Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
làm việc, phong cách lãnh đạo, quản lý tùy
tiện. Ngăn chặn uy tín giả là nhiệm vụ vừa có tính cấp thiết trước mắt, vừa có
ý nghĩa cơ bản, lâu dài trong công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng đội
ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Uy tín giả do đâu mà có?
Uy tín là sự biểu hiện của phẩm chất, năng lực cá nhân, được người khác và tập thể thừa nhận một cách tự nhiên. Tuy vậy, trong nội bộ cán bộ, đảng viên hiện nay, uy tín giả vẫn nảy sinh và tồn tại. Mặc dù đây không phải là phổ biến, nhưng cũng không còn là cá biệt. Thực tế đó nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ là một trong những nguy cơ làm cho Đảng xa dân-xa cội nguồn sức mạnh. Trong đời sống xã hội, những thứ gì là giả tạo thì cũng thường rất dễ bị phơi bày. Song, uy tín giả lại khéo được che đậy và không dễ gì nhận diện. Vì thế mà chúng ta không dễ gì vạch lộ được chân tướng uy tín giả.
Uy tín là sự biểu hiện
của phẩm chất, năng lực cá nhân, được người khác và tập thể thừa nhận một cách
tự nhiên. Tuy vậy, trong nội bộ cán bộ, đảng viên hiện nay, uy tín giả vẫn nảy
sinh và tồn tại. Ảnh minh họa: Nguồn internet
Uy tín giả được hình thành do cả nguyên nhân chủ
quan và khách quan. Tuy nhiên, chủ quan vẫn là nguyên nhân phổ biến. Về mặt
khách quan, có thể kể đến những tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường.
Bên cạnh những mặt tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, cơ chế thị
trường cũng làm nảy sinh tâm lý, tư tưởng thực dụng, cá nhân vị kỷ ở một bộ
phận cán bộ, đảng viên. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên... suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với
những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân
ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục
bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” (1). Vì
vậy, có thể khẳng định, mặt trái của cơ chế thị trường là một trong những
nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh uy tín giả. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch
sử dụng nhiều chiêu trò du nhập và cổ xúy cho lối sống thực dụng, phản đạo đức,
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cũng là cha đẻ của tín uy giả.
Về mặt chủ quan từ cấp ủy, tổ chức đảng: Do
những hạn chế, bất cập, thậm chí sao nhãng, buông lơi công tác quản lý, giáo
dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương đã dẫn
đến tình trạng này. Đây là nguyên nhân khách quan đối với từng cán bộ, đảng
viên, nhưng nó lại là chủ quan của tổ chức, đã tạo sơ hở cho uy tín giả soán
ngôi. Ngoài ra cũng không loại trừ trường hợp do tập thể đã suy thoái, lợi ích
nhóm đã suy tôn, ngụy tạo uy tín giả cho cá nhân và đôn lên vị trí quyền lực,
sau đó thì thao túng người nắm quyền để trục lợi. Về chủ quan ở mỗi cán bộ,
đảng viên suy cho cùng, chủ nghĩa cá nhân chính là mầm mống làm nảy sinh uy tín
giả. Cái gọi là uy tín đó được sản sinh không dựa trên cơ sở tài năng, đức độ
cũng như những giá trị xã hội đích thực. Vì vậy, nhận diện uy tín giả là phơi
bày mục đích, cách thức, con đường hình thành và những biểu hiện phức tạp của
nó.
Điểm mặt uy tín giả
Trên thực tế, uy tín giả được biểu hiện rất
phong phú với nhiều kiểu loại khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số kiểu
điển hình như thói công thần, gia trưởng hoặc kiểu uy tín dựa trên việc tạo ra
sự cách biệt trong quan hệ với mọi người và uy tín kiểu "bề trên"
người khác... Về xu hướng uy tín giả, có thể kể đến hai xu hướng cơ bản, trái
ngược nhau, nhưng lại cùng chung mục đích. Xu hướng thứ nhất, bề ngoài tỏ ra
quan tâm, gần gũi quần chúng nhưng lại hạ thấp yêu cầu, nhiệm vụ đối với cấp
dưới, thậm chí là lề lối làm việc tùy tiện để nhận được sự tin tưởng ủng hộ.
Người cán bộ, đảng viên củng cố uy tín cho mình theo cách này thường có phong
cách lãnh đạo dân túy. Một kiểu cán bộ "dĩ hòa vi quý", sợ trách
nhiệm, thiếu dũng khí và không có tinh thần quyết đoán.
Xu hướng thứ hai là khuếch trương sức mạnh
quyền lực để buộc tổ chức, cá nhân thuộc quyền phải phục tùng nhưng không vì
mục đích, lợi ích chung của tổ chức, của tập thể, vì sự tiến bộ. Đây là kiểu uy
tín tạo ra sự độc đoán, chuyên quyền, bỏ qua các nguyên tắc. PGS, TS Phạm Lan
Oanh, Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng:
“Người độc đoán, trịch thượng thường lấy áp đặt chủ quan thay vì phát huy dân
chủ. Vì vậy, trong công tác, họ thường phân công, giao nhiệm vụ một cách tùy
tiện, đẩy phần việc khó khăn cho những người yếu thế. Còn lợi ích và cơ hội
thăng tiến thì ưu tiên cho cánh hẩu hoặc ban phát tùy tiện theo ý muốn cá nhân.
Vì thế mà sinh ra sự bất bình đẳng trong nội bộ và kéo tập thể cơ quan, đơn vị,
địa phương đi xuống”. Nhận định trên cho thấy tính chất nguy hại của uy tín giả
là rất nghiêm trọng.
Cũng bàn về xu hướng uy tín giả, Thượng tá,
PGS, TS Bùi Minh Đức, Chủ nhiệm Bộ môn, Khoa Tâm lý học Quân sự, Học viện Chính
trị nhấn mạnh: “Người lãnh đạo có phong cách độc đoán, chuyên quyền, thường tự
cho mình có quyền uy tối thượng trước tập thể do mình phụ trách. Họ ngụy biện,
đánh tráo khái niệm “đứng đầu” thành “đứng trên” tổ chức và tập thể. Khi đó,
trong thực thi công vụ thường bất chấp nguyên tắc, thao túng chính sách và pháp
luật, công tư bất minh. Vì thế, hiện tượng chia rẽ nội bộ, kéo bè kéo cánh và
lợi ích nhóm trong cơ quan, đơn vị, địa phương là những câu chuyện rất dễ xảy
ra”. Ngoài ra, hiện tượng đánh bóng thành tích, che giấu khuyết điểm của bản
thân; bình phẩm, chê bai điểm yếu của người khác để tạo dựng uy tín cho mình
vẫn còn hiện hữu xung quanh chúng ta. Uy tín giả được hình thành bằng nhiều thủ
đoạn khác nhau, cho nên biểu hiện của nó cũng muôn hình vạn trạng. Trước hết là
ở những kiểu người có lời nói không đi đôi với việc làm. Họ nói nhiều, làm ít;
nói một đằng, làm một nẻo trong khi bản thân mình không gương mẫu.
Hiện tượng một số cán bộ có đôi chút thành
công trong quá khứ, nhưng sau đó thì thỏa mãn, dừng lại. Họ thường khoe khoang
về những thành tích trước đó, song, lại bảo thủ trì trệ, lười học tập, không
chịu đổi mới, sáng tạo cũng là biểu hiện của sự chuyển hóa sang thái cực của uy
tín giả. Cho nên thói công thần, bảo thủ cũng là suy thoái và không còn phù hợp
với yêu cầu về phẩm chất, uy tín của người cán bộ, đảng viên chân chính.
Bên cạnh đó, hiện tượng cán bộ sợ trách nhiệm,
sợ phải chịu trách nhiệm cho nên không dám quyết đoán, đổi mới, sáng tạo vì lợi
ích chung thì không thể có uy tín đích thực. Người có uy tín giả thì mỗi khi
những sai phạm bị bại lộ thường tìm cách lấp liếm, che đậy để giữ gìn cái gọi
là uy tín đó. Không chỉ thế, khi cơ quan, tổ chức, lĩnh vực thuộc phạm vi mình
phụ trách có khuyết điểm thì tìm cách đổ lỗi cho cá nhân, tập thể khác. Sinh
thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Có khi nhờ "phù phép” mà
trước cấp trên và quần chúng, tội của họ biến thành công, làm ăn chẳng ra gì
nhưng lại rùm beng là có thành tích lớn;... “uy tín” lên như diều!”(2). Cho
nên, uy tín giả đã, đang và sẽ gây tác hại nghiêm trọng, cần phải được ngăn
chặn.
Như vậy, uy tín giả nảy sinh và tồn tại, xâm
nhập, lây lan vì những mục đích cá nhân không trong sáng. Nó thường khéo che
đậy, khiến chúng ta dễ nhầm lẫn. Cho nên ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả cũng là
một công cuộc đầy khó khăn và luôn song hành với quá trình xây dựng, chỉnh đốn
Đảng hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét