ngoại
nhân dân, đối ngoại quốc phòng, an ninh và kinh tế-xã hội. Đẩy mạnh xây dựng
lực lượng cán bộ ngoại giao toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo
đức và trí tuệ, hiện đại, chuyên nghiệp. Đặc biệt coi trọng công tác xây dựng
Đảng, công tác cán bộ; xây dựng “hệ thống chính trị trong ngành ngoại giao thực
sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, hiện đại”. Tăng cường nghiên cứu,
dự báo chiến lược trong tình hình mới như phòng chống dịch, phục hồi kinh tế,
phát triển bền vững, ứng xử trước các chuyển biến chiến lược của môi trường
quốc tế và khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét