Trong thời gian tới, Bộ
Ngoại giao cần tiếp tục đồng hành cùng các địa phương triển khai đồng bộ, sáng
tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn
diện, sâu rộng, trong đó địa phương là một chủ thể quan trọng.
Đó là, đẩy mạnh và
phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế trong đối ngoại địa phương. Hỗ trợ địa
phương tích cực chủ động tham gia vào công cuộc “xây dựng nền ngoại
giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh
nghiệp làm trung tâm phục vụ”, thích ứng với tình hình mới, thúc đẩy
phục hồi toàn diện.
Thông qua mạng lưới 94
cơ quan đại diện tại nước ngoài, tăng cường hỗ trợ các địa phương trong thu hút
các nguồn lực quốc tế chất lượng cao phục vụ phát triển nhanh và bền vững. Cùng
với đó, hỗ trợ tham vấn cho các địa phương về mô hình tăng
trưởng mới, phù hợp với sự phát triển của quốc tế và thế mạnh của từng địa
phương như kinh tế “xanh”, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo....
Đồng thời, bảo đảm sự
toàn diện của đối ngoại địa phương thông qua đẩy mạnh công tác ngoại giao văn
hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài theo Kết luận số
12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước
ngoài trong tình hình mới, công tác biên giới lãnh thổ, công tác lãnh sự, bảo
hộ công dân, công tác thanh tra chuyên ngành ngoại giao, tiếp tục xây dựng,
triển khai các chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối
ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ đối ngoại địa phương; đổi mới nội dung và
phương pháp đào tạo, đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của địa phương trong triển
khai công tác đối ngoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét