Do đặc thù thông tin trên không gian mạng có
tốc độ truyền thông tin nhanh chóng, không gian, thời gian rộng mở nên những
thông tin trên mạng có khả năng tác động nhanh chóng, mạnh mẽ đến nhận thức của
con người ở mọi đối tượng, nhất là trong một thời điểm nhất định có thể tạo làn
sóng tích cực hay tiêu cực tác động vào đời sống kinh tế - xã hội và tình hình
an ninh, trật tự của một khu vực hay một quốc gia.
Thực tiễn trong những
năm qua, các tổ chức khủng bố triệt để lợi dụng các hình thái mạng xã hội để
tuyên truyền về chủ nghĩa khủng bố, đồng thời cũng coi đây là phương thức liên
lạc an toàn hiệu quả cho các thành viên trên thế giới thực hiện các hành vi
khủng bố theo kiểu “sói đơn độc”. Phương thức sử dụng không gian mạng để thực
hiện các hoạt động khủng bố đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ về
công tác an ninh cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Vậy hình thức khủng bố
“sói đơn độc” là gì?
Thời gian gần đây,
nhiều quốc gia đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố đơn lẻ vào
những khu vực đông người ở các nước như Anh, Pháp, Bỉ.... Các vụ tấn công liên
tiếp này đang tạo ra tâm lý bất an ở nhiều nước.
Phương thức khủng bố
nguy hiểm vì tính chất đơn lẻ, hành động một mình nên manh mối về âm mưu tấn
công của những kẻ khủng bố rất khó bị phát hiện.
Sự truyền bá tư tưởng
khủng bố, cực đoan trên không gian mạng được thực hiện qua mạng Internet, các
web chìm hoặc mạng xã hội mã hóa đầu cuối đang được xem như là công cụ hỗ trợ
đắc lực cho các tổ chức khủng bố gieo rắc và kích động tư tưởng cực đoan tới
những cá nhân vốn đã mang sẵn sự thù ghét, bất mãn xã hội trong mình. Thực tế
đối mặt với phương thức khủng bố mới đã khiến cho các nước bên cạnh việc tăng
cường an ninh, theo dõi các đối tượng cực đoan kể cả trên môi trường không gian
mạng và đồng thời ban hành các đạo luật mới giúp cho lực lượng an ninh có thể
xâm nhập vào tài khoản nghi vấn trên không gian mạng với lí do an ninh trong công
cuộc chống khủng bố.
Tuy nhiên, để tiêu
diệt và ngăn chặn những phần tử cực đoan hành động như những con “sói đơn độc”,
những việc làm này là chưa đủ, lực lượng an ninh các nước cần nhiều hơn nữa về
sự phối hợp ở cấp liên quốc gia và khu vực, sự đánh giá đúng mức mối liên hệ
giữa các mạng lưới khủng bố qua không gian mạng ở bên ngoài biên giới mỗi quốc
gia và tội phạm quy mô nhỏ ở trong long các nước, nhất là trong cộng đồng người
nhập cư, nhằm ngăn chặn nguy cơ bị cực đoan hóa
Nguy cơ khủng bố trên
không gian mạng đối với Việt Nam
Không gian mạng là hệ
thống của những mối quan hệ trên nền tảng internet; Việt Nam là nước có số
người dùng Internet trên không gian mạng thuộc tốp đầu trên thế giới. Năm 2019,
dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là
36%.Cùng trong năm, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm
2017; hơn 55 triệu người sử dụng các mạng xã hội (chiếm 57% dân số) và 436 mạng
xã hội đang hoạt động, đứng thứ 7 trong 10 nước có số người sử dụng mạng xã hội
nhiều nhất thế giới. Cùng với những giá trị tích cực không gian mạng cũng bộc
lộ những mặt trái và hệ lụy của nó, không gian mạng “được ví như con dao 2 lưỡi
ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường, nhất là những đối tượng sử
dụng không đúng mục đích”.
Trong những năm qua kể
từ khi các hình thái mạng xã hội trên không gian mạng xâm nhập và phát triển
vào Việt Nam các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị trong và
ngoài nước càng gia tăng hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Thông qua các trung
tâm phá hoại tư tưởng, các tổ chức khủng bố lưu vong (như “Việt Tân”, “Quỹ
người Thượng”, “Khối 8406”, Ủy ban Cứu người vượt biển”, “Chính phủ quốc gia
Việt Nam lâm thời”, “Triều đại Việt”) và số đối tượng phản động, chống đối, bất
mãn chế độ, cơ hội chính trị trong nước đã tiến hành nhiều phương thức khác
nhau, đặc biệt là lợi dụng hình thái mạng xã hội trên không gian mạng để thực
hiện các hoạt động truyền bá tư tưởng cực đoan nhằm kích động người dân thực
hiện các hành vi như tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự; sử dụng bom
xăng tấn công lực lượng chức năng; thậm chí tuyển thành viên để tiến hành các
hoạt động khủng bố ở trong nước mà đối tượng đó không cần phải xuất cảnh ra
nước ngoài.
Điển hình từ cuối năm
2016, các đối tượng Đào Minh Quân, Phạm Lisa và một số đối tượng phản động
trong và ngoài nước là thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm
thời”, thông qua mạng xã hội đã lôi kéo nhiều đối tượng không nghề nghiệp, bất
mãn chế độ nhưng có chung một điểm là hám lợi thành lập các “nhóm hành động” để
tiến hành khủng bố, phá hoại tại Việt Nam.
Trong đó có vụ đặt bom
xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất năm 2016, vụ ném bom xăng bãi giữ xe vi phạm Công
an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2017 và gần đây nhất là vụ ném bom tại
trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình năm. Các vụ khủng bố trên dù chưa gây
ra thiệt hại lớn về người nhưng đã đặt ra những thách thức trong công tác đảm
bảo an ninh của Việt Nam. Qua quá trình điều tra, xét xử, các đối tượng đều thành
khẩn khai nhận trong quá trình sử dụng mạng xã hội đã tiếp xúc liên lạc với
những đối tượng khủng bố lưu vong ở nước ngoài và nhận hướng dẫn, chỉ đạo và
nhận tiền từ các đối tượng bên ngoài để thực hiện các hành vi khủng bố.
Từ những phân tích nêu
trên cho thấy, hoạt động truyền bá tư tưởng khủng bố trong thời gian qua đã
được các tổ chức khủng bố lưu vong người Việt ở nước ngoài đẩy mạnh trên không
gian mạng. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ truyền bá tư tưởng khủng bố trên không
gian mạng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục qua các trang tin chính
thống và các phương tiện thông tin đại chúng đểngười dân, nhất là những người
thường xuyên xử dụng mạng nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nguyên nhân, sự nguy
hiểm cùng tác hại, ảnh hưởng to lớn do hoạt động khủng bố gây ra không chỉ đối
với sống của mình và người thân mà đối với an ninh, an toàn xã hội.
Đồng thời công khai
các địa chỉ trang tin trên mạng xã hội của các tổ chức khủng bố lưu vong và các
đối tượng khủng bố người Việt ở nước ngoài để người dân nhìn nhận rõ nét về bản
chất, âm mưu, thủ đoạn của chúng để cảnh giác, ngăn chặn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét