Thứ Ba, 1 tháng 2, 2022

 

Cảnh giác trước tà đạo “Bà Cô Dợ”

         

          Tà đạo “Bà Cô Dợ” xuất hiện ở hai huyện Mường Tè và Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu từ tháng 11, năm 2016 và đã thu hút nhiều người dân tham gia, đặc biệt trong đồng bào dân tộc thiểu số của một số huyện của tỉnh Điên Biên và Lai Châu.

Người sáng lập và làm Hội trưởng đạo “Bà Cô Dợ” hay còn gọi là Hội Thánh Đức Chúa trời yêu thương chúng ta là Vừ Thị Dợ sinh năm 1978, người Mông, sinh sống ở thành phố Milvvaukee, bang Wilcosin nước Mỹ) Tính chất tà đạo biểu hiện ở:

Về đối tượng Vừ Thị Dợ đã từng theo Công giáo và hệ phái Tin lành CMA nhưng thường xuyên tạc Kinh thánh nên đã bị trục xuất khỏi giáo hội. Sau khi tách ra (11/2016), Vừ Thị Dợ đóng vai trò làm Hội trưởng, Vù Thị Mỹ - Phó Hội trưởng 1, Sùng Thị Mỷ - Phó Hội trưởng 2, Thào Chứ Lầu - Phó Hội trưởng 3 và Vàng A Páo - Thư ký.

Về hiến chương, điều lệ, đạo “Bà Cô Dợ” không có hiến chương, điều lệ rõ ràng. Đối tượng Vừ Thị Dợ chỉ lợi dụng xuyên tạc một số câu, điều trong Kinh thánh Cựu ước, Tân ước để giảng dạy, tuyên truyền đạo. Vừ Thị Dợ tuyên truyền con trai út Cứ Nu Si Lông chính là Chúa Giê Su tái thế, sẽ cai trị người Mông trong 1.000 năm. Vừ Thị Dợ còn tự nhận mình là người được Chúa Trời chọn để tái lâm lần thứ 2; không phải đóng 10 % thu nhập, ai tin theo đạo “Bà Cô Dợ” sẽ được chia tiền.

Về lễ nghi sinh hoạt của “Bà Cô Dợ” cơ bản giống với các điểm nhóm theo đạo Tin lành. Tuy nhiên, tổ chức Lễ giáng Sinh không cùng thời điểm với đạo Tin lành (23/11 là ngày tái sinh của Nu long - Chúa tái lâm lần thứ hai) và không tổ chức lễ phục sinh. Thời gian đầu, số người theo đạo “Bà Cô Dợ” sinh hoạt từ 21h tối thứ bảy đến 2h sáng hôm sau, hiện nay đã chuyển sang sinh hoạt vào ngày chủ nhật hàng tuần. Các đối tượng và những người tin theo tập trung sinh hoạt tại điểm nhóm.

Về tính phản khoa học, phản động là các đối tượng tuyên truyền mê tín dị đoan, xuyên tạc Kinh thánh, đả kích các tôn giáo chính thống, chê bai phong tục truyền thống của người dân tộc Mông; tuyên truyền về ngày tận thế, việc vua Mông ra đời với mục đích chính trị, thành lập nhà nước của người Mông.

Không dừng lại ở đó, chúng lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để tuyên truyền các nội dung thiếu khoa học như “trái đất sẽ bị huỷ diệt” “ngày tận thế” có liên quan đến dịch COVID 19 như “Chúa sẽ làm cho trái đất nổ tung hết, sẽ làm cho con người bị diệt vong hết; làm cho trái đất khô cằn, làm cho con người chết dần. Lý do Chúa hủy diệt trái đất là vì con người không làm theo lời của Chúa, không theo ý Chúa, chỉ những người theo Chúa (những người theo “Bà Cô Dợ” sẽ được cứu sống) nên bây giờ Chúa mới cho “người mẹ ” về đây cho con người đến với Chúa. Những người ở phía mặt trời lặn gào thét trong sự sung sướng, đó là ở Mỹ và Châu Âu; những người ở phía mặt trời mọc sẽ cảm ơn Chúa, đó là ở Việt Nam, Lào, Thái Lan; những người sót lại sẽ có niềm vui, những người sót lại là những người đến với Chúa (theo Bà Dợ), Chúa sẽ chọn những người sót lại. Trái đất sẽ bị nổ tung thành từng mảnh; Chúa sẽ gom hết con người trên trái đất vào nhốt trong cái hố sâu, hết 1.000 năm Chúa mới phán xét cho. Mặt trời sẽ ngừng sáng, mặt trăng sẽ tối và Chúa sẽ là người cai quản, đó là Chúa Nu Long…”. Ngoài ra, chúng còn tuyên truyền xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch bệnh của nước ta. Cụ thể, Vừ Thị Dợ tuyên tuyền “Không được tiêm vaccine phòng dịch bệnh COVID-19 vì sẽ làm giảm trí nhớ, gây hại sức khoẻ cho con người”. Đồng thời, hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan y tế để không tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bằng các thủ đoạn truyền đạo như sử dụng bài hát về Chúa đã được cải biên trên nền nhạc trẻ, nhất là từ tháng 11/2016 đến nay, Vừ Thị Dợ đã gửi về nước số tiền 20.000 USD (huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn) - Lai Châu, 11.977 USD huyện Mường Nhé - Điện Biên số tiền 9.000 USD). Số tiền này được các đối tượng trong nước sử dụng để mua sắm các thiết bị thu phát wifi, máy tính, điện thoại nhằm mục đích quay lại các buổi sinh hoạt rồi gửi cho số đối tượng bên ngoài tài liệu tuyên truyền, ngoài ra mỗi người theo được cấp 600.000-800.000 đồng/tháng.gửi về nước số tiền 20.000 USD (huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn) - Lai Châu, 11.977 USD huyện Mường Nhé - Điện Biên số tiền 9.000 USD). Số tiền này được các đối tượng trong nước sử dụng để mua sắm các thiết bị thu phát wifi, máy tính, điện thoại nhằm mục đích quay lại các buổi sinh hoạt rồi gửi cho số đối tượng bên ngoài tài liệu tuyên truyền, ngoài ra mỗi người theo được cấp 600.000-800.000 đồng/tháng, nên đã lôi kéo nhiều đồng bào người Mông và đã là tín đồ của Hội thánh Tin lành tin theo. Thời điểm cao nhất vào năm 2017-2019, tổ chức “Bà Cô Dợ” đã có 19 điểm, nhóm với 773 người.

Như vậy, có thể khẳng định, các đối tượng lợi dụng niềm tin tín ngưỡng của chính đồng bào Mông, xâm hại trực tiếp truyền thống văn hóa lâu đời, bản sắc tốt đẹp của dân tộc Mông. Xuyên tạc, lôi kéo người dân thực hiện mục đích chính trị, thành lập nhà nước của người Mông. Đó là hành vi của những kẻ mưu đồ chống phá Nhà nước, lật đổ chính quyền nhân dân, gây chia rẽ đại đoàn kết toàn dân tộc.

ÔNG CHA TA ĐÁNH GIẶC: HỌ ĐÃ CHIẾN ĐẤU QUÊN MINH CHO ƯỚC NGUYỆN VỀ MỘT MÙA XUÂN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC!

         Tấm ảnh bên trên được các ký giả, nhà sử học quen gọi là “nụ cười chiến thắng”. Người con gái nở nụ cười ấy là du kích Võ Thị Thắng, cô bị chính quyền VNCH kết án 20 năm tù giam vì các tội danh liên quan đến tham gia các phong trào sinh viên, ủng hộ quân Giải phóng, chống lại VNCH. Trước đó, chính quyền VNCH đã nỗ lực moi những nguồn tin từ cô nhưng vô vọng. Khi thẩm phán tuyên bản án, du kích Võ Thị Thắng cười nói: “20 năm? Liệu chính quyền của các ông có tồn tại được 20 năm để bỏ tù tôi không”. 


Báo giới Mỹ không chú ý đến câu nói ấy. Và chỉ 7 năm sau câu nói ấy, Việt Nam thống nhất, chính quyền VNCH sụp đổ. Tổng thư ký hội liên hiệp sinh viên lớn nhất Ấn Độ (SFI) Mayukh Biswas đăng về sự kiện này trên trang cá nhân với thái độ đầy tự hào và tôn trọng.


Bức ảnh bên dưới ghi lại cảnh một chiến sĩ biệt động Sài Gòn bị lực lượng Mỹ bắt đi chờ xử lý. Điều ẩn giấu đằng sau bức ảnh ấy là, phần lớn đồng đội của anh đã hy sinh trong nhiệm vụ vào ngày 30 Tết năm đó, đặc biệt là trong trận Sứ quán Mỹ và trận Dinh Thống Nhất. Sau này, những cựu binh Mỹ - đối thủ lực lượng biệt động Sài Gòn trả lời phỏng vấn rằng, họ không tin những con người nhỏ bé ấy dám chiến đấu với một lực lượng to cao gấp đôi họ. 


Trước khi đánh trận Mậu Thân 1968, các lực lượng biệt động phía ta đã ăn Tết sớm. Bên cạnh những lễ ăn Tết sớm còn có những lời truy điệu sớm.


Đại tá Tư Chu, người bị MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam) truy nã lên tới 2 triệu đô la quyết định rằng các chiến sĩ biệt động sẽ chiến đấu cảm tử, quyết không để rơi vào tay giặc, họ chấp nhận ra đi vào đúng những ngày đầu năm mới cho Tổ Quốc có một mùa xuân tươi đẹp. Quyết định này đến từ nguyện vọng của các chiến sĩ biệt động. 


“Biệt động thành có bao nhiêu đánh bấy nhiêu” - sau mệnh lệch ấy, những chiến sĩ biệt động tiến đánh các mục tiêu được đề ra. Toàn bộ những trận tại sứ quán Mỹ, đài phát thanh… được cập nhật đến người dân Mỹ trên sóng truyền hình, truyền thanh, báo giấy. 


Chỉ vài tuần trước đó, tướng Westmoreland đã khẳng định chắc chắn với báo giới, người dân nước này rằng phe cộng sản đang rút lui và chiến sự diễn ra tốt đẹp. Đại tướng nổi danh này đúc kết rằng sau 14 năm, Hoa Kỳ đã thu lại được sự tích cực và nước này “đã được đền đáp”. Nhưng những chiến sĩ biệt động thì nói không. Tướng Westmoreland, Lầu Năm Góc và Nhà Trắng chấn động vì những cuộc tấn công vào những nơi trọng yếu nhất Sài Gòn, những nơi được canh giữ cẩn mật, sau đó, một cuộc tấn công với hơn 80 ngàn chiến sĩ Giải phóng nổ ra. 


Trong đội biệt động có một chiến sĩ tên Vinh - 17 tuổi, Vinh hào hứng khoe rằng sau trận đánh sẽ về quê lấy vợ. Vinh khẳng khái cho rằng, nuôi quân ba năm dụng một giờ, Vinh quyết tâm chiến đấu dù có hy sinh. Do đặc thù hoạt động bí mật, không ai biết rằng người vợ của chiến sĩ Vinh năm ấy là ai, liệu chị vợ của chiến sĩ Vinh có biết anh đã hy sinh anh dũng vào chiến dịch giữa giao thừa không.


Cô Yến Ngọc, vợ của chiến sĩ biệt động Ba Bong Bóng - làm nghề bán bóng dạo để che mắt quân địch, cho biết chồng cô giấu cô làm nhiệm vụ cách mạng. Gần lúc ra đi, chồng cô mới gọi cô vào truyền lại nhiệm vụ cuối cùng, đó là so khớp chiếc bạc thì chỉ cho đồng đội khu vực hầm. 


Đến nay, danh tính của 16 chiến sĩ tham gia vào trận sứ quán Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Họ tham gia họp hành và tác chiến với gương mặt luôn bị che kín, gọi nhau qua những bí danh và bí mật. Đại tá Trần Minh Sơn, chỉ huy cuối cùng của đội biệt động có một nỗi ăn năn day dứt mãi là ông không tìm kiếm được hài cốt của các chiến sĩ đã hy sinh ngày ấy. Cha mẹ của các chiến sĩ có hỏi rằng con họ đâu, đã hy sinh thì có hài cốt không? Câu trả lời ấy vẫn chưa được trả lời toàn vẹn.


Biệt động Sài Gòn, anh là ai? Anh từ đâu tới? Bây giờ anh ở đâu? - đó là câu nói nuối tiếc của PGS. TS Phan Xuân Biên về việc tìm ra tung tích, thông tin, toàn vẹn của một số chiến sĩ biệt động để làm công tác đền ơn, đáp nghĩa. 


Họ, những chiến sĩ biệt động Sài Gòn, đã chiến đấu quên mình cho mục tiêu mùa xuân thống nhất Tổ Quốc. Họ không chỉ là một đội quân, họ còn là đại diện cho cả một dân tộc. 


Nguyện ước mùa xuân 1968 không thành hiện thực với những người chiến sĩ biệt động Sài Gòn, nhưng chỉ 7 năm sau, nguyện ước thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đã thành công với mùa Xuân 1975. 

Đúng vào những này ở 54 năm trước, những chiến sĩ biệt động đã chiến đấu hết mình và hy sinh!

Yêu nước ST.

DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA: NHỮNG DANH NHÂN VIỆT NAM TUỔI DẦN!

         Trong lịch sử dân tộc ta, có lẽ do sự trùng hợp ngẫu nhiên mà xuất hiện những nhân tài: Có người có tài trị nước kinh bang tế thế, có người là nhà bác học, nhà sử học … sinh nhằm năm Dần. Ngày Xuân, xin được kể về các bậc tiền nhân tuổi Dần đã có nhiều đóng góp cho sự thăng hoa của dân tộc Việt Nam.

*Anh hùng Giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 - năm Canh Dần (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) quê ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội, thọ 79 tuổi.

Người sinh ra trong một gia đình: Cha là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

Năm 1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình.

Ngày 3/2/1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

Năm 1987, UNESCO đã tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam -Nhà văn hóa kiệt xuất”. Tạp chí TIME của Mỹ bầu chọn Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn, nhà thơ, nhà báo có nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, tập thơ Nhật ký trong tù...


*Đức vua Trần Thái Tông

Trần Thái Tông sinh năm Mậu Dần-1218, là vị vua đầu tiên của nhà Trần, tên thật là Trần Bồ, sau đổi thành Trần Cảnh. Ông còn là nhà nghiên cứu Phật học, nhà thơ.

Quê quán Trần Thái Tông ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là Mỹ Lộc, Nam Định). Làm vua từ năm 7 tuổi (năm 1225), ở ngôi 32 năm, làm Thái Thượng hoàng 19 năm, trước khi truyền ngôi cho con là Thái tử Trần Hoảng (sau là Vua Trần Thánh Tông).

Ông đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống lại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông. Với thắng lợi vẻ vang lưu truyền sử sách, đức vua Trần Thái Tông trở thành một vị minh quân. Ông còn được sử sách Phật giáo tôn xưng như bậc Thiền sư.

Qua đời vào năm 1277, thọ 59 tuổi, Trần Thái Tông để lại cho đời sau một số tác phẩm như: Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam, Lục thời sám hối khoa nghi...


*Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ

Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ sinh năm Canh Dần-1230, tên thật là Trần Tung (hay Trần Quốc Tung), là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyễn Thánh Thiên Cảm, tước hiệu Hưng Ninh Vương.

Ông là người hướng dẫn Vua Trần Nhân Tông vào cửa thiền; tham gia cả 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau khi kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết Độ Sứ cai quản phủ Thái Bình, nhưng không lâu sau ông lui về ấp Tịnh Bang lập Dưỡng Chân Trang để tu học Pháp Thiền.

Ông được Vua Trần Thánh Tông tôn làm Đạo huynh. Nhiều áng thơ-bài kệ do ông sáng tác được kiết tập trong Thượng Sĩ Ngữ Lục được lưu truyền rất nổi tiếng. Ông viên tịch vào năm 1291, thọ 61 tuổi.


*Nhà Sử học Lê Văn Hưu

Lê Văn Hưu sinh năm Canh Dần - 1230, tại làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, (nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Thuở nhỏ, khôi ngô tuấn tú, tư chất thông minh, khoa thi Đình năm Đinh Mùi (năm 1248) Lê Văn Hưu đỗ Bảng Nhãn (sau Trạng Nguyên) khi 18 tuổi.

Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan (trông coi việc Hình luật), rồi Hàn lâm Viện học sĩ, kiêm Quốc Sử Việt giám tu. Năm 1272, ông đã hoàn thành việc biên soạn “Đại Việt Sử ký”, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta ghi lại những việc cốt yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ thời Triệu Đà ( từ năm 136 trước Công nguyên đến thời Lý Chiêu Hoàng năm 1225), tất cả gồm 30 quyển và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen).

Hiện nay, “Đại Việt sử ký” của ông không còn, “Đại Việt ký tục biên” của Phan Phù Tiên nối tiếp theo bộ “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu, ghi chép sự việc từ đời Trần Thái Tông (mở đầu nhà Trần - năm 1218) đến Lê Lợi chiến thắng quân Minh (năm 1427) gồm 10 quyển cũng đã thất truyền; chỉ còn lưu truyền bộ “Đại Việt Sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên biên soạn, gồm 15 quyển, hoàn thành vào năm Kỷ Hợi (năm 1479) dưới thời Lê Thánh Tông.

Trong bài tựa tác phẩm Đại Việt Sử ký toàn thư, Ngô Sỹ Liên viết: “Lê Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phan Phù Tiên là bậc cổ lão của Thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà... Ta không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây sửa sang lại, thêm vào một quyển “Ngoại kỷ” gồm một số quyển gọi là “Đại Việt Sử ký toàn thư”.

Qua đó có thể kết luận, Lê Văn Hưu là nhà sử học đầu tiên của nước ta và người đầu tiên đặt nền móng cho bộ sách “Đại Việt Sử ký toàn thư” hiện đang lưu truyền.


*Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm sinh năm Bính Dần -1746, là danh sĩ - nhà văn đời hậu Lê-Tây Sơn, tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, còn gọi là Ngô Thời Nhiệm, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.

Ông xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, quê ở Thanh Oai-Hà Tây (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội).

Thi đỗ giải Nguyên năm 1768, rồi Tiến sĩ Tam giáp năm 1775, Ngô Thì Nhâm được bổ nhiệm làm quan Bộ Hộ dưới triều Lê -Trịnh. Năm 1790, Vua Quang Trung mất, ông lui về nghiên cứu Phật học. Đến khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, ông và một số viên quan triều Tây Sơn bị đánh bằng roi đến chết tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Tác phẩm còn để lại: Hải Dương chí lược, Hy Doãn thi văn tập, Xuân Thu quản kiến...


*Phan Huy Chú

Phan Huy Chú sinh năm Nhâm Dần-1782, là nhà thơ - nhà bác học thế kỷ XIX, tự là Lâm Khanh hiệu Mai Phong, sinh tại làng Thụy Khê, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông là con của Phan Huy ích, nổi tiếng hay chữ từ nhỏ, thi đỗ Tú tài năm 1821. Minh Mạng biết tiếng, triệu ông vào kinh làm biên tu ở Viện Hàn lâm.

Năm 1824, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Năm 1828, làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, Hiệp trấn Quảng Nam. Năm 1830, lại giữ chức Phó sứ sang nhà Thanh, trở về bị khiển trách vì tội lạm dụng quyền hành. Năm 1832, bị buộc sang Giang Lưu Ba (Indonesia).

Đời quan trường của Phan Huy Chú lúc thăng, lúc trầm, nên sinh chán nản, ông từ quan về làng dạy học, viết sách rồi mất vào năm 1840, thọ 58 tuổi.

Bộ sách Lịch triều Hiến chương loại chí, gồm 49 quyển với 10 năm biên soạn là công trình biên khảo đồ sộ của ông. Ngoài ra, ông còn biên soạn các cuốn sách khác như: Hoàng Việt dư địa chí, Hoa thiều ngâm lục, và Hoa trình tục ngâm./.

Yêu nước ST.

ÔNG CHA TA ĐÁNH GIẶC: 31/1/1968. SÀI GÒN ĐÊM RUNG CHUYỂN, CHIẾN CÔNG VANG DỘI VÀ NHỮNG HI SINH OANH LIỆT CỦA CÁC CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN!

         Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã qua tròn 54 năm. Và khi nói tới sự kiện này, không ai có thể không nhắc tới biệt động Sài Gòn – một lực lượng mang tính đặc chủng, số lượng ít, trang bị vũ khí nhẹ nhưng đã gây nên bao nỗi kinh hoàng cho quân địch.

Những chiến công xuất sắc của lực lượng biệt động mang một giá trị lớn khi đánh thẳng vào các mục tiêu đầu não ngay tại Sài Gòn, làm rung chuyển quân địch trên chiến trường và tác động không nhỏ đến nước Mỹ.


 TỪ "KẾ HOẠCH X"

Tháng 4-1965, tại căn cứ Suối Dây, tỉnh Tây Ninh, Khu ủy Sài Gòn – Gia Định họp triển khai nhiệm vụ theo yêu cầu “Kế hoạch X” đã được đặt ra từ trước mùa khô năm 1964-1965 với phương án chuẩn bị tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc “Chiến tranh đặc biệt” ở mức cao nhất tại miền Nam.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp trên giao cho Quân khu Sài Gòn – Gia Định về mặt vũ trang là tiến hành xây dựng một lực lượng biệt động cùng các điều kiện bảo đảm cho lực lượng này có thể cùng một lúc bất ngờ tập kích chiếm lĩnh các cơ quan đầu não cấp trung ương của ngụy quyền Việt Nam cộng hòa tại Sài Gòn –Chợ Lớn và vùng ngoại ô khi có thời cơ chiến lược.

Lệnh tổng tiến công làm rực sáng Sài Gòn.

Thực hiện nhiệm vụ trên, Quân khu ủy và Bộ chỉ huy Quân khu Sài Gòn – Gia Định thành lập Đoàn biệt động Quân khu Sài Gòn – Gia Định với mật danh F100 và bí mật tiến hành chuẩn bị các điều kiện như nơi cất giấu vũ khí, nơi tập kết quân, phương tiện vận chuyển, chiến đấu... Các mục tiêu tiến công đã được xếp vào danh sách loại A, là 25 cơ quan đầu não của địch về quân sự, chính trị, kinh tế, các khu vực xung yếu về quân sự, các đầu mối giao thông thủy bộ…


...CHO TỚI "GIỜ G"

Với những chiến lược đã định từ trước, Trung ương Cục và Quân ủy Miền xác định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Sài Gòn-Gia Định là chiến trường trọng điểm, nơi có các mục tiêu quan trọng. Đánh vào những mục tiêu này, là đánh thẳng vào ý chí xâm lược của kẻ thù. Trong nhiệm vụ trọng yếu mà Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền giao cho Sài Gòn-Gia Định thì trọng trách đánh vào cơ quan đầu não của Mỹ sẽ do lực lượng biệt động đảm nhiệm. Đây là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp nhưng cũng hết sức vinh quang đối với lực lượng biệt động đã được cấp trên tin tưởng giao phó.

Để đảm bảo tác chiến thành công, lực lượng biệt động Sài Gòn được lập thành 9 đội biệt động với trên 100 cán bộ và chiến đấu viên, chia thành 3 cụm để tấn công các mục tiêu: Dinh Độc Lập, Đài Phát thanh Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tổng Tham mưu của ngụy quân Việt Nam cộng hòa, cổng Phi Long (sân bay Tân Sơn Nhất), biệt khu Thủ đô, khám Chí Hòa. Và đến giờ chót, chỉ cách giờ nổ súng 1 tuần, mục tiêu tòa Đại sứ Mỹ được đưa thêm vào danh sách. Trước tình thế này, lực lượng biệt động Sài Gòn cấp tốc thành lập thêm Đội biệt động số 11 và đưa thêm vũ khí từ Củ Chi về Sài Gòn cất giấu để kịp thời tác chiến cùng lúc với các mục tiêu khác.

Ở thời điểm này, lực lượng phòng thủ bảo vệ Sài Gòn của Mỹ và Việt Nam cộng hòa có 8 sư đoàn và 8 tiểu đoàn thủy quân lục chiến cùng 20 vạn lính địa phương và các đơn vị cơ giới binh chủng. Nếu so sánh về lực lượng, địch chiếm ưu thế hoàn toàn về binh, hỏa lực và phương tiện.

Nhưng lợi dụng sơ hở xuất phát từ sự chủ quan trong những ngày Tết của địch, lực lượng biệt động Sài Gòn lên phương án lọt vào trong lòng địch, đánh từ trong ra để gây rối loạn, biến động. Các chiến sĩ biệt động đã đột nhập an toàn vào nội thành từ nhiều hướng, liên lạc với nhau tại các điểm hẹn, nhận nhiệm vụ, chuẩn bị phương án và vũ khí.

Ngày 30 Tết, các đơn vị đã hoàn tất công tác chuẩn bị… và giữ được bí mật cho tới giờ G nổ súng. Các chiến sĩ biệt động ai nấy đều có chung một tâm trạng phấn khởi, tin tưởng trước khi vào trận đánh. Hàng trăm chiến đấu viên đã bước vào cuộc tiến công và nổi dậy với một quyết tâm cao độ.

Đêm 30 rạng ngày 31-1-1968, mệnh lệnh tiến công được bắt đầu. Quân Giải phóng và lực lượng vũ trang đồng loạt tiến công vào các thành phố, thị xã, thị trấn, quận lỵ và hàng loạt căn cứ, kho tàng, sở chỉ huy, sân bay, bến cảng... của địch, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968. Và lực lượng biệt động Sài Gòn, từ khắp các điểm náu quân cũng đồng loạt tiến công các mục tiêu đã định.


NHỮNG TRẬN ĐÁNH RUNG CHUYỂN SÀI GÒN

16 chiến sĩ biệt động của Đội biệt động số 11 có nhiệm vụ tiến công vào tòa Đại sứ Mỹ đã cải trang, tạo thế hợp pháp đi qua các trạm gác của địch, tiếp cận mục tiêu. Tòa đại sứ Mỹ nằm ở phố Hàm Nghi, vào năm 1965 đã bị lực lượng biệt động Sài Gòn phá sập nên phải xây lại đến năm 1967 mới xong. Lo sợ lại bị tấn công lần nữa nên tòa đại sứ mới được cấu trúc vững chắc hơn, bảo vệ cẩn mật hơn. Với mục tiêu kiên cố và được bảo vệ như thế, các chiến đấu viên của Đội biệt động 11 đã quyết tâm rất cao để thực hiện nhiệm vụ.

Đúng giờ G, 1 chiến sĩ biệt động dùng bộc phá phá vỡ mảng tường phía trước tòa đại sứ làm cửa đột nhập. Bất ngờ trước tiếng nổ lớn, lại đang trong những ngày Tết nên quân địch hốt hoảng, chưa kịp đối phó. Toàn đội biệt động nhanh chóng lao vào phía trong, chia làm ba mũi công kích. Mũi thứ nhất tiêu diệt toán lính gác, mũi thứ hai chiếm giữ cổng sau, mũi thứ ba đánh vào tòa nhà làm việc của nhân viên.

Chỉ sau 5 phút chiến đấu, lực lượng biệt động đã chiếm được tầng 2 của tòa nhà. Sau giây phút bàng hoàng vì quá bất ngờ, địch bắt đầu phản kích nhưng cả ba đợt phản kích đều bị lực lượng biệt động đánh lui.

Cho tới 9h, Mỹ dùng máy bay lên thẳng đổ quân cảnh xuống nóc tòa nhà rồi dùng chất độc hóa học từ trên đánh xuống, kết hợp cùng lực lượng từ bên tòa đại sứ Pháp kế cận đánh sang. Các chiến sĩ biệt động chiến đấu giữ từng cầu thang, từng căn buồng, nhưng lực lượng mỏng, các chiến đấu viên đã ngoan cường chiến đấu đến người cuối cùng. Phía Mỹ đưa tin, sau trận tập kích của lực lượng biệt động vào tòa đại sứ Mỹ, đã có “5 binh sĩ Mỹ tử trận, 24 người chết trong bệnh viện, 124 người bị thương”.

Trận tập kích vào tòa đại sứ đã gây xôn xao dư luận nước Mỹ và thế giới. Ngay ngày hôm sau, tờ Thời báo New York bình luận: “Cuộc tiến công của đối phương vào tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn cho thấy thêm những bằng chứng đau xót về sức mạnh có hạn của Mỹ ở Châu Á”.

Tờ Tin tức Washington đã viết: “Các cuộc tiến công ồ ạt, táo bạo của Cộng sản ngày 31-1 là một điều đáng kinh ngạc. Mỹ đã phải dùng máy bay lên thẳng đổ bộ xuống nóc nhà sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đang mù mịt trong khói đạn để giành lại ngôi nhà được coi là “chống du kích”, đã bị Cộng sản chiếm trong 6 giờ liền. Chỉ riêng cảnh tượng đó cũng đủ để xóa tan những nhận định lạc quan trước đó của Chính phủ Tổng thống Johnson”.

Hay như Don Oberdoifer, một nhà báo Mỹ có mặt tại Miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân đã viết trong một cuốn sách dày ngót 400 trang với tựa đề “Tết” được xuất bản tại New York: “Tuy là một trận đánh nhỏ về số người tham gia, nhưng đã kích động mạnh mẽ công chúng Mỹ về chính trị và tâm lý. Sứ quán Mỹ, nơi ngọn cờ sao và vạch chính thức cắm trên lãnh thổ Việt Nam, là điểm tượng trưng cho cố gắng và quyền lực Mỹ! Trận đánh đã khiến cho người ta thấy lực lượng Cộng sản mạnh hơn nhiều so với chính phủ Mỹ tuyên truyền...”.

Nhiệm vụ tấn công vào Dinh Độc Lập thuộc nhiệm vụ của đội biệt động số 5. Khoảng 1h30' ngày 31-1, 15 chiến đấu viên đi trên ba xe ô tô tải nhỏ, xuất phát từ hai hướng tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Khi vào đến gần mục tiêu thì bị phát hiện, ta lập tức nổ súng. Chiếc xe tải đi đầu mang khối thuốc nổ gần 200kg lao nhanh tới phá cổng.

Địch huy động lính ào ra bịt cửa. Các chiến đấu viên buộc phải triển khai chiến đấu trên đường Nguyễn Du. Khi đoàn xe vào đường Nguyễn Du, những ụ gác của quân đội Mỹ ở đây nhốn nháo đề phòng. Chiếc xe đi đầu đã tiêu diệt ụ gác đầu tiên rồi nhanh chóng phóng đến cổng sau Dinh Độc Lập để một người lao vào đặt khối thuốc nổ phá cổng. Nhưng khối thuốc không nổ, 5 chiến sĩ trèo qua tường rào, tấn công vào trong dinh.

Lực lượng phòng vệ của quân đội Mỹ, sau phút hoảng loạn đã bắn trả dữ dội, 5 chiến đấu viên đã hy sinh. Những người còn lại trong đội xác định không đánh được vào trong dinh thì sẽ chiến đấu ở bên ngoài dinh. Tuy lực lượng mỏng, tình thế bất lợi nhưng đội biệt động vẫn kiên cường đánh trả hai tiểu đoàn địch, dùng B40 bắn cháy 2 xe chỉ huy, quét diệt từng cụm quân địch. Cuộc chiến đấu không cân sức kéo dài đến 5h sáng, đội biệt động đã hy sinh 8 người, 4 người bị thương nặng, 3 người còn lại vẫn bám từng căn nhà, gốc cây, kiên cường chiến đấu…

Trong trận đánh tại Bộ Tổng Tham mưu ngụy quân Việt Nam cộng hòa, 3 cụm biệt động với 27 chiến đấu viên đến giờ nổ súng đã tiêu diệt 1 trạm gác, lọt vào cổng, phát triển tiến công vào bên trong. Địch với số quân đông gấp nhiều lần đã phản kích ác liệt. Trận đánh kéo dài cho đến ngày mùng 3 Tết, tiêu diệt và làm bị thương gần 100 tên địch, 2 xe thiết giáp và đại liên của chúng bị phá hủy. Hai chiến đấu viên của đội biệt động hy sinh, số còn lại hầu hết đã bị thương, buộc phải rút ra ngoài vì hết đạn.

Mục tiêu tiến công của Đội biệt động số 3 là Đài Phát thanh Sài Gòn. Toàn đội gồm 12 người được ém sẵn trong gia đình đồng chí Trần Phú Cương, tại ngôi nhà 65 Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần đài phát thanh. Chỉ sau vài phút tiến công, các chiến đấu viên đã chiếm giữ được đài phát sóng. Địch dùng cả xe tăng, bộ binh, máy bay đánh giải tỏa liên tục. Đội biệt động đã chiến đấu quả cảm, đến 6h ngày 31-1, 10 người trong đội đã hy sinh, hai chiến sĩ biệt động cuối cùng buộc phải dùng bộc phá đánh hỏng các thiết bị phát thanh của địch.

Tại Bộ Tư lệnh Hải quân, 14 chiến sĩ biệt động tiến công chiếm giữ mục tiêu trong 3 giờ, lực lượng địch đông và phản kích quyết liệt, 12 người đã hy sinh.

Vậy là, trong ngày mở màn chiến dịch Xuân Mậu Thân, 31-1-1968, lực lượng biệt động Sài Gòn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chiếm 5 mục tiêu là những cơ quan trọng yếu của Mỹ và ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa.

 Các trận đánh đã gây được tiếng vang lớn, làm rung chuyển cả Sài Gòn, đặc biệt là trận tiến công vào Đại sứ quán Mỹ đã gây chấn thương tinh thần cho giới lãnh đạo Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.

Ngay sau những trận đánh của lực lượng biệt động vào các cơ quan đầu não của Mỹ và ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa, tờ Tin hàng ngày Washington đã đăng 1 bài xã luận với tựa đề: “Chúng ta trước đây ở đâu? Chúng ta hiện nay đang ở đâu”? Kèm theo bài báo là bức biếm họa vẽ tướng Westmoreland bị một chiến sĩ giải phóng gí súng vào bụng ở trong góc một ngôi nhà có đề chữ Sứ quán Mỹ - Sài Gòn. Súng của Westmoreland rơi xuống đất, những ngôi sao bật khỏi cầu vai áo... Bức biếm họa với dòng phụ đề: “Chúng ta đi qua chỗ ngoặt… tướng Westmoreland ạ”.


Là một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, biệt động Sài Gòn đã khẳng định được vị trí vai trò xung kích của mình bằng những chiến công xuất sắc đánh thẳng vào trung tâm đầu não chiến tranh của Mỹ và ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa. Những chiến công này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và cả miền Nam, tạo một bước ngoặt mới làm thay đổi cục diện chiến tranh, đưa cuộc kháng chiến tiến lên giành hoàn toàn thắng lợi vào mùa Xuân năm 1975./.

Ảnh 1: Lực lượng biệt động đặc công nhận nhiệm vụ và tuyên thệ trước giờ xuất kích trận Mậu Thân 1968

Ảnh 2: Đội trưởng Ngô Thành Vân bị quân cảnh Mỹ bắt.

Ảnh: 3, Đại úy Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém) bị bắt và bị lực lượng an ninh ngụy áp giải trên đường phố Sài Gòn ngày 1-2-1968. Sau đó đại úy Bảy Lốp bị tên tướng ngụy Nguyễn Ngọc Loan hành quyết ngay trên đường phố./.


Môi Trường ST.

BÁC HỒ VỚI MÙA XUÂN THÀNH LẬP ĐẢNG

     Trong cuộc đời hoạt động của mình, với 30 năm đi khắp thế giới tìm con đường cứu nước, Bác Hồ của chúng ta đã có biết bao những mùa Xuân đáng ghi nhớ. Bác đã từng đón rất nhiều cái Tết Nguyên đán Việt Nam ở xứ người. Những cái Tết đạm bạc nhiều khi chỉ là bát cháo và cái bánh mỳ rẻ tiền ở một quán ăn nhỏ. Những ngày Tết, Bác nhớ đất nước quê hương da diết cùng với bao những dự định lớn lao. Nhưng mùa Xuân năm 1930 có thể nói là mùa Xuân lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là mùa Xuân lịch sử của cách mạng Việt Nam

Mùa Xuân Canh Ngọ 1930, nhận được liên lạc của Quốc tế cộng sản, Bác Hồ của chúng ta từ một vùng quê ở Thái Lan, đáp xe lửa đi Băng Cốc, rồi đi tàu thuỷ đến Sing-ga-po. Tại đây, Người chuyển sang một con tàu khác đi Hồng Kông. Ngồi trên tàu, qua cánh cửa, Bác được nhìn thấy bờ biển Tổ quốc thấp thoáng nơi chân trời. Nỗi nhớ nước, thương nhà làm tim Người thắt lại! Nỗi đau riêng của gia đình (cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh ra Người đã qua đời) hoà trong nỗi đau chung của cả một dân tộc. Bác nghĩ đến những đêm dài nô lệ, biết bao sĩ phu yêu nước đã tập hợp nhân dân, giương cao ngọn cờ chống giặc ngoại xâm. Nhưng những cuộc nổi dậy ấy đều bị dìm trong biển máu. Và trách nhiệm lịch sử nặng nề ấy đã đặt lên vai những người cộng sản. Ba tổ chức cộng sản ở Bắc, Trung, Nam được thành lập. Song yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng thống nhất trong nước. Các đồng chí Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn đã bí mật ra tận cảng biển để đón Bác.

Sau khi bàn bạc với các đồng chí của mình, liên lạc với các đồng chí quen biết cũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bác quyết định tổ chức Hội nghị hợp nhất các Đảng Cộng sản ở Việt Nam vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Ở Việt Nam và Trung Quốc, Tết Nguyên đán là ngày hội cổ truyền, thường kéo dài hàng tuần, người đi lại rất đông. Chính trong dịp này, những đại biểu tham dự Hội nghị có thể đi khỏi đất nước mà không ai để ý. Hội nghị họp từ ngày 3 đến mồng 7 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long (Trung Quốc) thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày cuối cùng của Hội nghị, Bác tổ chức một bữa cơm nhỏ ngay tại phòng ở của mình. Khi các đại biểu đã ngồi xung quanh bàn. Người xúc động nói: "Các đồng chí! Hôm nay là ngày lịch sử của chúng ta. Lênin vĩ đại đã nói: Chỉ Đảng nào có được một lý luận tiên phong, mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong. Bây giờ chúng ta đã có một Đảng như thế rồi - Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Nhân dân ta từ xưa đã có truyền thống đấu tranh anh dũng, nhưng suốt những năm ấy nhân dân ta lại thiếu người cầm lái sáng suốt. Giờ đây, Đảng của chúng ta phải gánh lấy vai trò này, và tôi tin rằng Đảng ta sẽ dẫn dắt nhân dân ta đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành Độc lập, Tự do cho Tổ quốc thân yêu".

Thực hiện tư tưởng của Bác trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, đoàn kết nhân dân thành một khối vững chắc để đánh giặc giữ nước và xây dựng nước nhà. Đảng ta luôn coi ý kiến, nguyện vọng của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng.

Đón Xuân mới, cùng với kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến Bác Hồ kính yêu - Nhà lãnh đạo thiên tài. Không những chúng ta mà bạn bè thế giới đã nói: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là "một cuộc đời, một bước ngoặt kỳ diệu, một sự nghiệp vĩ đại...".St

 

Ý NGHĨA CỦA VIỆC TREO CỜ TỔ QUỐC TRONG DỊP LỄ, TẾT

 


Mỗi một dân tộc, một Quốc gia đều có Quốc Kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Quốc Kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của hồn Nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ Quốc. Lá cờ đỏ sao vàng - Biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam và đã được cộng đồng Quốc tế công nhận và tôn trọng.

Việc treo cờ Tổ quốc là thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Treo cờ Tổ quốc trang trọng trong những ngày lễ lớn, ngày Tết cổ truyền của dân tộc là thể hiện lòng yêu nước và tự hào của mỗi công dân Việt Nam, biểu tượng của tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng đất nước, quê hương ngày càng phồn vinh... Đó là sự thể hiện lòng tri ân của chúng ta đối với sự hy sinh xương máu của các thế hệ cha, anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.St.

 

NHỚ MÃI BÀI THƠ CHÚC TẾT NĂM 1969

 

NHỚ MÃI BÀI THƠ CHÚC TẾT NĂM 1969

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.

Vì Độc lập vì Tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.

Tiến lên Chiến sĩ, đồng bào

Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn!

 

NHỮNG LỜI CẢNH BÁO CỦA BÁC HỒ

 


Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập không lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện tiêu cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại các cơ quan công quyền, như: “Óc bè phái. Ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai không hẩu với mình thì dù có tài cũng dìm họ xuống, họ phải mấy cũng không nghe. Đó là một khuyết điểm rất có hại. Nó làm cho đoàn thể mất cán bộ, kém nhất trí, thường hỏng việc. Đó là một chứng bệnh rất nguy hiểm”; “Óc hẹp hòi-Ở trong Đảng thì không biết cất nhắc những người tốt, sợ người ta hơn mình. Ở ngoài Đảng thì khinh người, cho ai cũng không cách mạng, không khôn khéo bằng mình. Vì thế mà không biết liên lạc hợp tác với những người có đạo đức tài năng ở ngoài Đảng”; "Óc quân phiệt quan liêu. Khi phụ trách ở một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì xem thường, đối với cấp dưới cậy quyền lấn áp"; "Ích kỷ, hủ hóa...".

Đó còn là những biểu hiện thể hiện rõ tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, như: "Bệnh tị nạnh-Cái gì cũng muốn “bình đẳng”... Bệnh này sinh ra vì hiểu lầm hai chữ bình đẳng; “Bệnh kiêu ngạo-Tự cao, tự đại, ham địa vị, hay lên mặt. Ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang vênh váo, cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình. Việc gì cũng muốn làm thầy người khác”; “Bệnh hiếu danh-Tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm. Đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay... Chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực”; "Bệnh cận thị-Không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ... chỉ trông thấy sự lợi hại nhỏ nhen mà không thấy sự lợi hại to lớn"; "Bệnh "cá nhân"... Không theo nguyên tắc sinh hoạt của Đảng... Không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỷ luật. Cứ làm theo ý mình..." Bên cạnh đó, "Bệnh xu nịnh, a dua-Lại có những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi. Theo gió bẻ buồm, không có khí khái"; “Kéo bè kéo cánh lại là một bệnh rất nguy hiểm nữa. Từ bè phái mà đi đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách gièm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng”... Những cán bộ, đảng viên mang trong mình các biểu hiện tiêu cực, các tật bệnh xấu này chính là những người suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, “hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư. Thậm chí dùng pháp công để báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ và Đoàn thể”.

Có thể nói, những biểu hiện tiêu cực, sự suy thoái mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra ở trên đều là "con đẻ" của chủ nghĩa cá nhân; không chỉ phản ánh sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt của người cán bộ, đảng viên mà còn là "kẻ địch nội xâm", kẻ thù của người cách mạng. Những cán bộ, đảng viên có suy nghĩ và hành động tiêu cực này là những người không chỉ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, độc đoán, chuyên quyền, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật mà còn coi thường công tác dân vận (không lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, ngày càng rời xa quần chúng, làm trái ngược nguyên tắc phải gắn bó mật thiết với nhân dân...).

 

AI “ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN”, “VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI”

 


Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp có được sự yêu mến, kính trọng của các tướng lĩnh đến những người lính bình thường trong toàn quân bằng tên gọi gần gũi, thân thương “Anh Cả”, “Anh Văn”; nhân dân vinh danh là “Đại tướng của nhân dân”; phía bên kia chiến tuyến dành sự tôn trọng, nể phục, gọi là “Vị tướng huyền thoại”, v.v. Điều đó có được bởi trong Đại tướng đã hội tụ đầy đủ các phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; các đức tính của người làm tướng Trí, Dũng, Tín, Nhân, Liêm, Trung theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xem đó là phương châm sống, phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng suốt đời.

Khi đảm nhiệm Tư lệnh các chiến dịch, Đại tướng luôn sâu sát, cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nghiên cứu, trinh sát nắm chắc tình hình chiến trường để tìm ra phương án tác chiến tối ưu nhất với phương châm: Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh; kiên quyết, dứt khoát phải giành cho bằng được thắng lợi dù địch mạnh đến bao nhiêu nhưng phải hạn chế cao nhất sự hy sinh xương máu của chiến sĩ, đồng bào. Trước, trong và sau mỗi trận đánh, Đại tướng đều đến tận chiến hào để thăm hỏi, động viên, chia sẻ với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, nhất là các đồng chí thương binh, gia đình liệt sĩ; căn dặn bộ đội quan tâm, giúp đỡ chính quyền, nhân dân địa phương ổn định tình hình, khắc phục khó khăn, thực hiện tốt công tác chính sách hậu phương quân đội, đẩy mạnh tăng gia, sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào. Từ quyết định thay đổi phương châm tác chiến “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đến mệnh lệnh “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng” trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đều thể hiện trách nhiệm, tư tưởng nhân văn trong nghệ thuật chỉ đạo dành thắng lợi vì nước, vì dân của Đại tướng.

Danh tiếng, uy tín, phẩm chất đạo đức, nhân cách của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống áp bức, bóc lột, bất công ở các nước thuộc địa Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ - La tinh; được thế giới vinh danh và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình ngưỡng mộ, cảm phục.St.

VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Một điều mà chúng ta phải khẳng định rất rõ ở là: Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, ở bất cứ quốc gia nào, quân đội cũng chịu sự chi phối của chính trị, không thể có quân đội phi giai cấp, quân đội đứng ngoài chính trị.

V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản và của chế độ Nga hoàng, bọn này trong thực tế bao giờ cũng lôi kéo quân đội vào chính trị phản động”.

Hiện nay, có một số người vẫn nghĩ rằng: Quân đội của các nước tư bản là “trung lập”, không chịu sự chi phối của chính trị. Đây là một sự mơ hồ, ảo tưởng trong nhận thức mắc bẫy âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội nhằm kéo quân đội thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, vô hiệu hóa công cụ bạo lực bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Thực tế cho thấy, ở các nước tư bản chủ nghĩa, có thể tồn tại nhiều đảng phái nhưng bao giờ quyền lãnh đạo cũng thuộc về một đảng. Chẳng hạn như ở Hòa Kỳ, dù có nhiều đảng phái nhưng chỉ có đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thay nhau nắm quyền. Trong hai đảng ấy cho dù đảng nào giành quyền lãnh đạo đất nước đi chăng nữa thì Quân đội Hoa Kỳ cũng không thể đứng ngoài chính trị.

Tương tự với các nước tư bản khác cũng vậy, quân đội là do nhà nước tư bản lập ra và nuôi dưỡng, nên dứt khoát nó phải phục vụ và bảo vệ quyền lợi cho nhà nước tư bản. Thế nên, nếu ai đó cho rằng ở các nước tư bản chủ nghĩa, quân đội là “trung lập”, là “phi giai cấp”, “phi chính trị”… là hoàn toàn sai trái.

Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp tiến hành công việc hệ trọng này. Ngay từ khi thành lập, cùng với tổ chức chỉ huy, tổ chức đảng trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (đơn vị tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay). Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam đã được khẳng định ngay từ ngày đầu thành lập.

Trong suốt hành trình hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vai trò lãnh đạo của mình đối với Quân đội nhân dân cũng như đối với lực lượng vũ trang. Để phù hợp với tình hình và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, hệ thống tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam có những điều chỉnh, nhưng quan điểm nhất quán của Đảng ta về sự lãnh đạo đối với quân đội là: “Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt…”.

Đảng lãnh đạo Quân đội tuyệt đối có nghĩa là không nhường quyền lãnh đạo cho bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khác. Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp về mọi mặt nghĩa là Đảng lãnh đạo quân đội bằng hệ thống tổ chức của Đảng trong quân đội, không thông qua bất kỳ một bộ phận, khâu trung gian nào; Đảng lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, các nhiệm vụ mà quân đội thi hành…

Đảng ta tổ chức ra hệ thống tổ chức của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam là để ngày càng khẳng định và tăng cường vai trò lãnh đạo của mình đối với quân đội. Hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo hệ thống dọc từ Quân ủy Trung ương cho đến chi bộ.

Cùng với quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Đảng trong quân đội trong Điều lệ Đảng, Ban Bí thư cũng ban hành các quy định về tổ chức Đảng, về cơ quan chính trị; Quân ủy Trung ương quy định về tổ chức cơ sở đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam rất rõ ràng, cụ thể.

Cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam được xác định trong các văn kiện của Đảng đều xuất phát từ cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.

Đồng thời, cơ chế lãnh đạo của Đảng ta đối với quân đội cũng được xây dựng trên cơ sở quán triệt đường lối, nhiệm vụ chính trị, đường lối nhiệm vụ quân sự của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới. Cơ chế ấy còn thể hiện sự kế thừa, phát huy được truyền thống tốt đẹp và kinh nghiệm quý báu của Đảng ta, quân đội ta trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Như vậy, cả lý luận và thực tiễn lịch sử đã chứng minh và khẳng định mạnh mẽ sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là nguyên tắc cơ bản, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Những quan điểm, luận điệu sai trái cho rằng quân đội phải “trung lập”, “đứng ngoài chính trị” là hoàn toàn phiến diện, chủ quan, vô căn cứ.

Chúng ta chẳng lạ, trong thực hiện “diễn biến hòa bình” các thế lực thù địch, phản động dùng nhiều chiêu trò, tung nhiều luận điệu hòng bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.

Những luận điệu, chiêu trò ấy sẽ ngày càng tinh vi, biến ảo hơn trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng nói chung, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại nói riêng.

Trước yêu cầu mới, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh mạnh mẽ với những quan điểm, luận điệu, chiêu trò chống phá.

Đồng thời, phải thường xuyên khẳng định và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa xã hội.St.

 

LỊCH SỬ IN DẤU

         Cách đây đúng 50 năm vào ngày 01/02/1968, cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam diễn ra trên hầu hết lãnh thổ của chính quyền tay sai Sài Gòn . Đây là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và có một vai trò và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa lịch sử như mắt xích quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, buộc Mỹ thừa nhận thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ và rút quân về nước.

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 ngày càng được khẳng định, trở thành biểu tượng của ý chí quyết chiến quyết thắng, khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Từ thực tế lịch sử, thành tựu và bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự đúc rút từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân(1968) nói riêng và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung vẫn sẽ còn nguyên vẹn giá trị để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc , Dù cho các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước có Cố tình xuyên tạc, nhằm hạ thấp chiến dịch Mậu thân 1968, Thì sự thật lịch sử vẫn là sự thật. Đây là cú đấm đanh thép vào đầu não của Mỹ và tay sai trên toàn các đô thị miền Nam.St

 

TRỌN NIỀM TIN YÊU VÀ TỰ HÀO VỀ ĐẢNG


Trong suốt 92 năm qua (1930-2022), sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử và thời đại, làm thay đổi cuộc đời mỗi con người và vận mệnh cả một dân tộc.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại! Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của Nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác…”.

Lịch sử đã chứng minh, từ ngày 3/2/1930 – ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sự kiện thành lập Đảng đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam trong mấy chục năm. Từ đây, cách mạng Việt Nam chuyển sang một trang mới.

Sau 15 năm đi theo đường lối cách mạng của Đảng, dân tộc ta đã làm nên kỳ tích vĩ đại: Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên đã bầu ra Quốc hội và Chính phủ hợp hiến, hợp lòng dân. Tháng 11 năm 1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên, khẳng định quyền độc lập của dân tộc, quyền tự do dân chủ của Nhân dân.

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã chấm dứt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Chiến thắng này góp phần cùng nhân loại làm cho thế kỷ XX trở thành thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã chiến đấu và chiến thắng cực kỳ anh dũng đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975), mở ra kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất và đi lên CNXH.

Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI mở đầu công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Từ năm 1986 đến nay, Đảng đã lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam và trên trường quốc tế. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.St

 

 

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP: TẤM GƯƠNG MẪU MỰC SUỐT ĐỜI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 


Hơn 30 năm trên cương vị Tổng Tư lệnh Quân đội, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn nêu tấm gương sáng về tinh thần cách mạng tiến công, sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, nghệ thuật cầm quân, quyết chiến và quyết thắng, đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn chiến tranh thâm độc của kẻ thù.

Theo Đại tướng, học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết phải học, hiểu về tinh thần “dĩ công vi thượng”. Đó là, làm gì cũng phải đặt lợi ích của chung lên trên hết, lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của gia đình, lợi ích của bản thân mình. Đại tướng luôn gương mẫu và chỉ bảo, hướng dẫn mọi người cùng thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ được giao, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho Tổ quốc. Tiếp thu, vận dụng sáng tạo, thành công tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đấu tranh cách mạng, nhất là các vấn đề: Phương pháp cách mạng; vai trò của quần chúng nhân dân; chiến tranh du kích và chiến tranh nhân dân; người trước, súng sau, chính trị trọng hơn quân sự, v.v.

Là một trong những cán bộ được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ dạy, được gần gũi, gắn bó gần 30 năm, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã sớm nghiên cứu viết về tư tưởng và cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi thôi đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý, chấp hành sự phân công của Trung ương Đảng, với tinh thần trách nhiệm cao, Đại tướng đã chuyên tâm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và có nhiều đóng góp đặc biệt quý báu, góp phần xây dựng nền móng cho bộ môn khoa học Hồ Chí Minh học. Cùng với các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ, Đại tướng đã góp phần quan trọng đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.St

 

ĐẤU TRANHA TRÊN MÂTỰ TRÂN TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CHỐNG LẠI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH HIỆN NAY


Có thể nhận thấy rằng, trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân thì cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển lý luận về đường lối đổi mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam, nhất là sự thành bại trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vì vậy để đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, lý luận chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, tuyên truyền và lan tỏa ảnh hưởng, truyền cảm hứng bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị và Quy định số 37-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về những điều đảng viên không được làm... Đây là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tình hình hiện nay; là cơ sở khoa học tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta để xây dựng, củng cố niềm tin tất thắng vào đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Đảng ta.

2. Thấm nhuần sâu sắc và thực hiện tốt hơn nữa những điều căn dặn của Bác Hồ: Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần phải có con người mới xã hội chủ nghĩa. Con người mới xã hội chủ nghĩa phải là người cách mạng “có đạo đức và văn hóa cách mạng”. Đây là điều căn cốt nhất, mang ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dựa vào cơ sở, nền tảng ấy để chủ động và tích cực tham gia cuộc đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, phản động, bảo vệ cái đúng, cái tốt, phê phán, phản bác cái sai, lệch lạc; bình tĩnh, khôn khéo và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, những cám dỗ vật chất tầm thường, giữ gìn phẩm chất đạo đức, nhân cách người cộng sản, thanh danh, uy tín của người cán bộ, đảng viên, nhất là trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và phòng, chống đại dịch Covid-19.

3. Đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, nắm vững những vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; nâng cao chất lượng, hiệu quả đợt sinh hoạt chính trị, học tập chuyên đề “Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân” mà Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị triển khai trong toàn quân. Điều đó thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới; chủ động, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

4. Kế thừa và phát huy tốt nhất kết quả, thành tựu đã giành được của cách mạng Việt Nam, nhất là thành tựu của hơn 35 năm đổi mới để tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tranh thủ mọi điều kiện và thời cơ thuận lợi để triển khai toàn diện và đồng bộ các giải pháp thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đã vạch ra; thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2022, góp phần xây dựng Quân đội “tinh gọn, mạnh” trong tình hình mới, cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường, thinh vượng, lập thành tích cao nhất chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 năm thành lập nước vào năm 2045. St

 

BÁC HỒ CHÚC TẾT NĂM DẦN

     Mỗi khi Tết đến, người Việt ta lại có thói quen đọc thơ xuân Bác Hồ để cảm nhận tình yêu thương của một vị lãnh tụ dành cho nhân dân, hiểu thêm về lịch sử của cách mạng. Cả hai năm Canh Dần 1950 và Nhâm Dần 1962, Bác đều có thơ chúc Tết. Đó là hai lời chúc, hai lời hiệu triệu ở hai thời điểm đáng nhớ của cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ thần thánh của dân tộc ta.

Năm Canh Dần (1950) là lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang chuyển mạnh từ thế cầm cự sang thế phản công, tích cực để tiến tới tổng phản công. Bài thơ chúc Tết năm đó của Bác rất mực giản dị mà ấm áp, có sức mạnh hiệu triệu nhân dân cả nước quyết tâm thi đua giành thắng lợi trên các mặt trận

Kính chúc đồng bào năm mới,

Mọi người càng thêm phấn khởi,

Toàn dân xung thi đua

Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới

Chuyển mau sang tổng phản công,

Kháng chiến nhất định thắng lợi...

Ta biết năm Canh Dần cũng là năm Bác tròn 60 tuổi. Đọc thơ Bác viết mùa xuân ấy càng thêm bồi hồi. Bởi chính đầu năm 1950, Bác từ Khấu Lấu, Vực Hồ, xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) để lên đường đi biên giới Việt Trung, bắt đầu chuyến công tác nước ngoài mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước. Bác cải trang trong bộ áo chàm của người Nùng, đầu đội mũ nồi, quàng chiếc khăn che nửa khuôn mặt để giữ bí mật. Từ chuyến đi này, nền Cộng hòa non trẻ của Việt Nam đã thoát khỏi thế bị đế quốc cô lập, biên giới được khai thông để có thể giao lưu bè bạn với Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu. Chuyến đi cũng khiến cho mùa xuân Canh Dần 1950 là mùa xuân khởi đầu để Việt Nam sẽ làm bạn với cả thế giới. Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc được tiếp thêm sức mạnh của cách mạng thế giới, từng bước huyển sang giai đoạn phản công và tổng phản công.

Mùa xuân ấy Bác vô cùng bận rộn việc trong và ngoài nước, nhưng Người vẫn có thơ chúc Tết với hồn thơ đầy hứng khởi. Càng thấm thía, hồn thơ luôn thường trực trong tâm hồn người chiến sỹ cách mạng, vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Và lịch sử đã cho thấy, sau lời hiệu triệu năm Canh Dần ấy, Bác thân chinh ra trận, chỉ huy Chiến dịch Biên giới 1950; và ngay sau đó, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đã bước sang giai đoạn mới và kết thúc thành công với thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Mùa xuân năm Nhâm Dần 1962, Bác viết:

Năm Dần, mừng Xuân thế giới,

Cả năm châu phấp phới cờ hồng.

Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi,

Bốn mùa hoa Duyên - hải, Đại - phong.

Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới,

Sức triệu người hơn sóng biển Đông.

Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi,

Hòa bình thống nhất quyết thành công.

Đây là năm thế giới có nhiều chuyển biến. Miền Bắc thi đua thực hiện năm thứ hai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Miền Nam đoàn kết một lòng dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, anh dũng trên tuyến đầu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vậy nên Bác Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi/Bốn mùa hoa Duyên Hải, Đại Phong. Duyên Hải, Đại Phong, Ba nhất là những phong trào thi đua điển hình như những bông hoa tươi thắm rực rỡ, trong vườn hoa thi đua ái quốc của cả nước đã được Bác biểu dương.

Lời chúc Bác dành cho miền Nam cũng thật tha thiết: Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới/Sức triệu người như sóng biển Đông. Bởi những năm ấy, đế quốc Mỹ điên cuồng ào ạt đưa quân vào hòng đè bẹp cách mạng miền Nam, tiếp tục chia cắt nước ta. Nhưng các phong trào đồng khởi đã lan rộng như sóng biển Đông, làm thất bại kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược của địch.

Lịch sử đã cho thấy, sau lời chúc, lời hiệu triệu năm Nhân Dần 1962 của Bác Hồ không lâu, quân và dân miền Nam đã phá tan hơn nửa số ấp chiến lược, tiêu diệt hàng chục ngàn tên địch, tạo thế và lực cho việc đánh thắng “chiến tranh đặc biệt” trong năm 1963, 1964 và lần lượt đánh thắng các chiến lược “chiến tranh phá hoại”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” sau đó. Và hiện thực đã đến vào mùa xuân 1975, đúng như lời Bác chúc: Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi/Hòa bình thống nhất quyết thành công.

Chúng ta đang đón mùa xuân mới Nhâm Dần 2022 với những niềm hứng khởi và cả thách thức bởi dịch bệnh chưa lui. Đọc lại hai bài thơ Bác chúc Tết năm Dần hồi ấy, chúng ta càng có thêm niềm hứng khởi để vượt qua thách thức. Giống như năm Dần của kháng chiến chống Pháp và năm Dần của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta được Bác chúc “nhất định thắng lợi” và “nhất quyết thành công”.St

 

LỜI BÁC HỒ DẠY

 

    “Mục đích của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nâng cao không ngừng đời sống nhân dân và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
    Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài Nói chuyện tại hội nghị phổ biến nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ ba về kế hoạch nhà nước năm 1961, đăng trên Báo Nhân dân, số 2509, ngày 31-1-1961; trong bối cảnh đế quốc Mỹ đang tăng cường cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam thành hai miền Nam, Bắc.
    Trong bài nói chuyện, Hồ Chí Minh khẳng định mục đích cao nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là: Nâng cao không ngừng đời sống nhân dân, đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà. Người yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên của Đảng phải quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương thành kế hoạch hoạt động cụ thể, làm cho Nghị quyết của Đảng, kế hoạch của Nhà nước thấm sâu vào thực tiễn, tạo ra nhiều thắng lợi. Lời bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đại biểu dự Hội nghị quán triệt, tiếp thu nghiêm túc và nhanh chóng tuyên truyền, triển khai, cụ thể hóa thành kế hoạch hoạt động thiết thực, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch, thúc đẩy công cuộc xây dựng miền Bắc phát triển lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
    Lời nói chuyện của Bác tại buổi phổ biến Nghị quyết Trung ương ba khóa III, được các cấp ủy đảng trong Quân đội lĩnh hội, tổ chức học tập, quán triệt và triển khai chặt chẽ. Quân đội ta đã khẩn trương xây dựng kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965); tập trung xây dựng Quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại; chủ động xây dựng các binh đoàn chủ lực có khả năng cơ động nhanh, sức chiến đấu mạnh và các binh chủng kỹ thuật... Với phương hướng xây dựng đúng đắn, quyết tâm cao, tổ chức thực hiện tốt, Quân đội ta đã nâng cao một bước sức mạnh chiến đấu; đồng thời, đã tạo ra những cơ sở thuận lợi cho việc mở rộng lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
    Thấm nhuần sâu sắc lời của Người năm xưa, Đảng, Nhà nước, quân đội ta vận dụng sáng tạo vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tập trung thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; toàn quân đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, được nhân dân tin yêu, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. St