Thời gian gần đây các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch trong
và ngoài nước tung ra những luận điệu “Phi chính trị hóa quân đội” một
cách lạc lõng, thiếu căn cứ. Vì vậy, nhận diện và đấu tranh chống các luận điệu
“Phi chính trị hóa Quân đội” là nhiệm vụ cấp bách trong tình hình hiện
nay.
Về âm mưu của chúng
Mục đích thâm độc và nham hiểm xuyên suốt của chúng khi đưa ra luận điệu “Phi chính trị hóa quân đội” nhằm chứng minh quân đội Việt Nam không liên quan đến chính trị và phải cần tách quân đội khỏi chính trị. Nhằm chuyển hướng chính trị của Quân đội ta từ quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân sang kiểu quân đội tư bản, quân đội nhà nghề do giai cấp tư sản lãnh đạo, phục vụ cho mục đích của giai cấp tư sản.
Những luận điệu “Phi chính trị hóa quân đội” trước hết
xuất phát từ các thế lực thù địch, bọn phản động nước ngoài. Chúng vừa trực tiếp
tấn công, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội bằng
các cơ quan, tổ chức của mình, vừa gián tiếp nuôi dưỡng, ủng hộ, bảo kê các tổ
chức, cá nhân phản động ở ngoài nước chủ yếu là những kẻ từ chế độ ngụy quân,
ngụy quyền cũ và những kẻ cơ hội, bất mãn với chính trị với bản chất “gió chiều
nào ngã về chiều ấy” ở trong nước.
Về bản chất luận điệu của chúng
Một là, Nhằm ru ngủ, làm xa rời mục tiêu lý tưởng chiến đấu
“Chán Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”. Chúng đặt ra vấn đề lực lượng vũ trang
chỉ là của dân tộc, của đất nước “của nhân dân” là phù hợp, chứ không đặt dưới
bất kỳ sự lãnh đạo của Đảng nào. Chúng cho ra Đảng ta “Lãnh đạo tuyệt đối, trực
tiếp, toàn diện về mọi mặt” đối với Lực lượng vũ trang nhân dân là không cần
thiết, và cho rằng đó chỉ là cái cớ của Đảng để nhằm mục đích bảo vệ quyền đứng
trên xã hội của Đảng.
Hai là, Chúng tìm cách phá vỡ nền tảng tư tưởng chính trị, đó
là học thuyết lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã xác định
là “Kim chỉ nam cho mọi hành động”. Nhằm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng, từ
đó làm chia rẽ trong chính nội bộ của Đảng. Đòi đa nguyên, đa Đảng để dần tiến
tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực trong đó có sự lãnh đạo
đối với lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng.
Ba là, Chúng châm ngòi xuyên tạc, bóp méo các sự kiện và các
vụ việc thông qua việc tận dụng những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây
dựng của Đảng, Nhà nước như là các tệ nạn tham ô, hối lộ, vi phạm đạo đức nhằm
gây rối loại tình hình kinh tế - xã hội, gây sự bất bình trong nhân dân nhằm
làm cái cớ để chúng lôi kéo, kích động các đối tượng quá khích bất mãn trong xã
hội gây rối, bạo loạn đòi lật đổ chế độ.
Tác hại khôn lường từ luận điệu của chúng
Luận điệu của chúng quá rõ ràng và cực kỳ nguy hiểm, nhiều
người dân nếu như không hiểu rõ bản chất của quân đội ta, không nhận diện được
mục đích thâm độc của chúng thì rất dễ bị sa vào cái bẫy của chúng. Thực tiễn
đã chứng minh, từ sự sụp đỗ của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
(những năm 90 của thế kỷ XX) đều là do âm mưu luận điệu “Phi chính trị hóa Quân
đội” của các thế lực thù địch, chống phá gây ra.
Chúng tiến hành bằng nhiều hình thức, thủ đoạn hết sức tinh
vi, xảo quyệt và thâm hiểm với nhiều chiêu trò trên tất cả các lĩnh vực. Chúng
lợi dụng các sai phạm trong nội bộ của ta để đục khoét, bới móc, thêm bớt để nhằm
bội nhọ, nói xấu Đảng ta, nhằm hạ uy tín và niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Từ đó chúng đưa ra quan điểm quân đội không cần sự lãnh đạo của Đảng vẫn có thể
tồn tại, vẫn có thể bảo vệ đất nước. Đơn cử vụ tham ô tài sản của các tướng
lĩnh cảnh sát biển vùng 3, 4 vừa rồi mặc dù Đảng ta đang trong quá trình điều
tra xem xét xử lý, tuy nhiên các thế lực thù địch lại đưa ra các luận điệu xảo
trá, xuyên tạc nói Đảng đang bao che, dung túng không xử lý, làm rối loạn tình
hình chính trị trong nước. Ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận xã hội, làm cho nhiều
người dân nghĩ sai về công tác kỷ luật trong Đảng.
Đơn cử hơn, là trong tình trạng dịch bệnh Covid-19 đang diễn
biến hết sức phức tạp trên thế giới và trong nước thời gian qua. Để ngăn chặn
và đẩy lùi dịch bệnh bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế và bảo
đảm sức khỏe cho nhân dân bằng nhiều biện pháp khác nhau thì Đảng và Nhà nước
ta đã đưa ra rất nhiều biện pháp trong đó có kêu gọi các lực lượng thanh niên,
bác sĩ tình nguyện đi chống dịch hay là đưa lực lượng vũ trang trong đó có quân
đội làm nòng cốt trong tham gia chống dịch. Về kết quả chúng ta có thể thấy rằng
hiệu quả chống dịch được nâng lên, tỷ lệ tử vong có dấu hiệu giảm hơn hẳn so với
trước khi chưa có lực lượng quân đội tham gia. Tuy nhiên, trước những nghĩa cử
cao đẹp và hành động quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh của Đảng
và Nhà nước đưa ra lại bị các thế lực thù địch, bọn phản động trong và ngoài nước
nói xấu, xuyên tạc nói quân đội đang sử dụng “Thiết quân luật” không cho người
dân tự do hay là quân đội ở Miền Nam không đủ sức mà phải cử lực lượng quân đội
ở Miền Bắc vào Nam chống dịch và chúng suy diễn nói rằng Đảng và quân đội ta
đang biến Miền Nam thành một “Thiên an môn” thứ hai.
Quan điểm của Đảng ta
Kiên định và vận dụng,
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng;
kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Về nhiệm vụ quốc
phòng, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng,
nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt”.
Đại hội XIII của Đảng
xác định phương hướng, mục tiêu xây dựng quân đội: “Xây dựng Quân đội nhân dân
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng,
lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh,
gọn, mạnh. Đến năm 2030 xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng hiện
đại. Phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội nhân dân hiện đại; vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”.
Vai trò của người làm
công tác chính trị:
Một là, Phải thường
xuyên đặt công tác giáo dục giác ngộ lập trường giai cấp cho cán bộ, chiến sĩ
là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động CTĐ-CTCT của
đơn vị.
Phải thấy được bản chất
của quân đội ta mang bản chất của một giai cấp nhất định, không có quân đội đứng
trên, đứng ngoài giai cấp. Quân đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện mà thành. Đó là quân đội mang
bản chất giai cấp công nhân, chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng,
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Cho nên, giáo dục giác
ngộ giai cấp là một nội dung đặc biệt quan trọng để trang bị tri thức về lý luận
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó coi trọng giáo dục giác ngộ
giai cấp đi đôi với giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tình yêu quê hương đất nước và
con người Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Lênin” . Có như vậy mọi quân nhân mới gắn bó với Tổ quốc, với nhân
dân để quân đội ta “Trung với Đảng, hiếu với dân sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì
độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Để quân đội thực sự là
“Thanh gươm sắc bén”, “Tấm lá chắn vững chắc” bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân.
Hai
là, Phải góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ quân đội đủ
sức nhận diện, đấu tranh chống và phản bác mọi âm mưu phi chính trị hóa của kẻ thù.
Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ quân đội được thể hiện ở sự kiên
định con đường cách mạng của Đảng và Bác Hồ đã chọn, kiên trì hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; thấm nhuần
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước; tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm thực
hiện thắng lợi công cuộc đổi mới; có ý chí quyết tâm cao, nhạy bén sắc xảo về
chính trị, có năng lực hoạt động thực tiễn và phương pháp tác phong công tác tốt;
có lối sống trong sạch, giản dị, khiêm nhường, không bị cám dỗ bởi lối sống cá
nhân chủ nghĩa, thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi ích vật chất tầm
thường; không ngại khó, ngại khổ, ngại học, ngại rèn, thiết thực nâng cao trình
độ, năng lực toàn diện, đáp ứng với đòi hỏi của thời kỳ mới.
Muốn làm được điều đó thì cấp ủy Đảng các cấp trong
quân đội cần phải làm tốt công tác xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ theo hướng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, có tính đến nhu cầu
và khả năng phát triển, có bản lĩnh chính trị tốt để sẵn sàng đấu tranh trên tất
cả mặt trận tư tưởng, phản bác lại các quan điểm sai trái, bảo vệ tốt nền tảng
tư tưởng của Đảng, không để kẻ thù len lỏi vào đất nước làm bang hoại, biến chất
quân đội ta. Đây là một trong những nội dung quan trọng cần phải thực hiện hết
sức cẩn thận, chu đáo.
Ba là, Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với mọi
hoạt động của đơn vị, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Đây là một trong những yếu tố quyết định tính chất thành bại của cuộc đấu
tranh. Chính vì vậy, cần tập trung xây dựng các tổ chức đảng thật sự trong sạch
vững mạnh, có sức chiến đấu cao; xây dựng cấp ủy viên, trước hết là Bí thư cấp ủy
ở cơ sở có đủ phẩm chất, năng lực lãnh đạo mọi mặt của đơn vị.
Quán triệt và thực hiện có hiệu quả các quan điểm được thể hiện trong
Nghị quyết “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” của Hội nghị
Trung ương 4 khóa XI, tháng 01/2012 ban hành, mở đầu cuộc vận động chỉnh đốn Đảng
mới, với nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống; Nghị quyết tập trung vào những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, tháng
10/2016 ban hành; Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, tháng 10/2021 ra Kế luận cụ
thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII, bổ sung nhận thức mới, gắn kết nhiệm vụ xây dựng,
chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Để làm cơ
sở tiền đề trong tổ chức lãnh đạo đơn vị chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng
và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Bốn là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, công
tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Đây vừa là giải pháp, vừa là yêu cầu thực hiện
nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy
chức, chạy quyền và các biểu hiện tiêu cực khác. Kiểm soát chặt chẽ quyền lực
trong từng khâu của công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu. “Siết chặt
kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo
chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính
chuyên nghiệp của cán bộ.
Một số biện pháp trong
thời gian tới:
Một là, Cần nhận thức
rõ rằng, bất luận trong mọi hoàn cảnh nào thì Đảng ta luôn giữ vững sự lãnh đạo
tuyệt đối của mình đối với quân đội. Và quân đội luôn phải có sự lãnh đạo của Đảng
mới đi đúng mục tiêu, lý tưởng của mình theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội kiểu mới.
Đảng ta đã xác định “bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc của Đảng trong mọi tình huống, giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phát huy cao độ trách nhiệm vai trò của người chỉ huy và hiệu lực công tác Đảng, công tác chính trị, không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội”.
Thực
tế hơn 78 năm qua (từ khi Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập 22/12/1944 -
22/12/2023), sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối
với quân đội luôn là nguyên tắc cơ bản, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và
sự trưởng thành của Quân đội ta. Trong tình hình hiện nay, sự nghiệp xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân, củng cố quốc phòng nói chung, xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại nói riêng càng
đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Điều đó sẽ bảo đảm
cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, trung thành vô hạn với
Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, hết lòng
hết sức phụng sự nhân dân.
Hai
là, Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 20/7/2005 của
Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ
một người chỉ huy, gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân
đội nhân dân Việt Nam; các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khóa XII) về tăng cường xây dựng,
chính đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức,
lỗi sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị
số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của
Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; xây dựng các tổ
chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến dấu của tổ chức đảng.
Phải
quán triệt và thực hiện nghiêm Chương trình hành động của Quân ủy Trung ương thực
hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) “Về tăng cường
và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”,
góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa
Đảng, Quân đội với nhân dân, củng cố “thế trận lòng dân”, niềm tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội. Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng tổ
chức và hoạt động của hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, nhất là đội
ngũ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội, làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo,
tham mưu, hướng dẫn công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ.
Ba
là, Chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trong
quân đội về bản chất, mục tiêu lý tưởng chiến đấu, chức năng nhiệm vụ và truyền
thống cách mạng của quân đội. Để từ đó mỗi cán bộ, chiến sĩ phải hiểu rõ quân đội
là lược lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tin cậy của Đảng, bồi dưỡng tinh
thần yêu nước, tìm cảm với quê hương cho mỗi quân nhân. Đặc biệt là giáo dục,
phổ biến những quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước về xây dựng quân đội trong thời kỳ mới.
Bốn là, Không ngừng
nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Chú trọng xây
dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh trong các đơn vị. Bảo đảm cho mỗi người
quân nhân thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao trong bất kỳ mọi tình huống.
Năm là, Phát huy vài
trò của các tổ chức trong Quân đội. Đặc biệt phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức
Đảng các cấp; vai trò của người chính ủy, chính trị viên và người chỉ huy trong
việc quản lý, giáo dục chiến sĩ trong đơn vị. Luôn phải xây dựng tổ chức Đảng trong
đơn vị thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị. Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn
diện, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ đảng viên phải thực sự tiền
phong, gương mẫu.
Sáu
là, Đổi mới nội dung hình thức, phương thức đấu tranh tuyên truyền. Áp dụng
công nghệ thông tin, bồi dưỡng kỹ năng đấu tranh thông qua không gian mạng cho
đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Bảo vệ nền tảng chính trị của Đảng, phản
bác lại các quan điểm sai trái thù địch của kẻ thù. Phát huy vai trò lực lượng
47 trong toàn quân đội trong phát hiện, đấu tranh loại bỏ các nội dung xấu độc
trên không gian mạng.
Bảy là, Kiên quyết đấu
tranh và xử lý đối với các biểu hiện lệch lạc, sai trái diễn ra trong đơn vị.
Luôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác trước mọi luận điệu sai trái, phản cách mạng
của kẻ thù.
Muốn thực hiện tốt vấn
đề này, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong quân đội cần phải nêu cao tính tiền
phong, gương mẫu, đi trước, làm trước, lời nói đi đôi với việc làm, bảo đảm
luôn đúng với quan điểm, đường lối của Đảng. Cần phải cảnh giác, chủ động
phòng, chống lại mọi biểu hiện về “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch; chống
lại mọi biểu hiện tư tưởng “dân sự hóa” quân đội, hạ thấp vai trò, uy tín của
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đấu
tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, trước hết và trực tiếp nhất là Quân đội nhân dân Việt
Nam. Để thực hiện điều đó cần xây dựng quân đội thực sự mạnh như tinh thần Nghị
quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng, có khả năng “giữ nước từ khi nước chưa
nguy”; “ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa” ; làm thất bại mọi âm mưu và hành động
phá hoại của các thế lực thù địch, âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội
ta của chúng; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, chính trị của Đảng, giữ chắc
sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét