Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2024

CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG

Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Có được những thành tựu rất đáng tự hào như thế là nhờ chúng ta đã phát huy được vai trò, sức mạnh, nhất là đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân thông qua quyền tự do ngôn luận. Vậy mà gần đây trên một số trang mạng xã hội, các thế lực thù địch tán phát các bài viết xuyên tạc tình hình an ninh mạng của Việt Nam; kêu gào, bôi nhọ Quân đội và Công an đang tìm mọi cách “triệt tiêu quyền tự do ngôn luận” của người dân. Sự thật về vấn đề này là gì?

Trước hết, chúng ta phải hiểu thật chính xác tự do ngôn luận là gì. Tự do ngôn luận (freedom of speech) là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý. Quyền tự do biểu đạt (freedom of expression) đã được công nhận là quyền con người trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) và luật nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc. Nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận trong hiến pháp. Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được quy định cụ thể tại Điều 25 Hiến pháp 2013 cụ thể: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Theo đó, quyền tự do ngôn luận được hiểu là quyền tự do trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị về mặt đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật, sự nhẹ dạ cả tin của một bộ phận quần chúng nhân dân, các thế lực thù địch đã ra sức xuyên tạc, bóp méo tính nhân văn, hợp lý của quyền tự do ngôn luận để phục vụ mục tiêu chống phá của chúng. Chúng phủ nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt Nam, dùng luận điệu vu khống với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng Việt Nam đang “bịt miệng” nhân dân, đang vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ vì cấm nhân dân được nói lên tiếng nói của mình và tù đày những nhà “tự do, dân chủ chân chính”. Trong bối cảnh công nghệ thông tin và mạng Internet phát triển mạnh mẽ, thành phần phản động và tội phạm đã lợi dụng không gian mạng để thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm cả tội phạm công nghệ cao. Đây là loại tội phạm có tính chất phức tạp, khó phát hiện và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia, an ninh kinh tế và đời sống của người dân. Tội phạm công nghệ cao thường thực hiện các hành vi như tấn công hệ thống thông tin, xâm nhập và đánh cắp dữ liệu, lừa đảo trực tuyến, phát tán phần mềm độc hại, gây rối loạn hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Một số tội phạm sử dụng công nghệ cao để phát tán các thông tin xuyên tạc, kích động bạo lực hoặc lôi kéo người dân tham gia vào các hoạt động chống phá nhà nước.

Nhằm đối phó với các mối đe dọa này, Đảng và Nhà nước ta quan tâm chú trọng đến việc đấu tranh chống các quan điểm sai trái thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tăng cường bảo vệ an ninh mạng. Cụ thể là việc thành lập các cơ quan nòng cốt: Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng) và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) là những bước đi quan trọng. Các lực lượng này có nhiệm vụ ngăn chặn và xử lý các hành vi phạm tội công nghệ cao, đảm bảo an ninh thông tin, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong không gian mạng. Đây là vấn đề cần thiết và rất đỗi bình thường ở bất kỳ một quốc gia nào. Lợi dụng sự tham gia của Quân đội và Công an trong cuộc chiến “không biên giới” đó. Các thế lực thù địch lại một lần nữa hướng “mũi dao công kích” vào lực lượng vũ trang chúng ta, cho rằng Quân đội và Công an đang bị điều khiển để triệt tiêu quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Đây là thủ đoạn cho thấy dã tâm của bọn chúng khi thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với lực lượng cách mạng sắc bén, lực lượng chính trị đáng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; muốn xóa bỏ mối quan hệ đoàn kết truyền thống quân dân thủy chung gắn bó, từ đó xóa bỏ lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ.

Ta phải phân biệt rõ sự khác nhau giữ “tự do ngôn luận” và “ngôn luận tự do”. Phải phân biệt rõ đấu tranh cho dân chủ với lợi dụng luận điệu dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuyên truyền sự kích động chính là đang tiếp tay cho kẻ thù, phủ nhận mọi thành tựu của cách mạng Việt Nam. Như vậy, việc bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Lực lượng vũ trang với vai trò nòng cốt, không chỉ tham gia bảo vệ an ninh truyền thống mà còn là lực lượng chủ chốt trong việc bảo vệ không gian mạng, đấu tranh chống lại tội phạm công nghệ cao và các thế lực thù địch. Những luận điệu xuyên tạc về việc Quân đội và Công an "triệt tiêu quyền tự do ngôn luận" không những là sai sự thật mà còn là âm mưu phá hoại sự ổn định và phát triển của đất nước. Chúng ta cần cảnh giác và hiểu rõ bản chất của các luận điệu nham hiểm, đồng thời tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận, bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Lực lượng vũ trang nhân dân sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của mình, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân và bảo vệ những giá trị cốt lõi của xã hội Việt Nam./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét