Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Nguyễn Thái Hợp xê i a nằm vùng


Nguyễn Thái Hợp là Giám mục giáo phận Hà Tĩnh hiện nay. Hợp sau quá trình bôn ba con đường thần học giáo lý và được Mỹ lợi dụng đưa thành con bài về Việt Nam sau đó Vatican bổ nhiệm làm Giám mục Vinh và sau khi lên Hợp đã phá nát Giáo phận Vinh như gây sức ép với chính quyền, tổ chức lấn chiếm đất đai, đánh đập, bắt bớ cán bộ. Điển hình các vụ việc tại Con Cuông, Nghệ An; giáo xứ Mỹ Yên…tiếp đó lan ra các vùng tại Hà Tĩnh như tại giáo xứ Đông Yên - Kỳ Lợi…
Hợp đã lợi dụng chức danh Thiên Chúa chà đạp lên cuộc sống bình thường của các giáo dân và chính quyền và đòi xóa bỏ Nhà nước này. Cụ thể năm 2013 Hợp đã chỉ đạo giáo dân Giáo phận Vinh đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp trong đợt sửa đối Hiến pháp cho thấy ý đồ của Hợp là xóa bỏ Nhà nước này chứ không riêng gì một vấn đề tự do tín ngưỡng. Khi ý định không thành, Hợp bắt đầu nhen nhóm nuôi dưỡng các phần tử cực đoan như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Trần Đình Lai... để thực hiện ý đồ của Hợp.
Mỗi nước đều có luật pháp riêng phù hợp với sự tồn vinh đất nước, không thể lấy lý do nước này mà so sánh áp đặt nước khác. Việt Nam cũng như các tất cả các nước trên thế giới, mọi người sống ở Việt Nam phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam. Thằng nào chống đối cứ gom hết lại, trừng trị thích đáng, không thể dung thứ cho bất kỳ tên phản động gây rối nào làm tổn hại đất nước. Bóp chết hết bọn phản bội đó thì đất nước sẽ được bình yên
Bất kể từ đâu đến, là gì đi nữa, nhưng đã ở và là công dân nước Việt Nam thì phải chấp hành luật pháp, không có chuyện đứng ngoài và trên luật pháp . Ở Việt Nam không có loại tự do kiểu Mỹ và phương Tây. Gây rối mất trật tự trị an , tổ chức lôi kéo lật đổ chính quyền và có âm mưu xúi giục , tài trợ cho khủng bố thì bắt tù mọt gông .Mong người dân giáo sứ Hà Tĩnh cũng như Nghệ An đừng mắc mưu của những tên linh mục này mà làm hại dân hại nước.bọn phản động nó dùng chiêu trò phật giáo tín ngưỡng để nuôi những linh mục phản động.


Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

CHUNG SỨC, ĐỒNG LÒNG: “CHỐNG DỊCH NHƯ CHỐNG GIẶC”

Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi.

Trong trận chiến chống dịch COVID-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng... Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách ly, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.  Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa... Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân…  Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng.

Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại phải đi cùng một nhịp. Trong Lời kêu gọi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, trong tình hình hiện nay, sự đoàn kết và phối hợp hành động toàn cầu là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho chiến thắng cuối cùng của thế giới trước đại dịch này. Trong điều kiện nguồn lực đất nước còn khiêm tốn, là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng đã bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc và đang hết sức nỗ lực, cố gắng, nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Cuộc chiến còn lâu dài và phức tạp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý: “Thời gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa”. Để vượt qua và chiến thắng, chỉ có thể đoàn kết, đồng lòng, đồng thuận, mới có thể biến nguy thành cơ. Ta lại nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”./.

THẾ GIỚI NÓI VỀ VIỆT NAM CHỐNG DỊCH!


Trong bài viết của mình, hãng tin Reuters thông báo tình hình chung của Việt Nam với 268 ca nhiễm bệnh Covid-19 nhưng chưa có bệnh nhân tử vong. Trang này cho hay: “Việt Nam nhận được sự khen ngợi vì kiềm chế sự lây lan của virus mặc dù ít tiềm lực hơn so với những nơi được coi tương đối thành công khác là Hàn Quốc và Đài Loan”.
Theo Reuters, Việt Nam đã áp dụng những biện pháp chống dịch ngay từ sớm. Một ngày sau khi hai ca đầu tiên bị phát hiện, Hà Nội ngừng ngay chuyến bay tới Vũ Hán (Trung Quốc) nơi đang có dịch bệnh nổ ra. Một vài ngày sau đó, Việt Nam đóng cửa biên giới với Trung Quốc, ngoại trừ các giao dịch thiết yếu. Tới tháng 3, tất cả người dân trên toàn quốc buộc phải đeo khẩu trang khi ra đường.
Tờ Economy Next ngày 23/4 ca ngợi Việt Nam là “người dẫn đầu toàn cầu trong cuộc chiến chống virus nCoV”. Tờ này thông báo về việc nới lỏng phong tỏa của Việt Nam như người dân có thể đi lại tự do hơn, các nhà hàng được phép mở cửa. Tuy nhiên, Bộ Y tế cảnh báo, người dân vẫn phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.Theo trang báo trên, sự thành công của Việt Nam là nhờ tích cực theo dấu các mối liên hệ của người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Ngoài ra, Bộ Y tế và lực lượng quân đội cũng nhận được sự ủng hộ của xã hội và cách ly được hơn 40.000 người bao gồm cả người nước ngoài.
Trang tin Daily Mail có một bài viết dài với nội dung “Việt Nam nới lỏng các quy định sau khi công bố chỉ có 268 ca bệnh, không có người chết nhờ cách ly diện rộng dù sát biên giới với Trung Quốc”. Tờ này cũng đánh giá cao những biện pháp cứng rắn của chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến với Covid-19. Theo đó, dù mới chỉ có hơn một chục ca nhiễm bệnh vào đầu tháng 2, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ngừng chuyến bay đi và đến Trung Quốc.  
Sự chấp hành quy định của người dân các tỉnh thành cũng được đánh giá cao.
“Khắp châu Âu và Mỹ, chính quyền đang vất vả để giữ người dân ở trong nhà. Những bãi biển vẫn đông nghẹt người và những người biểu tình từ chối tuân theo các lệnh giãn cách”.
Trong khi đó, theo tờ báo trên, những con phố ở Hà Nội, từng đông kín xe máy, du khách và người bán hàng rong, trở nên vắng vẻ.  
Hàng chục nghìn người, bao gồm cả công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về, chấp hành lệnh cách ly tập trung tại những khu trại của nhà nước.
'Tôi nghĩ đó là lý do khiến họ có thể giữ được con số (nhiễm bệnh) thấp”, ông Takeshi Kasai, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới, nói.
Tờ Conversation có một bài viết phân tích thành công của Việt Nam dựa trên 3 yếu tố quan trọng trong chính sách của chính phủ. Đó là quy định đo nhiệt độ và xét nghiệm; cách ly tập trung và giãn cách xã hội; thông tin nhanh chóng.
Trong đó, trang tin này ca ngợi kit xét nghiệm của Việt Nam cho ra kết quả trong vòng 90 phút với chi phí 400.000-600.000 đồng.
“Chi phí xét nghiệm là điều được quan tâm ở tất cả mọi nơi, nhưng đặc biệt quan trọng ở những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam”, trang Conversation nhận định.

CUỘC CHIẾN CHƯA KẾT THÚC, NHƯNG CHÚNG TA ĐÃ GIÀNH THÊM MỘT THẮNG LỢI


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định nới lỏng giãn cách xã hội trên cả nước từ 0h ngày 23/4, trừ một vài khu vực có nguy cơ cao ở Hà Nội, Hà Giang và Bắc Ninh.
Nhờ chính sách đúng đắn, kịp thời mà Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 nào trong 6 ngày liên tục. "Đây là thắng lợi để chúng ta chuyển sang giai đoạn phòng chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội", Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh "vui mừng nhưng cảnh giác". "Nới lỏng giãn cách xã hội nhưng tối nay không phải là dịp đổ ra đường ăn mừng", ông lưu ý và khuyến cáo nâng cao trách nhiệm người dân trong phòng chống dịch.
Dịp này, nhiều người, đặc biệt giới trẻ dễ cảm thấy bí bách và đổ ra đường, Thủ tướng yêu cầu công an và các lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, kiểm soát chặt các hoạt động như đua xe, tập trung nhậu nhẹt đông người, sự kiện thể thao đông người...
Một số hoạt động vẫn được yêu cầu cấm hoàn toàn như lễ hội, sự kiện thể thao đông người, hoạt động cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, massage, tiệm trang điểm, tiệm hoa, sở thú...
Với các siêu thị, cửa hàng kinh doanh đông người phải có giãn cách, chưa đồng ý cho nhập cảnh tự do và chưa chấp nhận khách du lịch nước ngoài.
VIỆT NAM QUYẾT CHIẾN THẮNG ĐẠI DỊCH, đồng thời khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

RẠNG DANH CON RỒNG CHÁU TIÊN


CoVid Vũ Hán lây lan
Á, Âu, phi, Úc tràn sang Hoa Kỳ
CoVid lan rộng rất nguy
Kinh tế suy thoái, cướp đi mạng người
Các nước công nghệ tuyệt vời
Mỹ, Anh, Pháp, Đức...đứng ngồi không yên
Chủ quan mình giỏi nhiều tiền
Thủ tướng Anh Quốc dính liền đầu tiên
CoVid bùng phát triền miên
Hao người tốn của, nhiều miền tan hoang...

Khi dịch lan đến Việt Nam
Chống dịch như chống giặc càn năm nao
Đảng gọi: chiến sỹ đồng bào
Đồng tâm, hiệp lực giặc nào xá chi
Chống dịch bình tĩnh, kiên trì
Kiểm soát dịch bệnh, cách ly kịp thời
Tạm gác các cuộc vui chơi
Dừng ngay hội họp những nơi đông người...
Việt Nam đất nước tuyệt vời
Chống dịch hiệu quả không người tử vong
Thắng dịch cả nước nức lòng
Rạng danh Dân Tộc con rồng cháu tiên


“Chọn nhân sự Đại hội Đảng, đừng để mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong!”- Lời hiệu triệu các đảng viên


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu nêu cao vai trò của tổ chức Đảng, không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ tài, dẫn đến hại nước hại dân…
Ngày 23/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc về tình hình, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, ổn định phát triển kinh tế - xã hội và một số nội dung quan trọng khác. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị.
Kết quả chống dịch Covid-19 củng cố niềm tin trong dân
Theo TTXVN, trình bày báo cáo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điểm lại tiến trình cuộc chiến chống dịch Covid-19, ba tháng qua. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, thực hiện nhiệm vụ kép vừa bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân vừa duy trì sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội.
Các ý kiến phát biểu tại hội nghị nhất trí cao với những đánh giá về tình hình, kết quả đạt được trong “cuộc chiến” chống Covid-19; đồng thời đề xuất các giải pháp vĩ mô nhằm điều hành hiệu quả, khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm khắc phục những ảnh hưởng do đại dịch gây ra.
Đồng tình cao với việc triển khai kịp thời nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, các ý kiến tại hội nghị cũng cho rằng, cần đánh giá toàn diện tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, từ đó có những bước đi phù hợp, lới lỏng từng phần cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, nếu không xử lý tốt việc này, dân sẽ khó khăn.
Các ý kiến nhất trí cao việc Bộ Chính trị ra Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Việc điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu không chỉ nhằm ứng phó trong giai đoạn trước mắt, mà cần tính đến lâu dài trên cơ sở dự báo tình hình sắp tới, đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi lớn.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dẫn đánh giá của Liên hợp quốc, “đại dịch Covid-19 là phép thử lớn nhất kể từ khi thành lập Liên hợp quốc, làm rung chuyển thế giới, gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của loài người”. Theo đó, hệ lụy của dịch với những dự báo có thể còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009...
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Kết quả chúng ta làm được trong phòng chống dịch Covid-19 vừa rồi là rất mừng, qua đây củng cố niềm tin trong dân, tăng thêm uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, dân tin Đảng, tin chế độ, thể hiện qua nhiều bài thơ, bài hát đi vào lòng người. Kết quả đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, từ cụ già tới em nhỏ”.
Theo Tổng Bí thư, trong cuộc chiến chống đại dịch, không nên quá hốt hoảng đến mức không dám làm gì, nhưng tuyệt đối không được chủ quan, cần phân tích làm rõ ưu điểm, hạn chế, dự báo tình hình không để bị động bất ngờ, đúng tinh thần chống dịch như chống giặc.
Chống dịch nhưng nhiệm vụ lớn nhất là sản xuất phải phát triển, đời sống nhân dân được bảo đảm, chống dịch phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.
“Quan trọng nhất là đồng tâm nhất trí, trên dưới một lòng, làm sao lan tỏa tinh thần này tới các ngành, các cấp, các địa phương trong cả nước” – người lãnh đạo đứng đầu Đảng nói.
Chuẩn bị nhân sự Đại hội là chọn cán bộ chủ chốt, đứng đầu
Về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng lưu ý, công tác nhân sự phức tạp, khó hơn, nhạy cảm hơn công tác chuẩn bị văn kiện đại hội. Cần tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra định hướng để làm cho tốt, để chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Người đứng đầu Đảng đề cập 4 nội dung công tác nhân sự, đó là vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chuẩn bị nhân sự đại hội; yêu cầu đặt ra cho công tác nhân sự Đại hội XIII; nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành; trách nhiệm của Trung ương.
Tổng Bí thư phân tích, chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng là chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt, đặc biệt là người đứng đầu. Nếu chọn đúng người thì đất nước phát triển, nhân dân được nhờ. Trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương là phải làm việc này cho tốt.
Đại hội XIII của Đảng diễn ra vào thời điểm rất quan trọng, là dấu mốc có ý nghĩa định hướng tương lai, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải xác định rõ yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, cơ cấu đẹp nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn, trong mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng thì chất lượng là quan trọng. Phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới làm tốt công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng, “dưới có vững thì trên mới bền chắc được”.
Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, liên quan đến sự sống còn của Đảng, sự phát triển bền vững của Đảng, của đất nước.
Tổng Bí thư khái quát, công tác nhân sự là công tác vô cùng quan trọng, nhưng cũng vô cùng phức tạp, nhạy cảm, vì nó liên quan đến con người, danh dự, chế độ chính sách… dễ nảy sinh vấn đề, tâm tư day dứt, vì vậy cần phải được tiến hành theo một quy trình khoa học, chặt chẽ, công tâm khách quan. Trong quá trình lựa chọn phải lấy phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tiêu chuẩn, hiệu quả, uy tín của bản thân trong công việc… làm thước đo chủ yếu. Phải bố trí đúng người đúng việc, tạo ê kíp ăn ý, đoàn kết thống nhất tạo nên sức mạnh.
Tổng Bí thư yêu cầu: "Cần nêu cao vai trò của tổ chức Đảng, tránh giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ tài dẫn đến hại nước hại dân. Trong từng khâu, từng công đoạn phải làm thật chắc chắn, khoa học, đồng bộ, tránh tối đa sai sót, làm đến đâu chăn chắn đến đó, đừng thấy đỏ tưởng chín, đừng để mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong…".

Chỉ có thể là Việt Nam!

Tính đến 6 giờ sáng ngày 24/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mới mắc COVID-19. Như vậy đã 8 ngày qua, Việt Nam không có thêm ca mắc.
Tính đến hiện tại, tổng số ca mắc COVID-19 của Việt Nam là 268 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 68.890, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 352; cách ly tập trung tại cơ sở khác 17.832; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 50.706 trường hợp.
Trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là 15 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là 2 ca

“MÓN QUÀ” TỪ ĐẠI DỊCH!



Việt Nam may mắn, vì nói gì đi nữa thì những nỗ lực phòng, chống dịch Covid của chúng ta đã được đền đáp bằng những thành công nhất định. Không lụi tàn hoặc ngậm đắng như các cường quốc trên thế giới, tính đến nay, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, được nhân loại ngưỡng mộ, ngợi khen và xem là hình mẫu sáng đúng về cách làm để phương Tây văn minh, cùng các nước phát triển học tập, noi theo. Thế nhưng theo tôi, Việt Nam còn có thêm một may mắn khác: Đó là được đón nhận những món quà quý giá gửi về từ đại dịch Covid-19.
Món quà lớn nhất là chúng ta nhận ra một số chân lý vốn dĩ của thời đại và dân tộc. Chúng ta nhận ra Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam thật sự hành động vì nước, vì dân. Hơn mọi bộ máy cầm quyền khác trên thế giới, những nhà lãnh đạo Việt Nam đặt lên cao nhất tính mạng và sức khỏe nhân dân; trăn trở đề ra các giải pháp thượng tôn sức dân, quy tụ lòng dân; đồng thời lăn xả, trẫm mình vào cuộc chiến đầy rủi ro, nguy hại này. Bởi thế, chúng ta càng nhận rõ hơn tính ưu việt của chế độ mà dân tộc ta đã lựa chọn; cảm nhận đầy đủ hơn bản chất tốt đẹp của Đảng ta! Cũng bởi thế mà lòng tự hào và niềm tin dâng cao hơn giờ hết!
Chúng ta cũng cảm nhận rõ rành hơn về bản chất, hình ảnh của những chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời nào cũng vậy, người lính luôn là tấm chắn sống bảo vệ nhân dân trong bất luận mọi khó khăn, nguy hiểm. Chúng ta tin hơn vào đường lối chiến tranh nhân dân, sức mạnh toàn dân. Đó là nguồn sức mạnh vô bờ bến mà không phải dân tộc nào trên hành tinh này cũng có được!
Trong đại dịch, chúng ta nhận rõ hơn về trách nhiệm công dân của chính mình. Bỏ qua tất cả những lợi ích cá nhân và hiềm khích bon chen, ai ai cũng biết cách hướng đến và ra sức góp phần vào nhiệm vụ chính trị hàng đầu là “chống dịch như chống giặc” của Tổ quốc, dân tộc, quê hương. Ai ai cũng biết nghĩ sâu, lo xa, không chỉ sống cho mình mà nêu cao trách nhiệm bảo vệ gia đình, người thân, cộng đồng. Bài học về “tự nhận thức, tự hành động và hành động vì lẽ phải” có lẽ là món quà vô cùng quý báu với mỗi sinh linh vốn trước đây khó tường phân tốt – xấu, hay – dở trong cuộc sống vốn đan xen mới - cũ, được - thua. Qua đại dịch, từng người sẽ mạnh mẽ hơn, dân tộc này sẽ mạnh mẽ hơn, vĩ đại hơn! Chắc chắn như thế!
Chúng ta cũng nhận ra truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” từ ngàn đời đã thực sự ăn vào máu từng người, thấm ngấm vào xương tủy, hồn cốt dân tộc Việt. Trong gian khó tận cùng, vẫn không có bất cứ ai bị bỏ lại phía sau: Người khỏe giúp người yếu, người tốt giúp người chưa tốt, người ít cần giúp người cần nhiều hơn… Cả một xã hội chung sức, đồng lòng giúp nhau theo cách riêng nào đó có thể – cách mà chỉ người Việt Nam mới có. Hơn thế, chúng ta còn là một dân tộc biết sáng tạo để thích nghi, làm chủ mọi điều kiện, hoàn cảnh sống. Chỉ vỏn vẹn trong vài tháng, đã có hàng loạt sản phẩm khoa học của giới nghiên cứu nhanh chóng được chế tạo thành công, đưa vào phục vụ hữu hiệu cuộc chiến chống Covid-19; đã có hàng ngàn, hàng vạn sáng kiến từ quần chúng được áp dụng vào cuộc sống đời thường, đồng hành cùng toàn dân chống “giặc”. Từ già đến trẻ, ai cũng có thể may được khẩu trang, làm tấm chắn nước miếng bọt... Rồi còn nữa là các sản phẩm bồn rửa tay tự động, sản phẩm kháng khuẩn, ATM nhả gạo… Vậy đấy, một dân tộc luôn biết cách đoàn kết và sáng tạo tuyệt vời, thì chắc chắn dân tộc ấy sẽ bách chiến, bách thắng!
Chúng ta cũng nhận được món quà về tư duy “tái cơ cấu tổng thể đất nước”. Hay nói đúng hơn là đại dịch đã thổi bùng một cơ chế thải loại tự nhiên vô cùng mạnh mẽ, giúp sàng lọc, tinh gọn triệt để nhiều bộ phận, thành phần trong cấu trúc nền kinh tế vốn được cho là cồng kềnh, chậm chạp. Tất nhiên, về trước mắt, kinh tế nước nhà sẽ không tránh khỏi những khó khăn nhất định, nhưng hẳn tin - chắc tin, cùng với sự phục hồi của các nền kinh tế sắp tới đây, cơ cấu kinh tế và sức bật Việt Nam sẽ là một điểm nhấn ấn tượng, bởi lẽ, một khi những thứ chưa hợp lý được bóc gỡ thì “cơ thể nền kinh tế” sẽ thanh thoát hơn, mạnh mẽ hơn, nhanh hơn gấp bội. Rồi Việt Nam sẽ lột xác, sẽ bứt phá đầy ấn tượng như nhận định của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới.
Cùng với đấy, bộ máy công quyền và hệ thống chính trị cũng được gửi đến một món quà vô giá. Mọi người nhận ra thực tế rằng, vốn dĩ ở Việt Nam đã hội tụ đủ nền tảng cơ sở vật chất và kết nối khoa học công nghệ hiện đại, thế mà, trong nhiều năm, con người Việt Nam - nhất là đội ngũ cán bộ lại đi sau một bước so với công nghệ. Chúng ta chưa thật coi trọng việc phát huy lợi thế, tổ chức hội họp trực tuyến, ứng dụng công nghệ vào cải cách hành chính… Đến khi đại dịch xuất hiện, rơi vào thế bắt buộc không thể khác, đội ngũ cán bộ mới được dịp tự làm mới chính mình, tự học tập, tự nâng cao trình độ một cách nhanh chóng. Các cuộc họp trực tuyến được xới lên, trở thành hình thức chủ đạo, giúp tiết kiệm một nguồn kinh phí khổng lồ, mà công việc vẫn trôi chảy, hiệu quả. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và các thủ tục hành chính khác được áp dụng triệt để ưu việt của công nghệ hiện đại, giúp cắt bớt các khâu, các bước thừa thải trong mớ bòng bong vốn không ít phiền hà, nhiễu nhương. Công tác chỉ đạo, triển khai, báo cáo, kiểm tra… trở nên nhịp nhàng, nền nếp, hiệu quả hơn theo một nghĩa nhất định nào đó.
Còn nữa là món quà lớn mà đại dịch ban tặng cho chúng ta đang hiện hữu mồn một trên từng con đường, ngõ phố. Ấy là những con phố rộng dài, người xe đi lại có hàng lối, trật tự hơn ngày chưa có dịch. Ấy là những vỉa hè rộng thoáng, vắng bóng những bàn ghế, hàng hóa, người ngợm tràng ra lấn chiếm, gây mất mỹ quan… Nhờ có dịch mà hình hài của những thành phố văn minh bất chợt hiện lên như là khuôn mẫu, chuẩn mực của cái đích mà chúng ta vẫn miệt mài tìm kiếm, gắng sức xây dựng bấy lâu. Bởi thế, mỏi mong lắm, khi đại dịch đi qua, bộ máy chính quyền các địa phương và người dân vẫn quyết tâm giữ lại hình hài, vóc dáng ấy thì hẳn là một thành quả lớn - một chiến tích kỳ vĩ sau mấy chục năm quần quật, quyết liệt vận hành để “đường thông, hè thoáng”
Hơn thế nữa, chúng ta còn nhận món quà giúp mỗi công dân tự “lột xác” chính mình. Chúng ta văn minh, lịch lãm hơn có thể từ cách cuối đầu chào nhau thay vì bắt tay truyền thống. Chúng ta học được từ quy chuẩn sự giãn cách xã hội để hình thành, củng cố vững chắc văn hóa xếp hàng, văn hóa nhường nhịn nhau trong cộng đồng. Chúng ta chấp hành nghiêm các quy định, khuyến cáo y tế để dần dà, từng bước một cấu thành những thói quen xã hội về cách mang đeo khẩu trang thường xuyên, hạn chế khạt nhổ ngoài đường, hạn chế quát tháo, chửi rủa nhau vì những chuyện vô cớ thường nhật giữa cộng đồng “lắm mắt, nhiều tai”... Và còn nữa là món quà về kiến thức, tri thức và phong cách, nếp sống hiện đại mà bấy lâu ta chưa chú tâm gây dựng: Chúng ta biết cách mua sắm online, trao đổi tiền tệ qua tài khoản, đa dạng hóa hình thức giao tiếp xã hội trong kỷ nguyên số và nhất là tiệm cận đến phương pháp kinh doanh trong xu thế hội nhập trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0…
Công bằng mà nói: Chúng ta còn đón nhận vô số món quà quý báu khác nữa từ đại dịch Covid-19. Đó là những món quà có giá trị cho cả hôm nay, mai sau và tương lai; cho từng người, cho cộng đồng và cho cả dân tộc Việt Nam. Chỉ mong mọi người hãy lắng lòng để cảm nhận, tĩnh tâm để trân quý món quà hữu xạ tự nhiên hương – món quà gửi về từ đại dịch!


Biện phấp đấu tranh với sự bành trướng trên biển Đông của Trung Quốc

Trong thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực đã có những biến động sâu sắc. Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại đã tạo ra nhiều xáo trộn trong quan hệ quốc tế, làm gia tăng căng thẳng, xung đột ở nhiều khu vực, trong đó có Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình Dương. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa đơn phương gia tăng, sự quay trở lại của chính trị cường quyền đang thách thức vai trò của các thể chế quốc tế và khu vực. Các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế trái với chuẩn mực đã được thừa nhận diễn ra ngày càng phổ biến.

Trung Quốc, sau Đại hội Đảng lần thứ XVIII thực hiện điều chỉnh chiến lược phát triển từ “giấu mình chờ thời” sang “hành xử nước lớn” nhằm đạt mục tiêu “giấc mộng Trung Hoa”, thực hiện chiến lược ‘Vành đai, con đường” nhằm kết nối Đông Á năng động với nhiều trung tâm phát triển ở châu Âu tạo không gian kinh tế mới nhằm mục đích thoát khỏi sự kiềm tỏa của Mỹ, đuổi kịp Mỹ và vượt Mỹ trở thành nước đứng đầu thế giới với mục tiêu đặt ra đến năm 2025 thay Mỹ lãnh đạo Châu Á- Thái Bình Dương và đến năm 2050 thay Mỹ lãnh đạo thế giới.
Nhằm thực hiện mục tiêu đó Trung Quốc đã xác định mục tiêu chiến lược là hướng ra Biển Đông bởi lợi ích đặt được trên biển là rất lớn khi mà những tài nguyên thiên nhiên trên đất liền bắt đầu có xu hướng cạn kiệt. Với vị trí địa chiến lược về cả kinh tế, quân sự của Biển Đông nên bất chấp sự phản đối của các nước có lợi ích liên quan và pháp luật quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên đưa ra đường lưỡi bò chín đoạn trên Biển Đông, coi phán quyết của Tòa quốc tế như tờ giấy lộn khi Phiplipin tiến hành kiện Trung Quốc lên Tòa quốc tế.
Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc ở Biển Đông
Không từ bỏ mục tiêu của mình, nhằm đạt mục đích bất chấp thủ đoạn mục đích độc chiếm biển Đông, Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển: chiếm đóng trái phép Hoàng Sa sau vụ hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với Việt Nam Cộng Hòa; xung đột giành quyền kiểm soát Gạc Ma (1988); vụ Hải Dương 981 (2014) đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam; tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm bãi Tư Chính (2019); xây dựng các đảo nhân tạo và các cơ sở có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, và mới đây nhất tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam (ngày 02/4/2020) và lợi dụng tình hình các nước đang căng mình phòng chống đại dịch Covid-19 để leo thang hoạt động khiêu khích ở Biển Đông, Bộ Dân chính Trung Quốc ngang nhiên công bố cái gọi là “Danh xưng tiêu chuẩn” của 25 đảo và rạn san hô cùng 55 thực thể địa lý ở dưới Biển Đông mà phần lớn nằm trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam… Sau đó tiếp tục “cả vú lấp miệng em” vu cho Việt Nam đâm tàu Trung Quốc và ngang nhiên gửi công hàm lên Liên Hợp quốc phản đối Việt Nam khi ta liên tục gửi công hàm phản đối các hành động của Trung Quốc….
Trước những việc làm đó của Trung Quốc, đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, kiểu như tại sao Nhà nước ta không có động thái gì? Quân đội tại sao không thể hiện vai trò của mình? Thậm chí còn có luận điệu cho rằng Quân đội đang làm mất vai trò bảo vệ Tổ quốc của mình, tại sao không chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo…. Rồi khi thấy Mỹ có những hành động phản đối Trung Quốc thì cho rằng nên dựa vào Mỹ để đấu tranh trên Biển Đông với Trung Quốc…vv..
Trước tình hình toàn cầu hóa, lợi ích các quốc gia đều có sự đan xen với nhau và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Cho nên hiện nay các nước vừa cố gắng bảo vệ chủ quyền của mình, quyền lợi của mình vừa tránh gây đổ vỡ hoặc xung đột, giảm đối đầu, tăng hợp tác- đối thoại và sử dụng các công cụ thuộc “sức mạnh mềm” phối hợp với sức mạnh cứng… Cho nên việc gây nên xung đột trên Biển Đông là việc làm không cần thiết và ảnh hưởng rất lớn đến nhiều vấn đề, một khi xung đột, chiến tranh xảy ra chắc chắn cái mất sẽ nhiều hơn cái được khi mà tình hình chính trị, xã hội bất ổn định, các doanh nghiệp nước ngoài rút chạy, doanh nghiệp trong nước đình trệ sản xuất, nguồn vốn, nguyên liệu hạn hẹp, kinh tế chắc chắc sẽ suy sụp, đời sống nhân dân suy giảm, đó cũng lại là cơ sở cho các thế lực tranh nhau xâu xé miếng bánh lợi ích trên lưng chúng ta. Vậy việc gây xung đột là có nên? Và nếu ta chủ động gây xung đột trước lại chính là cái cớ mà Trung Quốc đang cần để chống lại ta.
Còn việc dựa vào Mỹ để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc? Nên nhớ mối thù thất bại tại chiến trường Việt Nam năm xưa vẫn là vết nhơ trong lòng nước Mỹ, chưa bao giờ Mỹ quên, Đảng ta cũng xác định Mỹ vừa là đối tác vừa là đối tượng. Trong lịch sử, Trung Quốc và Mỹ đã từng đi đêm với nhau chia chác lợi ích trên lưng Việt Nam.
“Không có kẻ thù hay bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”. Ngày nay với tất cả các quốc gia thì lợi ích quốc gia- dân tộc đều được đặt lên lên hết, đó là động thái cơ bản nhất quyết định thái độ và quan hệ giữa các nước trong bối cảnh khoa học- công nghệ và toàn cầu hóa. Đây cũng là yếu tố quyết định sự hợp tác, liên minh, tập hợp lực lượng hay đấu tranh trong bối cảnh mới. Cho nên đừng thấy Mỹ phản đối Trung Quốc hay cho tàu quân sự vào Biển Đông là giúp ta. Đó chỉ là do Mỹ lo sợ lợi ích của Mỹ ở Châu Á- Thái Bình Dương bị ảnh hưởng mà thôi. Khi cần thiết, nếu đạt được lợi ích Mỹ cũng sẵn sàng coi Việt Nam là con tốt trên bàn cờ chính trị quốc tế để đạt mục tiêu của mình. Bởi hiện nay Trung Quốc đang thực thi chính sách đối ngoại “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ, về vấn đề kinh tế- thương mại tuy có nhiều bất đồng xung đột bởi cuộc chiến thương mại, xong quan hệ an ninh- chính trị vân có nhiều lợi ích chung lớn đan xen, tùy thuộc lẫn nhau. Khi cần có thể bắt tay nhau để đạt lợi ích, mục đích của mình.
Hiện nay việc đấu tranh với sự bành trướng trên biển Đông của Trung Quốc là điều đã, đang và sẽ làm, nhưng không phải thông qua xung đột vũ trang hay dựa vào các nước lớn. Chúng ta chỉ có phát huy tốt độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, không trông chờ ỷ lại vào bất cứ quốc gia hay sự chống lưng nào để đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc. 
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam
Thông qua các kênh ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng kiên quyết bằng các hành động không cho Trung Quốc thực hiện các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo. Thực hiện “vừa hợp tác vừa đấu tranh” với Trung Quốc, thúc đẩy thực thi luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Hiện nay các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đang gặp phải sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, các quốc gia trong khu vực. Nếu không khéo, Trung Quốc có thể sẽ gặp nhiều thiệt hại trên các mặt khác khi cố tình leo thang tại Biển Đông./.


Một số tổ chức phản động lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để chống phá Việt Nam


Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với phóng viên VOV trong bối cảnh lợi dụng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, trong thời gian qua, nhiều đối tượng đã liên tục phát tán những thông tin xấu độc với mục đích gây hoang mang dư luận, phá hoại nền sản xuất trong nước và nghiêm trọng hơn là chống phá Nhà nước, chính quyền.
Trong thời gian qua, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, trên không gian mạng đã xuất hiện rất nhiều thông tin liên quan đến dịch bệnh. Trong đó bên cạnh những thông tin tích cực còn có cả những thông tin xuyên tạc sai sự thật về tình hình dịch bệnh, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế, cũng như các bộ ngành gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Gần đây nhất, liên quan đến bệnh nhân số 17, trên không gian mạng đã xuất hiện nhiều thông tin thất thiệt như bệnh nhân số 17 từng tiếp xúc với rất nhiều người, tham dự sự kiện khai trương Uniqlo hay có mặt ở nhiều quán bar trên phố Tạ Hiện. Những thông tin như thế này gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống thật của mỗi cá nhân. Cụ thể, ngay từ tờ mờ sáng hôm sau khi có tin về bệnh nhân số 17, rất nhiều người đã đổ xô đi mua sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm gây rối loạn xã hội. Theo con số thống kê được, chỉ trong vòng 2 ngày, trên không gian mạng đã xuất hiện hơn 80.000 tin liên quan đến dịch Covid-19 và bệnh nhân số 17. Trong số này có không ít thông tin thất thiệt, trái chiều, sai sự thật khiến người dân rất khó phân biệt đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả, đâu là thông tin chính xác để có thể chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành, địa phương trong thời gian qua nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Một  thủ đoạn mà các đối tượng đã thực hiện để phát tán những thông tin trái chiều trên mạng xã hội về dịch Covid-19: Trong thời gian qua, các đối tượng đã thực hiện rất nhiều thủ đoạn để phát tán những thông tin sai sự thật về dịch Covid-19, đặc biệt liên quan đến diễn biến tình hình dịch bệnh. Đa phần những thông tin này được các đối tượng đăng tải trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Các đối tượng đã triệt để lợi dụng tính năng của mạng xã hội như bình luận, chia sẻ hay livestream trên các tài khoản cá nhân hoặc trên các hội nhóm tạo ra những bài viết, video clip có tiêu đề giật gân, gây sốc liên quan đến những người, số lượng người nhiễm bệnh hoặc tử vong tại các địa phương. Hơn thế nữa, các đối tượng này còn phát tán những thông tin “hướng dẫn điều trị, chữa trị bệnh tại nhà”, tẩy chay, không tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh. Chúng tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến trên mạng tạo ra những luồng thông tin gây áp lực với chính quyền trong nhiều vấn đề khác nhau như “đóng cửa biên giới với Trung Quốc”, yêu cầu những doanh nghiệp, các công ty, khu công nghiệp có yếu tố người nước ngoài thuộc các quốc gia có nhiều người nhiễm bệnh như Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc phải đóng cửa. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, kinh doanh. Một thủ đoạn khác cũng rất đáng chú ý là các đối tượng lợi dụng khoảng trống thông tin khi các báo đài chính thống chưa kịp đăng tải những thông tin mang tính chất công bố chính thức thì chúng đã lồng ghép những thông tin sai sự thật để đăng tải trước gây hoang mang trong dư luận. Nghiêm trọng hơn, một số tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, VOICE… và một số đối tượng chống đối trong và ngoài nước cũng rất tích cực phát tán những thông tin mang nội dung chống phá. Chúng còn chi hàng nghìn USD để thực hiện các quảng cáo chính trị trên Facebook nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, công kích “Chính phủ bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh”.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Tuyên bố thành lập “Khu Tây Sa”, “Khu Nam Sa” của Trung Quốc là vô giá trị


Trong khi cả thế giới đang tập trung vào chống dịch thì đây lại là cơ hội để Trung Quốc gia tăng các hành động đòi hỏi chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Năm 2019, Trung Quốc đã cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhiều tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vùng biển của Việt Nam hơn 100 ngày. Trong năm này, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Malaysia, Philippines. Chưa hết, cuối 2019 đầu 2020, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Indonesia. Đầu tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.
Trong khi Nhóm tàu HD8 đang được các nước trong khu vực và quốc tế theo dõi sát khi tiến hành khảo sát khu vực gần vùng biển của Malaysia thì ngày 18/4/2020, nước này lại có hành động vi phạm chủ quyền của các nước khi Bộ Dân chính Trung Quốc ngang nhiên thông báo Quốc Vụ viện nước này vừa phê chuẩn thành lập cái gọi là “Khu Tây Sa” và “Khu Nam Sa” trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam.
Cũng theo phía Trung Quốc đưa tin thì: Khu Tây Sa quản lý các đảo thuộc quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và Bãi Macclesfield (quần đảo Trung Sa) và vùng nước phụ cận, Trung Quốc đặt cái gọi là “chính quyền khu Tây Sa” đóng tại đảo Phú Lâm – cấu trúc lớn nhất thuộc Hoàng Sa; còn “Khu Nam Sa” “quản lý” các đảo thuộc quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước phụ cận, cái gọi là “chính quyền khu Nam Sa” đóng tại Đá Chữ Thập – một cấu trúc thuộc Trường Sa mà Trung Quốc đã quân sự hoá gần đây.
Việc tuyên bố các chính quyền quận này hoàn toàn không có giá trị pháp lý vì những lý do sau đây:
Tuyên bố thành lập “Khu Tây Sa”, “Khu Nam Sa” của Trung Quốc là vô giá trị
Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đã nhiều lần Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này. Mới đây nhất, trong Công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 30/3/2020, Chính phủ Việt Nam đã nhắc lại: “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (Công ước) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Theo đó, Việt Nam đã có chủ quyền lâu đời trên hai quần đảo này và được chứng minh bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý.
Mặc dù Trung Quốc đang chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc thuộc Trường Sa, nhưng vì Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng nên đã vi phạm luật quốc tế, cụ thể là Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hợp Quốc, theo đó “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.
Ngoài ra, Nghị Quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1970 cũng quy định rõ không chấp nhận việc dùng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác. Và vì vậy, cho dù Trung Quốc đang thực tế chiếm đóng các cấu trúc này, nhưng Trung Quốc vẫn không thể có chủ quyền hợp pháp đối với các cấu trúc này.
Tuyên bố này của Trung Quốc cũng vi phạm luật biển quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Trong Công hàm ngày 30/3/2020, Việt Nam cũng tuyên bố rõ ràng: “các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng”. Quan điểm này dựa trên nguyên tắc quan trọng của luật biển quốc tế “đất thống trị biển”. Đây là một nguyên tắc chung của luật quốc tế, được phát triển từ luật tập quán quốc tế và qua các phán quyết của các toà án quốc tế. Khởi đầu từ Vụ Thềm lục địa Biển Bắc năm 1969, được nhắc lại trong nhiều phán quyết sau này của Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) sau đó, nguyên tắc này đã được pháp điển hoá trong quy định tại Điều 121 (2) của UNCLOS 1982.
Theo nguyên tắc này, các cấu trúc lúc chìm lúc nổi cùng các cấu trúc luôn chìm dưới mặt nước biển không thể là lãnh thổ để yêu sách chủ quyền tại đó, bởi vì, chủ quyền chỉ có thể được yêu sách đối với đất liền và đảo (islands) – được coi là một vùng đất tự nhiên nhưng có nước bao bọc xung quanh và luôn nổi trên mặt nước khi thuỷ triều lên. Chính vì vậy, việc yêu sách chủ quyền đối với các cấu trúc lúc chìm lúc nổi và các bãi ngầm luôn chìm dưới mặt nước biển của Chính phủ Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng đến luật biển quốc tế.
Chúng ta nên nhớ, Bãi Macclefiled mà Trung Quốc gọi là Trung Sa là các cấu trúc luôn chìm dưới mặt nước biển. Chính vì vậy, việc tuyên bố thành lập chính quyền quản lý các khu vực này của Trung Quốc đi ngược lại luật quốc tế. Việc này càng thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc khi đồng loạt triển khai nhiều hành động cả trên thực địa, pháp lý, hành chính như vậy.
Do đó, việc tuyên bố các chính quyền quận này là hoàn toàn không có giá trị pháp lý./.

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ TUNG HÔ NHẢM NHÍ VỀ NHÂN SỰ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI ĐẢNG



          Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến các mặt đời sống xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thay vì chung tay phòng chống dịch, những phần tử cơ hội, phản động lại đưa ra những thông tin bịa đặt về công tác nhân sự trước thềm đại hội đảng các cấp, về nhân sự Đại hội XIII của Đảng.

VỮNG VÀNG VIỆT NAM


          Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng sớm bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, cho đến hôm nay (24/4/2020) Việt Nam chỉ ghi nhận 268 ca nhiễm, đã có 224 ca được chữa khỏi, nhiều ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính, không ghi nhận ca tử vong nào. Tình hình dịch bệnh luôn nằm trong vòng chủ động kiểm soát, công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19 của Việt Nam được dư luận quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

VÌ MỘT VIỆT NAM CẤT CÁNH - TÔI YÊU VIỆT NAM

Sau gần một tháng thực hiện giãn cách xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt của chính phủ, cùng với sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội. Đặc biệt là sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Việt Nam đã cơ bản khống chế và đẩy lùi được đại dịch COVID-19.
 Thật tự hào về đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta. Một đất nước luôn kiên cường, bất khuất và không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào. Tất cả vì một Việt Nam cất cánh-tôi yêu Việt Nam.

NGÀY NÀY 45 NĂM TRƯỚC

Ngày 24-4-1975: Bộ chỉ huy Miền ra lệnh cho Quân khu 9 thực hiện nhiệm vụ phối hợp với hướng chủ yếu của Miền tiến công vào Sài Gòn
Ðồng chí Lê Ðức Thọ điện ra Bộ Chính trị nói rõ tình hình ta và địch từ sau ngày đánh Xuân Lộc: mười sư đoàn của ta vừa vào tới chiến trường, dù gặp một số khó khăn nhưng quyết tâm của mặt trận là vừa đánh vừa bổ sung, hết sức cố gắng bảo đảm những điều kiện tối thiểu để mở màn chiến dịch. Ðịch chưa phán đoán được cách đánh của ta, bố trí ngăn chặn từ xa và có kế hoạch phá cầu nếu không giữ nổi. Ta đang chuẩn bị khẩn trương cho kế hoạch tiến công và nổi dậy. Dự kiến, trong tình huống xấu nhất, như địch phá cầu, quân ta có kế hoạch khắc phục làm cầu hoặc tác chiến trong điều kiện không có xe tăng và pháo binh.
Ngày 24-4-1975, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn ô-tô vận tải cơ động 526 trực thuộc Tổng cục Hậu cần, làm nhiệm vụ vận chuyển quân sự phục vụ chiến đấu.
3 giờ sáng 24-4, lực lượng Quân đoàn 2 cơ bản đã tới vị trí tập kết chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh.
Thường vụ Ðảng ủy Quân đoàn 1 họp kiểm điểm lại toàn bộ công tác chuẩn bị, quán triệt nhiệm vụ, điều chỉnh và bổ sung kế hoạch tác chiến chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
Ngày 24-4, sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn 3 triển khai ở Nhuận Ðức; Sư đoàn 320 hoàn thành tập kết lực lượng khẩn trương làm công tác chuẩn bị tiến công cứ điểm Ðồng Dù; Sư đoàn 10 và các đơn vị xe tăng, phòng không tăng cường vào khu vực Bến Tranh, Bến Củi gấp rút nhận xe, bố trí đội hình tiến công, tranh thủ huấn luyện bổ sung kiểm tra các mặt bảo đảm.
Ngày 24-4, Bộ chỉ huy Miền ra lệnh cho Quân khu 9 thực hiện nhiệm vụ phối hợp với hướng chủ yếu của Miền tiến công vào Sài Gòn, với quyết tâm Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa đánh sập toàn bộ đầu não ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn.
Ở Tây Ninh, đến ngày 24-4, sau 20 ngày tiến hành, toàn tỉnh đã vận động 4.000 thanh niên tham gia lực lượng vũ trang, xây dựng thành 9 tiểu đoàn và 13 đại đội độc lập mới để tăng cường

CHUNG SỐNG VỚI COVID19


Chúng ta đều thấy Dịch Covid19 đã tàn phá thế giới như thế nào rồi. Hiện nay các nước đang tích cực điều chế thuốc chữa… Dịch Covid19 đã nên đỉnh và có chiều hướng quản lý được bệnh dịch ở nhiều nước, nhiều nước đã và đang có kế hoạch tổ chức cho dân chúng sống chung với Covid19 khi đã được khống chế, quản lý được dịch bệnh. Nước ta cũng không ngoại lệ, thời gian phòng chống dịch bệnh vừa qua đã thấy ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; bây giờ là thời điểm bệnh dịch tương đối ổn định để mọi người có thể sống chung với Covid19, nên Chính phủ sẽ từng bước đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường. Nhưng như các bạn đã thấy, Covid19 ở nước ta mới bị đẩy lùi, chưa bị đánh bại hoàn toàn, nó vẫn còn tồn tại vô hình trong cộng đồng, nên chúng ta vẫn phải cảnh giác với chúng, vẫn phải làm tốt công tác phòng chống nó trong điều kiện mới. Mong rằng mọi người không chủ quan, nhưng cũng đừng quá thận trọng và đồng thời cần thực hiện tốt các vấn đề mà các cơ quan chuyên môn khuyến cáo, không ai muốn gặp các bạn trong Bệnh viện đâu nhé./.

TÌNH NGƯỜI


Trong chiến tranh giữa cái sống, cái chết tình cảm của con người lớn hơn bao giờ hết, họ giúp nhau, tạo điều kiện cho nhau… không tính toán, cân đong, có những người sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho người khác sống, đây là phẩm chất cao quý nhất của con người. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thi trường, có nhiều mặt trái, nhưng những phẩm chất nhân văn, nhân đạo của con người khồng vì nó mà mất đi, nó đã được thể hiện rất rõ trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ chủ quyền quốc gia… Việc phòng chống Dịch Covid 19 là một minh chứng hùng hồn về lòng nhân ái và sự chia sẻ của cộng đồng, đây là truyền thống, vốn quý của dân tộc Việt Nam chúng ta, rất mong các thế hệ người Việt tiếp tục trân trọng, giữ gìn tài sản quý này của Việt Nam./.

CẤT CÁNH


Với sự đồng lòng của toàn dân và sự lỗ lực của các cấp chính quyền, các lực lượng, cuộc chiến đấu chống Covid 19 của dân tộc ta đã chiến thắng hiệp hai, đầy vất vả, lo âu. Chúng ta tin, nếu toàn xã hội tiếp tục ủng hộ, phòng chống dịch quyết liệt, thì chúng ta sẽ thành công, dịch Covid sẽ từng bước được dập tắt ở Việt Nam, kể cả có thể kéo dài hơn như các chuyên gia dự báo. Nhưng cuộc sống của mỗi chúng ta cũng còn một cuộc chiến tồn tại và phát triển… Do vậy, sau chiến công của những chiến sĩ áo trắng trên mặt trận phòng chống dịch Covid, đến lượt các chiến sĩ doanh nhân vào cuộc, góp phần khắc phục, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Đất nước chúng ta tiếp tục bước vào cuộc chiến để chiến thắng đói nghèo, cần, rất cần sự đoàn kết, chia sẻ từ cộng đồng, sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, để vượt qua thời kỳ khó khăn này, lúc này hơn lúc nào hết rất cần tình dân tộc, nghĩa đồng bào. NGƯỜI VIỆT HÃY DÙNG HÀNG CỦA NGƯỜI VIỆT. ĐƯỢC CHỨ, HÃY ỦNG HỘ HÀNG VIỆT NAM, chính là góp phần ích nước, lợi nhà rồi đó các bạn ạ ! ! !

SUY NGẪM VÀ HÀNH ĐỘNG



Đến giờ phút này có thể đánh giá thành tích "Ngoạn mục" của nước ta trong cuộc chiến Phòng, chống COVID 19. Đó là kết quả của: Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đã có những giải pháp: Chính xác - Kịp thời - Đúng - Trúng của Chính phủ. Trong đó là sự lăn xả, quên mình của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Ngành Y tế và lực lượng vũ trang đã vào cuộc một cách mạnh mẽ, quyết liệt, sẵn sàng hy sinh cho cuộc chiến Phòng chống Covid không khác gì tình thần trong các cuộc kháng chiến chông ngoại xâm; Ý thức tự giác của toàn thể nhân trong cả nước và nhận thức đúng về nguy cơ của dịch bệnh, thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chỉ thị của Chính phủ, đoàn kết đồng lòng và chung tay đóng góp về vật chất và tinh thần nhằm đẩy lùi dịch bệnh. 

DỊCH COVID 19 VÀ CÔNG CUỘC “TỔNG DUYỆT” TINH THẦN, Ý CHÍ DÂN TỘC

Tính đến thời điểm này (21.4.2020), tuy còn hơi sớm để nói về một thắng lợi hoàn toàn, song không thể nghi ngờ. con đường đến với thành công chỉ còn trong gang tấc... Theo thông báo từ Bộ Y tế, tính đến thời điểm này, Việt Nam có tất cả 268 ca dương tính, 214 ca đã bình phục, không có ca tử vong nào. Đây là con số đáng khích lệ, khiến nhiều quốc gia trên thế giới ngỡ ngàng, coi như hình mẫu. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra như vì sao một đất nước rất gần với nơi bùng phát dịch, có nhiều quan hệ qua lại với Trung Quốc nhưng số người mắc bệnh không lớn? Vì sao một đất nước còn hạn hẹp về kinh tế, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, đội ngũ các nhà y học và phương tiện không phải hàng đầu thế giới… nhưng lại có những thành công như vậy? Và họ đi tìm câu trả lời. Song, theo người viết bài này, hình như họ chỉ mới thuần túy phân tích về khoa học mà chưa hiểu rằng, đó chính là tinh thần Việt, sức sống Việt và truyền thống Việt. Trước hết về Chính phủ, theo tôi, cho đến giờ phút này, mọi quyết định đưa ra đều chính xác. Đặc biệt là tinh thần kiên quyết, chủ động, phòng chống từ rất sớm với tinh thần “chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Khi mà nhiều quốc gia còn đánh giá chưa đầy đủ về sức tàn phá kinh hoàng của Virut Corona thì Việt Nam đã chuẩn bị cho mình nhiều phương án xử lý. Việc Việt Nam chủ động dừng các đường bay đi-đến từ tâm dịch sớm nhất đã minh chứng cho điều này. Sang giai đoạn hai, đây là thời điểm “vàng”, mang tính quyết định sự thành bại, Chính phủ đã ban hành lệnh cách ly toàn xã hội 15 ngày. Thành thật, giờ sự việc đã qua, song, nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội này, không biết sự thể sẽ ra sao. Về các nhà chuyên môn, từ lâu, chúng ta đã có những chủ trương rất đúng về y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh. Chúng ta còn có một đội ngũ y bác sĩ tâm huyết, lành nghề, có kinh nghiệm từ dịch SARS cách đây 17 năm (2003) và một Ban chỉ đạo phòng chống dịch chuyên nghiệp, năng động, quyết liệt và hiệu quả. Sự công khai, minh bạch, nhanh chóng về diễn tiến của dịch bệnh cộng với sự mẫn cán của truyền thông và mạng xã hội tạo sự tin tưởng cao trong dân. Song, yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định nhất, đó là chúng ta đã phát động được một cuộc “chiến tranh nhân dân”. Tất cả mọi thành phần từ già trẻ, gái trai, nông thôn thành thị, mọi tổ chức xã hội, tôn giáo, lực lượng vũ trang… đều tham gia phòng chống dịch bệnh. Không thể nói khác, công cuộc phòng chống dịch Virus Corona 2 như một cuộc tổng duyệt ý chí và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Những ngày qua, nhân dân cả nước đã thực hiện một tinh thần “chống giặc dịch” với ý thức tự giác và kỉ luật nghiêm minh. Một đất nước vốn coi ẩm thực là “nghệ thuật”, mỗi năm tiêu thụ hàng tỉ lít bia rượu, lấy vỉa hè làm địa điểm kinh doanh… nhưng những ngày này, tịnh không thấy xuất hiện cảnh ăn nhậu trên đường phố. Dù còn rất khó khăn, song tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh không được phép đều ngừng lại. Một đất nước có rất nhiều tôn giáo với hàng ngàn lễ hội mỗi năm nhưng đều tạm hủy bỏ theo qui định của Chính phủ. Giờ đây, nếu một ai đó ra đường không đeo khẩu trang, họ không chỉ bị phạt ngay lập tức 200 ngàn đồng mà dưới mắt người dân, đó là người không bình thường. Trong dịch bệnh, một truyền thống quý báu là tinh thần yêu thương, đùm bọc, lá lành đùm lá rách đã bùng nổ. Hàng chục ngàn tỉ đồng từ nguồn ngân sách hạn hẹp được Bộ LĐ-TB&XH đề xuất với Chính phủ chi hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng đang sớm được triển khai. Và cũng đã có hàng chục ngàn tỉ đồng từ doanh nghiệp, người dân ghé vai gánh vác cùng Chính phủ. Nhiều cơ sở từ thiện tự nguyện mọc lên. Những “cây ATM gạo” như một sáng kiến độc đáo của Việt Nam đã làm lay động bạn bè quốc tế. Tinh thần “không ai bị bỏ lại trong dịch bệnh” đã được phát huy cao độ không chỉ với hàng ngàn người Việt Nam được hồi hương mà với cả những người nước ngoài vào Việt Nam không may mắc bệnh. Còn nhiều và rất nhiều những điều không thể nói hết trong bài viết này, chỉ xin nhắc lại một lần nữa, công cuộc phòng chống “giặc Corona 2” như một cuộc tổng duyệt sức mạnh, ý chí và tình cảm Việt Nam. Tuy nhiên, trước mắt chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta phải cùng một lúc, chịu sức ép từ ba mặt trận. Đó là “giặc dịch” và những hậu quả, là “giặc nội xâm” (công cuộc phòng chống tham nhũng) và sự trắng trợn của Trung Quốc khi ngang nhiên thành lập cái gọi là Thành phố Tam Sa tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vừa qua. Song, với tinh thần, ý chí và truyền thống bất khuất, không có bất cứ điều gì có thể khuất phục được dân tộc Việt Nam chúng ta, phải không các bạn?

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam

Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đến 6 giờ ngày 23/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mới mắc COVID-19. 
Như vậy từ ngày 17/4 đến ngày 23/4, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới, giữ nguyên con số 268 ca mắc cách đây 7 ngày.
Trong số 268 ca mắc COVID-19 tại 28 tỉnh, thành phố đã được ghi nhận, có 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,7%) và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,3%). 
Trong ngày 22/4 đã có 7 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó có 6 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh.
Việt Nam đã chữa khỏi cho 223/268 người, chiếm 83% số người mắc COVID-19. Trong số 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, có 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.


Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Việt Nam thành công nhờ thực hiện triệt để các biện pháp cách ly

Báo Asahi (Tokyo) ngày 21/4 có bài viết đánh giá cao các biện pháp cách ly triệt để của Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Chấp hành không nghiêm quy định cách ly: Hàn Quốc trục xuất 6 người Việt Nam vì vi phạm quy định

Ngày 19/4, Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết nước này đã ra lệnh trục xuất 7 người nước ngoài, trong đó có 6 công dân Việt Nam và 1 công dân Malaysia, vì vi phạm quy tắc cách ly phòng dịch COVID-19.

Việt Nam hỗ trợ thế giới chống đại dịch

Báo chí khu vực và thế giới tiếp tục các bài viết ca ngợi Việt Nam trụ vững khi đối đầu với đại dịch COVID-19, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm thực tế và giúp đỡ các nước khác trong cuộc chiến gay go này.

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng dịch COVID-19 để chống phá Đảng, Nhà nước

Những ngày qua, trong khi các ngành, các cấp ở nước ta đang tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát lây lan dịch bệnh COVID-19 cũng như tổ chức cách ly, chữa trị các trường hợp nghi ngờ và mắc bệnh, được quốc tế đánh giá cao thì những đối tượng phản động, cơ hội chính trị lại không ngừng xuyên tạc, phát tán những thông tin sai lệch nhằm gây hoang mang dư luận xã hội, chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Cuộc chiến của Việt Nam chống virus corona đã thành kiểu mẫu

“Làm thế nào một đất nước đông dân và còn nghèo, ở giáp Trung Quốc, lại có thể đạt được kết quả ấn tượng như vậy trong cuộc chiến chống đại dịch lây nhiễm nguy hiểm đang cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người ở châu Âu và Mỹ?” - một loạt tờ báo khu vực và quốc tế (Jakarta, New Delhi, Sputnik) tiếp tục bày tỏ sự kinh ngạc và tiếp tục phân tích những lý do làm nên thành công này của Việt Nam.

Quyết liệt chống dịch: Thành quả, thách thức và cơ hội với Việt Nam


Trang East Asia Forum (Diễn đàn Đông Á) ngày 14/4 đăng bài cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á thành công nhất trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19. Việt Nam ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên vào ngày 23/1, cùng thời điểm với Pháp. Sau 2,5 tháng, Pháp đang phải “vật lộn” với gần 140.000 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 15.000 trường hợp tử vong, trong khi Việt Nam - giáp Trung Quốc và có quan hệ kinh tế sâu rộng với nước này – chỉ ghi nhận chưa tới 300 ca dương tính và không có trường hợp tử vong. Dẫu vậy, thành công này không phải là không đi kèm mất mát.

Thành quả từ việc duy trì cách ly triệt để ở Việt Nam

Báo Asahi (Tokyo) vừa có bài đánh hiệu quả của công tác cách ly quyết liệt để chống dịch bệnh ở Việt Nam, nội dung như sau:
Vào ngày chủ nhật trung tuần tháng 3/2020, đột nhiên tôi nhận được một tin nhắn bằng tiếng Việt gửi đến điện thoại với nội dung "Mỗi người dân là một người lính tại tiền tuyến trong cuộc chiến chống dịch bệnh".

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG DỊCH COVID-19
ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ tháng 12-2019 tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Tính đến nay, dịch Covid-19 đã lan ra 218 quốc gia trên thế giới, với gần 2.700.000 ca mắc, hơn 185.000 ca tử vong. Nước ta tính đến 06 giờ 23/04/2020, đã 7 ngày liên tục Việt Nam không có thêm ca dương tính COVID-19 nào, tổng số ca nhiễm 268, trong đó 223 người đã khỏi, hiện 45 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 11 cơ sở y tế trong cả nước. Có cả bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh viện dã chiến, bệnh viện chuyên khoa. Theo thông tin từ Bộ y tế trong 268 người mắc Covid-19, có 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,7%); 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,3%). Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 73.758; cách ly tập trung tại bệnh viện là 324; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 11.549; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 57.172 người.
Được kết quả như trên là do trong thời gian vừa qua cả hệ thống chính trị cùng toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung thống nhất của Nhà nước đã thể hiện tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đạt nhiều thành quả, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, góp phần cùng cộng đồng ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra, trong 48 giờ qua Việt Nam chưa thêm ca mắc mới COVID-19 nào. Ấy vậy mà, đâu đó vẫn có một số tổ chức phản động lưu vong móc nối, cấu kết với một số phần tử phản động, cơ hội chính trị trong nước sử dụng những thông tin giả, xuyên tạc về quan điểm, chủ trương, chính sách, các giải pháp và kết quả phòng, chống dịch của Việt Nam, kích động người dân chống phá Đảng và Nhà nước.
 Với chiêu bài của chúng là lợi dụng tính năng lan tỏa nhanh của mạng internet, của truyền thông xã hội như các kênh: Google,Youtube, Facerbook... đăng tải thông tin sai sự thật về dịch COVID-19, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận, nhằm tuyên truyền, xuyên tạc bôi đen về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, hàm chứa nhiều nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ đã đưa lên truyền thông xã hội hàng trăm nghìn tin giả, như: "số người mắc bệnh, sự lây lan tốc độ nhanh ở nhiều địa bàn lớn gấp nhiều lần con số chính thức do Chính phủ Việt Nam công bố". Đặc biệt, họ còn dựng chuyện về số người tử vong do dịch COVID-19 lên tới hàng chục người và không ngừng gia tăng. Qua đây cho thấy, việc ngụy tạo ra bức tranh đen tối về dịch COVID-19 đang hoành hành tại Việt Nam, là thủ đoạn tạo tâm lý hoang mang, sợ hãi cho cộng đồng, làm xáo trộn đời sống xã hội, gây nghi ngờ, tạo sự đối lập, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo sự hoài nghi, làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.
Cùng với thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật về tình hình dịch bệnh, xuyên tạc công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành chức năng; trên không gian mạng chúng còn thực hiện các cuộc thăm dò ý kiến nhằm tạo ra những luồng thông tin trái chiều gây áp lực với Đảng và Nhà nước ta trước nhiều nội dung khác nhau như: “đóng cửa biên giới Việt Nam - Trung Quốc”; “các doanh nghiệp, khu công nghiệp có yếu tố người nước ngoài thuộc các quốc gia có nhiều người nhiễm bệnh như: Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc... phải đóng cửa”; “đối xử với người nước ngoài trong thời dịch bệnh..” Nhằm tuyên truyền, kích động người dân tẩy chay, không tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gần đây chúng còn tung ra cả những tài liệu “hướng dẫn điều trị, chữa trị bệnh COVID-19 tại nhà” rất vô lý và phi khoa học. Càng nguy hiểm hơn khi một số người thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm đã “té nước theo mưa” chia sẻ, phát tán những thông tin thất thiệt này.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch lớn tiếng vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm các quyền tự do, dân chủ, khi các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành xác minh, xử lý những người tán phát thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 trên truyền thông xã hội; ta đã xử phạt hành chính nhiều đối tượng theo đúng Luật An ninh mạng, thì các thế lực thù địch ngay lập tức la lối, vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, chà đạp quyền tự do ngôn luận “bịt miệng người dân, không cho dân nói sự thật”
Từ những thực tế trên đây, mỗi quân nhân chúng ta khi tham gia vào môi trường mạng hãy tỉnh táo, bằng kiến thức và hiểu biết để suy xét thận trọng, kỹ lưỡng trước những thông tin thấy được, đừng vì nhẹ dạ, cả tin hay những bức xúc nhất thời mà nhậnthức không đúng về Đảng, Nhà nước, về đội ngũ cán bộ, để rồi đăng tải, bình luận, chia sẻ những thông tin bịa đặt, ác ý về công tác phòng, chống dịch bệnh. Những hành động như vậy chẳng những làm xói mòn niềm tin vào Đảng và chính quyền, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch mà còn làm hủy hoại cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, tự biến mình thành kẻ tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta./.  
THÀNH NGUYỄN


NGUYỄN HÙNG LẠI GIỞ TRÒ
CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
                            
Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 của toàn Đảng, toàn quân và toàn thể dân tộc Việt Nam trước đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc, kết thúc chiến tranh, đem lại sự thống nhất đất nước. Ý nghĩa lớn lao của chiến thắng đó đã được lịch sử ghi nhận và không có gì phải bàn cãi. Thế nhưng, cứ đến dịp 30/4 hàng năm, một số thế lực, cá nhân vẫn cố tình đi ngược lại lịch sử, đưa ra những nhận định nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Nguyễn Hùng - VOA New, trong bài viết “Corona: Người Việt đối mặt với tháng tư đen kép” ngày 01/4/2020, là một trong những kẻ như thế
Tháng tư có phải là “tháng tư đen” không? Chiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng của chính nghĩa, chiến thắng của một dân tộc quả cảm, dám đứng lên đấu tranh với chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai, đấu tranh làm thất bại hoàn toàn âm mưu chia rẽ dân tộc, chia cắt đất nước. Kết quả của cuộc đấu tranh đó là đất nước Việt Nam được hoàn toàn thống nhất, dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh chia rẽ, người dân được hoàn toàn tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nội dung chính bài viết của Nguyễn Hùng là điểm lại tình hình dịch covid ở Mỹ. Cái gọi là “tháng tư đen kép” mà Nguyễn Hùng đề cập đến chẳng có gì ăn nhập với nội dung bài viết. Có lẽ Nguyễn Hùng cố tình đề cập đến để câu view, câu like chăng?
Thực tế Việt Nam kể từ sau khi giải phóng, thống nhất đất nước đến nay, những thành tựu về xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an sinh xã hội, … đã được cộng đồng Quốc tế, Nhân dân cả nước và đông đảo bà con kiều bào công nhận. Thành quả đó thể hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, thể hiện sự tin yêu của toàn dân tộc đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, với đường lối độc lập, tự chủ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng phát triển. Ở thời điểm dịch covid đang hoành hành khắp thế giới, mặc dù đất nước còn nghèo, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, Việt Nam vẫn thể hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng quốc tế bằng những hành động cụ thể. Đó là ủng hộ trang, thiết bị y tế, kinh nghiệm chữa trị của mình đối với thế giới.
Bà con kiều bào ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Hầu hết kiều bào, kể cả những người đã từng có quan điểm trái ngược (luật sư Hoàng Duy Hùng là một ví dụ), đều đánh giá đúng về những kết quả của cách mạng Việt Nam, tin tưởng vào đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà Việt Nam đang thực hiện và đều có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước. Trong đại dịch Covid, tất cả người Việt ở nước ngoài khi về Việt Nam đều được tiếp nhận, khi thực hiện cách ly đều được chăm sóc chu đáo về mọi mặt.
Xu thế chung trên thế giới hiện nay là hợp tác, cùng nhau phát triển. Các nước, bao gồm những nước trước đây có xảy ra chiến tranh, đều đã gác lại quá khứ, cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước. Vậy thì những kẻ như Nguyễn Hùng, xới lại quá khứ, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đi ngược lại với xu thế chung của thế giới, có phải là những người thực sự muốn đất nước phát triển. Phải chăng họ là những kẻ phá hoại?
VĂN HUẤN