Thứ Tư, 26 tháng 6, 2024

Thực trạng công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

 

 

Trong những năm qua, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù dịch là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, vì “địch đứng trong bóng tối, ta đứng ngoài ánh sáng, địch có năm, bảy kẻ thù với nhiều âm mưu, thủ đoạn, được sự hậu thuẫn của tài chính, khoa học-kỹ thuật còn ta chỉ là một nước đang phát triển”. Tuy nhiệm vụ khó khăn như vậy, nhưng thực tế cho thấy, ở nước ta công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố và tăng cường niềm của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa có cơ chế, chính sách hữu hiệu về vật chất, tinh thần thỏa đáng để thu hút đông đảo lực lượng tham gia đấu tranh, chưa đa dạng hóa các hình thức thông tin, chất lượng thông tin chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của người dân; chưa tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; chưa phát huy vai trò giám sát, phản biện của các cơ quan báo chí, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội…

Là Đảng duy nhất cầm quyền, đảng viên của Đảng nắm hầu hết các chức vụ chủ chốt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu đạo đức của cán bộ , đảng viên ấy sa sút thì họ chính là một trong những nguyên nhân làm xói mòn nền tảng đạo đức xã hội, vô hiệu hóa quyền uy pháp luật. Vì thế, Đảng ta yêu cầu: “Kiên quyết, kiên trì, đấu tranh phòng, chống suy thoái “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Hiện nay, Đảng ta đã chú trọng đến việc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng – lý luận, nhưng thực tế cho thấy, mạng xã hội mới là “trận địa” chính để các thế lực phản động, thù địch tiến hành thực hiện âm mưu chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho việc đấu tranh  bảo vệ tư tưởng của Đảng còn chưa đáp ứng yêu cầu; việc rà soát, phát hiện các trang mạng, các đối tượng phản động còn chậm, chưa hoàn toàn chủ động định hướng, cung cấp kịp thời để làm chủ thông tin, lấy thông tin tích cực, chính thống đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, bịa đặt, vu cáo, phản động trên mạng xã hội, internet. Việc khai thác, phát triển những tiện ích, lợi thế của thông tin điện tử, mạng xã hội… còn hạn chế. Việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại chưa được quan tâm đúng mức; chưa làm tốt việc dự báo, định hướng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam ổn định và phát triển, nâng cao uy tín, vị thế và ảnh hưởng của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế còn hạn chế. Việc kết hợp đưa thông tin ra nước ngoài và thông tin chính thống từ thế giới vào Việt Nam chưa chặt chẽ, hiệu quả; do đó chưa hạn chế được nhiều tác động tiêu cực của những thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch.

Chưa phát triển nhanh, mạnh, vững chắc với cơ cấu, quy mô hợp lý các loại hình thông tin theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, phù hợp xu thế phát triển khoa học và công nghệ, thông tin, truyền thông thế giới, đáp ứng quyền tiếp cận thông tin của nhân dân, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngang tầm khu vực và thế giới… Vẫn còn tình trạng thông tin thiếu cân đối, chưa đảm bảo sự đồng đều về phân bố và khoảng cách hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng, miền.

 

Sự phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng của các thế lực thù địch, phản động

 

Sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, các thế lực phản động ở trong nước và nước ngoài đang thay đổi phương thức hoạt động. Tuy nhiên, mục tiêu của họ vẫn không thay đổi là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa quân đội, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Họ tấn công, phủ định, xuyên tạc học thuyết Mác - Lênin, đưa ra các luận điệu cổ vũ cho bạo lực, chiến tranh; phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận vai trò và thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, họ còn bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước với nhiều thủ đoạn tinh vi; chống phá chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Phương thức chống phá của họ chủ yếu là sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên chống phá Việt Nam… Họ sử dụng internet và truyền thông xã hội để chống phá; lợi dụng những hạn chế trong quản lý nhà nước để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc đường lối; tổ chức các hội thảo đòi xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử… Cách làm của họ âm thầm và lâu dài nhưng tác hại thực sự rất khó lường. Ngang ngược hơn, họ còn đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013, đòi đa đảng; phá bỏ nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; vu cáo Đảng chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc đoán, đảng trị”; đối lập Đảng với Nhà nước và đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân…

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch còn lôi kéo, kích động một bộ phận người dân và cả một số cán bộ hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vào các mục đích sai trái, bất hợp pháp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… Đây cũng là những vấn đề cần được nhận diện đầy đủ để có biện pháp, phương hướng xử lý, đấu tranh phù hợp, hiệu quả.

 

THÀNH TỰU BẢO VỆ, THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

     Với sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Chính phủ, những năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra nhiều nhận định phiến diện nhằm phủ nhận thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.

    Thời gian gần đây, nhiều tổ chức quốc tế đã có những báo cáo thiếu khách quan về tình hình nhân quyền và công tác bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Điển hình là ngày 29/5 vừa qua, Liên minh Châu Âu (EU) đã công bố Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023. Trong bản báo cáo này, EU đã đưa ra một số nhận định, đánh giá không đúng về việc bảo đảm thực thi quyền con người ở Việt Nam. Liên minh Châu Âu cho rằng, không gian xã hội dân sự ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời, kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.

    Nội dung Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023 do Liên minh Châu Âu công bố đã đưa ra những nhận định thiếu khách quan và thiếu thiện chí đối với Việt Nam khi cho rằng: Các nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm tôn giáo tiếp tục là nạn nhân của sự sách nhiễu của chính quyền. Báo cáo còn bày tỏ quan ngại về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền, sự siết chặt không gian và môi trường làm việc đối với các tổ chức xã hội dân sự.

    Trước đó, Báo cáo nhân quyền năm 2023 do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố vào cuối tháng 4/2024 cũng đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Theo đó, Báo cáo này nhận định là “chính quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền”; “Việt Nam vi phạm nhân quyền”;… Báo cáo này đề cập đến một số cá nhân mà họ gọi là “tù nhân chính trị”, “nhà hoạt động chính trị”,... Điển hình như Ngụy Thị Khanh, Lê Anh Hùng, Bùi Tuấn Lâm,… Song thực tế, đây lại là những đối tượng có các hành vi vi phạm pháp luật, đã bị bắt giữ, điều tra, xét xử và tuyên án phạt với những bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội.

    Đặc biệt, Báo cáo nhân quyền năm 2023 còn thể hiện rõ cách nhìn phiến diện, một chiều khi cho rằng “Việt Nam hạn chế nghiêm trọng tự do internet”. Nhưng thực tiễn nhiều năm trở lại đây, internet ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tính đến đầu năm năm 2024, Việt Nam ghi nhận có khoảng 78,44 triệu người dùng internet; số lượng người dùng mạng xã hội là khoảng 72,70 triệu người, chiếm 73,3% dân số. Đặc biệt, số lượng kết nối di động tại Việt Nam đạt tới 168.5 triệu, tương đương 169.8% dân số. Nhờ đó, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới, đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Như vậy, internet ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoàn toàn không có việc “Việt Nam hạn chế nghiêm trọng tự do internet” như các nhìn nhận trong Báo cáo nói trên.

    Ở góc độ tiếp cận khác, các chuyên gia cho rằng, nhân quyền là vấn đề mang tính phổ quát của toàn cầu. Tuy nhiên, với mỗi quốc gia, dân tộc, tùy theo đặc điểm văn hoá, lịch sử đều có những tiêu chuẩn, quy định riêng. Đối với Việt Nam, thực tế thời gian qua cho thấy, Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ nhân quyền, quyền con người và có những hành động cụ thể thực thi quyền con người theo những công ước mà Việt Nam đã ký kết. Tiêu biểu là việc Bộ luật Hình sự năm 2015 tiếp tục bỏ án tử hình ở 8 tội danh; không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội. Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế. So với nhiều nước, Việt Nam không thua kém về số lượng các công ước đã ký kết. Ngay cả nước Mỹ hiện nay vẫn là nước duy nhất trên thế giới chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về trẻ em năm 1989. Quốc gia này cũng chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.

    Xin dẫn lời của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no, và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người”. Đến nay, sau gần 40 năm đổi mới, Đảng, Nhà nước ta đã luôn luôn nhất quán chính sách “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân”. Mọi quyết sách đều xuất phát từ con người; mọi thành quả phát triển đều hướng vào bảo đảm tốt nhất quyền con người. Chỉ tính từ năm 2019 đến nay, GDP bình quân ở Việt Nam đã tăng 25%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%/năm. Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc, gắn chặt với y tế cơ sở, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng từ hơn 81% năm 2016 lên mức 93,35% vào năm 2023; 85% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng.

    Những nội dung ở trên đã cho thấy phần nào các thành tựu quan trọng trong bảo vệ, thực thi quyền con người ở Việt Nam. Những thành tựu đó đã được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Minh chứng rõ nhất là Việt Nam lần thứ hai trúng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 (lần đầu là nhiệm kỳ 2014 - 2016). Điều này thể hiện sự tín nhiệm, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Việt Nam trong bảo vệ và thực thi quyền con người.

    Thành tựu bảo vệ, thực thi quyền con người ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Thiết nghĩ, những nhận định phiến diện, thiếu khách quan, không chính xác về vấn đề quyền con người ở Việt Nam cần bị đấu tranh, lên án mạnh mẽ, qua đó đưa đến sự nhìn nhận khách quan, toàn diện, chính xác về những thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam hiện nay./.

CẢNH GIÁC VỚI “BẪY TRUYỀN THÔNG” CỦA RFA

     Xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) là mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của các thế lực thù địch. Mới đây, trên trang Facebook: Đài Á Châu tự do (RFA) đã đăng bài viết với tiêu đề: “Vận dụng tư tưởng Lênin, hay nhìn đâu cũng thấy thù địch có còn phù hợp”. Nội dung của bài viết nhằm xuyên tạc bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    1. RFA cho rằng “vận dụng tư tưởng Mác – Lênin trong công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù định của Việt nam hiện nay không còn phù hợp.

    Đây là nhận định phản động, phản khoa học, phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    “Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.

    Lịch sử đã chứng minh: từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 94 năm. Trong suốt quá trình ấy, Đảng luôn gắn bó với dân tộc, phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc, cho tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Ngày nay, đất nước ta đã vươn lên tầm cao mới, sánh vai với bạn bè quốc tế chính là nhờ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối. Nhờ có chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam soi rọi đường lối cách mạng Việt Nam mà Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vĩ đại, làm cho đất nước ta phát triển phát triển không ngừng, đó là lý do mà Đảng ta luôn kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

    Do đó, việc vận dụng tư tưởng Mác – Lênin trong công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù định hiện nay là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với xã hội.

    2. RFA trích dẫn ý kiến của Nguyễn Văn Đài (kẻ bán nước cầu vinh) “Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn xây dựng lên những kẻ thù, những thế lực thù địch để hù dọa người dân…”

    Đây là nhận định xuyên tạc, vu khống quan điểm, đường lối đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam. Bởi lẽ, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là nền tảng, kim chỉ nam để lãnh đạo công tác đối ngoại đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Đó là đường lối độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia – dân tộc; phát huy nội lực, khai thác và tranh thủ ngoại lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần vào thắng lợi của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    Kế thừa từ truyền thống lịch sử của ông cha ta cũng như tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về “thêm bạn, bớt thù”, công tác đối ngoại, ngoại giao của Đảng ta đã góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

    Về đối ngoại Đảng, đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quan hệ với 253 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có 92 đảng cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 38 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính.

    Về ngoại giao Nhà nước, Việt Nam đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 193 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 7 nước đối tác chiến lược toàn diện, 11 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực, chủ động và đóng góp đầy trách nhiệm với tất cả các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Việt Nam được đánh giá cao trong việc thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

    Về đối ngoại nhân dân, các đoàn thể, tổ chức nhân dân của ta có quan hệ hợp tác, hữu nghị với hơn 1.200 tổ chức, đối tác nước ngoài; hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tươi đẹp, thân thiện, hiếu khách với nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc, luôn được lan tỏa tới bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam.

    Những kết quả trên đã chứng minh, nhận định của Nguyễn Văn Đài là phản động, cực đoan, phản ánh sai sự thật về đường lối đối ngoại của Việt Nam trong tình hình hiện nay.

    Như vậy, với thủ đoạn là thông tin một chiều, đăng bài, phỏng vấn những kẻ phản động trong và ngoài nước, RFA đã bóp méo, thổi phồng, xuyên tạc, phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vậy chúng ta cần tiếp tục đấu tranh vạch trần thái độ, mưu đồ, thủ đoạn của RFA và phải tỉnh táo khi tiếp xúc với thông tin được đăng tải để không bị sa vào “bẫy truyền thông” mà RFA giăng ra./.

CHỦ NGHĨA CƠ HỘI VÀ CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI HIỆN NAY

Chủ nghĩa cơ hội ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong thời kỳ 1864 khi quốc tế I được thành lập đến 1914. Chủ nghĩa cơ hội từ một vài xu hướng, bè phái cơ hội như Frudong, Baculin đã phát triển thành một lực lượng chính trị đáng kể trong các Đảng chủ chốt của quốc tế II, dẫn tới sự phân liệt sâu sắc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cuối cùng dẫn tới sự phá sản của quốc tế II.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế vừa phải tập trung đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản để thực hiện mục tiêu cuối cùng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, vừa phải tiến hành cuộc đấu tranh rất quyết liệt, phức tạp và lâu dài với một loại kẻ thù bên trong giấu mặt, trá hình giả danh chủ nghĩa Mác, chống lại chủ nghĩa Mác, phản bội lại phong trào cách mạng đó là chủ nghĩa cơ hội.

Vậy chủ nghĩa cơ hội là gì? Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Chủ nghĩa cơ hội là hệ thống quan điểm chính trị không theo một định hướng, một đường lối rõ rệt, không có chính kiến hẳn hoi, ngả nghiêng nhằm mưu lợi trước mắt. Trong phong trào cách mạng vô sản, chủ nghĩa cơ hội là chính trị thỏa hiệp, cải lương, hợp tác vô nguyên tắc, trái với lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trên thực tế chủ nghĩa cơ hội có hai khuynh hướng chủ yếu: Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh có tính chất cải lương thiên về thỏa hiệp muốn "cải biến" một cách hòa bình, chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội từ bỏ đấu tranh giành thắng lợi thực sự về tay giai cấp công nhân. Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh tiêu biểu là Becstanh và Causky tồn tại trong các Đảng công nhân thời quốc tế II cho đến tận ngày nay. Từ nửa sau thế kỷ XX chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh xuất hiện như một thứ chủ nghĩa xét lại hữu khuynh. Chủ nghĩa cơ hội "tả" khuynh là sự pha trộn giữa cực đoan và phiêu lưu, giáo điều, manh động, chủ quan, sùng bái bạo lực, không đếm xỉa tới tình thế khách quan. Chủ nghĩa cơ hội “hữu” hay “tả” khuynh đều đẩy phong trào công nhân đi đến hy sinh vô ích và thất bại.

Bản chất chủ nghĩa cơ hội là trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác- Lênin, là tàn dư tư tưởng tư sản, tiểu tư sản trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Là sự hy sinh lợi ích cơ bản lâu dài của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích trước mắt của một nhóm, một bộ phận, là sự đầu hàng trước những trào lưu tư tưởng tư sản và phản bội lại chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa cơ hội tồn tại dưới nhiều hình thức biểu hiện: Về lý luận đó là sự chiết trung, ngụy biện sẵn sàng thay đổi quan điểm tư tưởng cơ bản để trục lợi, về kinh tế thể hiện tư tưởng thực dụng sẵn sàng đánh đổi cả phong trào vì lợi ích trước mắt của một nhóm người, về hành động là phiêu lưu, lúc tả, lúc hữu, lúc nóng vội, lúc chủ quan sẵn sàng từ bỏ mục tiêu của phong trào sự nghiệp. Về thủ đoạn thì lươn lẹo lắt léo, luồn lách, sẵn sàng thỏa hiệp vô nguyên tắc với mọi trào lưu khi có lợi.

Chủ nghĩa cơ hội là kẻ thù bên trong, tồn tại với rất nhiều đặc điểm và rất nguy hiểm phá hoại Đảng, phá hoại phong trào từ bên trong. Muốn phòng chống chủ nghĩa cơ hội có hiệu quả để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học của Đảng, chúng ta cần nhận rõ nguồn gốc nảy sinh và sự phát triển, nhận diện chủ nghĩa cơ hội hiện nay ở nước ta và tiến hành đồng bộ các giải pháp để đấu tranh phòng chống chủ nghĩa cơ hội trong tình hình hiện nay.

Chủ nghĩa cơ hội là một hiện tượng xã hội lịch sử, nảy sinh trong cuộc đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng tư sản và vô sản, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Cho nên chừng nào còn tồn tại cuộc đấu tranh này thì vẫn còn cơ sở cho chủ nghĩa cơ hội.

Chủ nghĩa cơ hội có nguồn gốc từ mâu thuẫn giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa hệ tư tưởng vô sản và hệ tư tưởng tư sản, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản gắn chặt với các điều kiện khách quan và chủ quan.

Nhận rõ bản chất, những biểu hiện chủ yếu, nguồn gốc và nguy cơ của chủ nghĩa cơ hội đối với sự tồn vong của Đảng và sự thành bại của phong trào cách mạng, cho nên đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc “tả” khuynh, hữu khuynh, giáo điều, xét lại không chỉ là yêu cầu tất yếu của phong trào cách mạng mà còn là quy luật, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ và xây dựng Đảng cộng sản trong sạch vững mạnh cả về chính trị tư tưởng và tổ chức.

Nhận thức sâu sắc nguyên nhân và nguy cơ của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay đòi hỏi Đảng ta phải thực sự tăng cường có hiệu quả công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Thực chất cuộc đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức lối sống, "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" là cuộc đấu tranh “sống mái”, lâu dài chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, cải lương, xét lại và chống chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực, thù địch.

Trong cuộc đấu tranh phòng chống kẻ thù tư tưởng bên trong, chúng ta phải nắm vững bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện quyết liệt 4 nhóm giải pháp của Nghị quyết TW4 Khóa XII, cụ thể là 10 nội dung của giải pháp về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình. 6 nội dung của giải pháp về cơ chế chính sách, 8 nội dung về giải pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; 5 nội dung về giải pháp phát huy vai trò của nhân dân và mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội./. 

THỰC HIỆN DÂN CHỦ, BÌNH ĐẲNG TRONG GIÁO DỤC, BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

     Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Người cho rằng, họ là mùa xuân của đất nước. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn dành tình cảm đặc biệt cho thế hệ trẻ cũng như việc bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ, nói cách khác là thế hệ cách mạng cho đời sau. Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Biện pháp thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một trong những nội dung quan trọng để có được nhân tài cho đất nước.

    Trong nền giáo dục phong kiến, không hề có sự dân chủ và bình đẳng. Chỉ có con em của vua quan, địa chủ được tiếp cận với giáo dục. Khi các em đi học, thầy dạy sao, trò biết vậy.

    Trong chế độ mới ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tạo ra môi trường dân chủ, bình đẳng trong bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Có bình đẳng trong giáo dục, các vấn đề mới được đem ra thảo luận một cách dân chủ để mọi người cùng tìm ra chân lý, giúp thế hệ trẻ hiểu nội dung một cách đúng đắn và sâu sắc.

    Dân chủ và bình đẳng trong giáo dục thế hệ trẻ được thể hiện trước hết ở đối tượng giáo dục. Tất cả thế hệ trẻ thuộc các giai tầng khác nhau, từ nông dân, công nhân, đến trí thức, đội ngũ cán bộ, đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.

    Dân chủ và bình đẳng trong giáo dục thế hệ trẻ còn được thể hiện ở phương pháp giáo dục. Trong quá trình học tập, thầy và trò cùng nhau thảo luận, trao đổi để làm rõ các vấn đề. Hồ Chí Minh chỉ ra: “Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt” .

    Tuy nhiên, dân chủ và bình đẳng giữa thầy và trò không phải là quan hệ theo kiểu “cá đối bằng đầu”. Theo Người: Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là cá đối bằng đầu.

    Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với công cuộc đổi mới đất nước, đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

LỜI BÁC DẠY NGÀY 27/6

 “Phải luôn luôn cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, ra sức chiến đấu mạnh, sản xuất tốt, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm”.

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong Thư khen quân và dân miền Bắc, ngày 27 tháng 6 năm 1968. Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân miền Nam đang đánh mạnh, thắng to; quân và dân miền Bắc vừa lập công bắn rơi chiếc máy bay thứ 3.000 của giặc Mỹ xâm lược leo thang phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa bằng không quân.

 Lạm quyền tự do ngôn luận cũng là một biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị

Việc hiểu đúng tự do ngôn luận không chỉ là tôn trọng quyền lợi cá nhân mà còn là sự nhận thức về trách nhiệm đạo đức và pháp luật trong việc sử dụng quyền này. Tự do ngôn luận không phải là tự do tùy tiện phát ngôn mà là một trách nhiệm được thực hiện theo các chuẩn mực pháp lý và đạo lý, qua đó góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng-văn hóa và giữ vững ổn định trật tự xã hội.

Hệ quả “vạ miệng” vì lạm quyền tự do ngôn luận

Những năm gần đây, một bộ phận người dân, trong đó có một số công chức, viên chức, nhà văn, nhà báo, luật sư... đã lạm dụng quyền tự do ngôn luận để phát ngôn vô lối trên mạng xã hội, kể cả phát ngôn gây thù ghét, thông tin sai sự thật, đưa ra ý kiến tùy tiện với dụng ý xấu, kể cả chống phá Đảng, Nhà nước.

Tháng 8-2022, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng đã xử phạt vi phạm hành chính với mức 7,5 triệu đồng đối với một nhà báo đăng tải bài viết về việc Đà Nẵng đề xuất mở "phố đèn đỏ" trên mạng xã hội. Theo cơ quan chức năng, bài viết của nhà báo này có những nội dung sai sự thật, hình ảnh đăng tải nhạy cảm, không kiểm chứng làm người đọc hiểu sai vấn đề, gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành của TP Đà Nẵng đối với sự phát triển du lịch.

  

Tự do ngôn luận không phải là tự do tùy tiện phát ngôn mà là một trách nhiệm được thực hiện theo các chuẩn mực pháp lý và đạo lý.

Mới đây, một luật sư nguyên là Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội bị khởi tố, bắt giam trong vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Công an, bị can này đã có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng các quyền tự do dân chủ, đăng tải những bài viết trên Facebook xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Không riêng ở Việt Nam, sự phát ngôn tùy tiện, thông tin sai sự thật cũng xảy ra ở nhiều quốc gia khác và các trường hợp này cơ bản đã bị xử lý nghiêm khắc.

Tháng 7-2023, Hamdan Al Rind-một người có ảnh hưởng trên mạng, chủ kênh chia sẻ video nổi tiếng “Chuyên gia ô tô” trên mạng xã hội TikTok với hơn 2,5 triệu người theo dõi-đã bị bắt ở Dubai vì một video hài. Trong clip này, anh ta ném những chồng hóa đơn cho những nhân viên đang ngơ ngác và đề nghị mua chiếc xe đắt nhất-một chiếc Ferrari SF90 trị giá 600.000USD. Clip được cho là sản xuất nhằm chế giễu lối sống xa hoa tại thành phố nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời và những điểm du lịch hàng đầu thế giới này.

Nhà chức trách sau đó buộc tội Hamdan Al Rind đã “lạm dụng internet” bằng cách đăng thông tin “khuấy động dư luận và gây tổn hại đến lợi ích công cộng”. Hãng thông tấn nhà nước WAM đưa tin, clip này “quảng bá một hình ảnh tinh thần sai trái và xúc phạm về công dân Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và chế giễu họ”. Vụ bắt giữ Hamdan Al Rind dựa trên những quy định tại một đạo luật về tội phạm mạng được Các tiểu vương quốc Arab thống nhất thông qua vào năm 2021.

Nhận thức đúng về quyền tự do ngôn luận để không phát ngôn tùy tiện

Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong nhiều văn bản luật quốc tế. Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc nêu rõ: “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 cũng quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến”.

Tương đồng với quy định quốc tế, tại Việt Nam, các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân luôn được Đảng, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm. Các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 hiến định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận không phải là “quyền bất khả xâm phạm” mà phải tuân thủ trong khuôn khổ pháp luật. Quyền tự do ngôn luận, quyền cơ bản của con người đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Việc hiểu đúng tự do ngôn luận không chỉ là tôn trọng quyền lợi cá nhân mà còn là sự nhận thức về trách nhiệm đạo đức và pháp luật trong việc sử dụng quyền này. Tự do ngôn luận không phải là tự do tùy tiện phát ngôn mà là một trách nhiệm được thực hiện theo các chuẩn mực pháp lý và đạo lý, qua đó góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng - văn hóa và giữ vững ổn định trật tự xã hội.

Tự do ngôn luận không chỉ đơn thuần là việc phát biểu ý kiến mà còn là việc truyền đạt thông tin, kiến thức và quan điểm một cách khách quan, công tâm, trung thực. Tính trung thực và đạo đức trong sử dụng tự do ngôn luận là điều không thể phủ nhận, cần được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là đối với trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, luật sư và những người có ảnh hưởng nhất định với cộng đồng, xã hội.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn có một số cá nhân, nhất là một số người nắm “quyền lực thông tin, quyền lực của con chữ” đã sử dụng tự do ngôn luận một cách tùy tiện, thậm chí lợi dụng để phá hoại an ninh tư tưởng và văn hóa. Thời gian qua, một số trí thức, nhà văn, luật sư... đã lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn, viết bài với nhiều kỹ năng cài cắm thông tin mập mờ, trộn lẫn đúng-sai nhằm mục đích xấu, thậm chí chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Các hành động này không chỉ vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Nhà nước, danh dự của cá nhân lãnh đạo mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thông tin và sự ổn định, phát triển của xã hội.

Không phạm vào “lằn ranh đỏ” giữa tự do ngôn luận và kỷ luật phát ngôn

Có thể thấy, việc hạn chế phát ngôn bừa bãi, thông tin tùy tiện trên mạng xã hội là nhằm bảo vệ cộng đồng chứ không chỉ là việc xử lý, trừng phạt những cá nhân có phát ngôn sai trái, xuyên tạc. Những thông tin sai sự thật có thể dẫn đến hành vi lệch chuẩn trong đời sống xã hội. Phát ngôn gây thù ghét, phát ngôn kích động có thể dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, hành vi bạo lực nhắm vào những nhóm đối tượng cụ thể, hành vi kỳ thị dân tộc, giới tính, xuất thân...

Để hiểu đúng và thực hiện tự do ngôn luận theo hiến pháp, pháp luật, trước hết cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong việc sử dụng quyền tự do ngôn luận. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ về an toàn an ninh trên môi trường số, trong đó nhấn mạnh đến giới hạn cần thiết của quyền tự do ngôn luận. Đồng thời cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng nhằm bảo đảm việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội để thông tin sai sự thật, phá hoại an ninh tư tưởng-văn hóa, chống phá Đảng, Nhà nước.

Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát, phản biện những ý kiến, thông tin được truyền đạt trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Việc này không chỉ giúp làm rõ sự thật mà còn tạo ra một môi trường thông tin lành mạnh và đa chiều, đồng thời giúp ngăn chặn việc lợi dụng tự do ngôn luận để gây rối, phá hoại an ninh tư tưởng-văn hóa.

Quan tâm xây dựng mạng lưới những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) tham gia phòng, chống thông tin sai trái, phát ngôn gây thù ghét, những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bôi nhọ chế độ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc... Những KOLs sẽ chủ động phát hiện, chủ động đấu tranh với thông tin sai trái, xấu độc; đồng thời lan tỏa những thông tin đúng đắn, tích cực đến cộng đồng.

Hiểu đúng tự do ngôn luận và phòng ngừa tự do phát ngôn tùy tiện gây tác hại đến an ninh tư tưởng-văn hóa là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Qua việc tăng cường trách nhiệm xã hội và đạo đức công dân trong sử dụng tự do ngôn luận, cũng như áp dụng các biện pháp quản lý và giám sát hợp lý, chúng ta có thể tạo ra một môi trường truyền thông lành mạnh, an toàn, đồng thời bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn chuẩn mực đạo đức xã hội.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, việc hiểu đúng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức, cũng như tuân thủ nghiêm túc kỷ luật phát ngôn ở mọi lúc, mọi nơi là việc làm thiết thực góp phần giữ vững môi trường thông tin xã hội lành mạnh; đồng thời cũng là một cách góp phần phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị./.

CĐ, VS (st)