Quân đội ta là lực
lượng chính trị tin cậy, công cụ bạo lực sắc bén của Đảng và Nhà nước, nòng cốt
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, một lực lượng tiên phong trong
phòng chống “DBHB” của CNĐQ và các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư
tưởng. Đòi hỏi các cấp lãnh đạo, chỉ huy và mọi quân nhân trong quân đội
phải nhận thức về bản chất âm mưu, thủ đoạn “DBHB” trên lĩnh vực chính trị, tư
tưởng một cách toàn diện, sâu sắc và luôn luôn gắn chặt với thực tiễn nhiệm vụ
của cách mạng, của quân đội cũng như của từng đơn vị. Những năm gần đây những
âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của CNĐQ và các thế lực thù địch đã liên tục tác động
đến đời sống mọi mặt xây dựng, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội
ta. Mục tiêu cơ bản của nó nhằm “phi chính trị hoá” quân đội, “vô hiệu hoá” vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; nhằm làm cho quân đội xa rời mục tiêu,
lý tưởng cách mạng, mất phương hướng chính trị; chia rẽ đoàn kết nội bộ và đoàn
kết quân dân; gieo rắc lối sống xa đoạ; gây tâm lý mơ hồ, hoang mang, suy giảm
lòng tin vào mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân
dân ta đã lựa chọn.
Những âm mưu, thủ đoạn
hoạt động chống phá của CNĐQ và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta
diễn ra liên tục. Đảng bộ quân đội đã lãnh đạo toàn quân kiên định mục tiêu
chiến đấu …, tập trung triển khai tốt nhiệm vụ và kế hoạch phòng chống “DBHB”,
bạo loạn lật đổ, duy trì tốt chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu. Kịp thời
đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại nhiều âm mưu và hoạt động chống đối, phá hoại
bằng các biện pháp vũ trang và phi vũ trang. Tuy vậy, sự tác động của
“DBHB” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng đối với Quân đội không có nghĩa đã
được ngăn chặn triệt để. Những hạn chế của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội có
nhiều nguyên nhân, trong đó “nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù
trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa thật sâu sắc. Trình độ lý luận, tính
nhạy bén về chính trị, đạo đức lối sống của không ít cán bộ, đảng viên, kể cả
cán bộ chủ trì, trung, cao cấp chưa tương xứng với vị trí, yêu cầu nhiệm vụ của
quân đội trong cuộc đấu tranh mới, nhất là trên mặt trận chính trị, tư tưởng.
Để đấu tranh phòng
chống “DBHB” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng có hiệu
quả đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trên nhiều lĩnh vực. Trong
đó cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau.
Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
Giáo dục chính trị, tư
tưởng có vai trò to lớn và trực tiếp tạo ra cơ sở vững chắc cho việc nâng cao
chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội. Mục tiêu của công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng trong nhiệm vụ phòng chống “DBHB” là xây dựng cho
cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng
chiến đấu của Đảng, có tinh thần cảnh giác cách mạng và ý chí quyết chiến quyết
thắng, luôn luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân.
Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận
động xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong Đảng bộ Quân đội.
Đẩy mạnh các hoạt động
giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa
không để những quan điểm, tư tưởng sai trái diễn ra trong quân đội. Kiên quyết
đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống vi
phạm bản chất cách mạng của quân đội trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thường xuyên coi trọng
công tác bảo vệ chính trị nội bộ, làm tốt công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện mơ hồ mất cảnh giác, làm lộ bí mật quân sự
và bí mật quốc gia; kiên quyết xử lý kỷ luật và đưa ra khỏi Đảng những người
không đủ tư cách đảng viên.
Củng cố hệ thống tổ
chức đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, năng lực tổ chức thực hiện
nhiệm vụ của các cấp bộ đảng trong toàn quân. Trước hết nâng cao chất lượng đội
ngũ cấp uỷ viên, đặc biệt lựa chọn, bố trí cán bộ chủ trì ở các cấp; giữ
vững nguyên tác tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, các nhân phụ trách trong
tổ chức sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của các tổ chức đảng.
Gắn xây dựng tổ chức
đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, thể hiện sự
thống nhất giữa mục tiêu, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện của cấp uỷ,
chỉ huy. Kiên quyết khắc phục những mặt yếu kém. Trong đánh giá tổ chức đảng
trong sạch vững mạnh và đơn vị vững mạnh toàn diện, lấy kết quả lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ phòng chống “DBHB” một cách toàn diện, trong đó trọng tâm là lĩnh
vực chính trị, tư tưởng.
Tiến hành tốt công tác
quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong đào tạo cán
bộ phải toàn diện cả năng lực và phẩm chất chính trị đạo đức. Nêu cao tinh thần
tự học tập, rèn luyện của cán bộ, đảng viên; quan tâm tạo điều kiện
để chiến sĩ là con em các dân tộc ít người được đi học để trở thành sĩ quan
trong quân đội. Thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ quân đội và thu hút
nhiều nhân tài phục vụ sự nghiệp quốc phòng an ninh. Bởi vì, đội ngũ cán bộ
trung kiên, có năng lực giỏi là nhân tố góp phần quyết định khả năng thực hiện
tháng lợi mọi nhiệm vụ của quân đội, đội ngũ cán bộ vững mạnh thực sự là lực
lượng nòng cốt để quân đội đánh bại mọi âm mưu trong chiến lược “DBHB” của CNĐQ
và các thế lực thù địch.
Đẩy mạnh các hình thức
hoạt động công tác tư tưởng trong quân đội
Hình thức tiến hành
công tác tư tưởng trong quân đội rất phong phú, đa dạng, mỗi hình thức có tính
độc lập tương đối của nó và có những yêu cầu biện pháp cụ thể khác nhau. Tuy
vậy, nhưng giữa các hình thức có quan chặt chẽ với nhau cùng tạo ra sức mạnh
tổng hợp để ngăn chặn, đẩy lùi và tiêu diệt những mầm mống tiêu cực trong quân
đội. Thực hiện đồng bộ, phát huy hiệu quả của các hình thức hoạt động công tác
tư tưởng sẽ góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng hệ
thống các tổ chức trong quân đội vững mạnh, giữ vững và phát huy phẩm chất cao
đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới; đấu tranh có hiệu quả trong nhiệm vụ
phòng chống âm mưu “DBHB” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng của các thế lực thù
địch.
Vì vậy, lãnh đạo, chỉ
huy các cấp, cán bộ, đảng viên trong quân đội phải nhận thức đầy đủ vị trí vai
trò, chức năng, nhiệm vụ, phương thức tiến hành công tác tư tưởng. Từ đó có
quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hình thức hoạt động công
tác tư tưởng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Trước hết, phải quán triệt thực
hiện tốt các nghị quyết của Đảng về lãnh đạo công tác tư tưởng, lý luận và xây
dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; các chỉ thị, hướng dẫn của
Tổng cục Chính trị về xây dựng môi trường văn hoá trong quân đội.
Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền giáo dục truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán
bộ, chiến sĩ. Qua đó xây dựng, củng cố niềm tin vững chắc vào mục tiêu lý tưởng
của Đảng; bồi dưỡng phẩm chất chính trị đạo đức của người quân nhân cách mạng.
Tổ chức tốt phong trào
thi đua quyết thắng ở các đơn vị. Công tác thi đua phải được tiến hành thường
xuyên liên tục mang lại hiệu quả thiết thực, kịp thời phát hiện và biểu dương,
khích lệ gương điển hình người tốt, việc tốt” để nhân rộng điển hình tiên
tiến làm cho cái tốt, cái tiến bộ, nhân tố mới nảy nở và lấn át cái xấu, cái
ác; thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần giữ vững ổn
định chính trị của đất nước.
Phát huy vai trò và sức mạnh của hoạt động văn
hoá, văn nghệ, đa dạng hoá nội dung và hình thức thông tin báo chí, góp phần
nâng cao sự hiểu biết toàn diện, xây dựng tư tưởng, tình cảm cách mạng và thoả
mãn nhu cầu văn hoá tinh thần của mọi quân nhân. Đồng thời giúp họ đấu tranh
loại bỏ những ảnh hưởng của văn hoá xấu độc của kẻ thù. Để các hoạt động này đi
đúng hướng, đạt mục đích đề ra, đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy và cơ quan chuyên
trách phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chặt chẽ công tác xuất bản, in
ấn, sáng tác, biểu diễn; kịp thời loại bỏ các khuynh hướng “phi chính trị hoá”,
“thương mại hoá” nhằm gieo rắc tư tưởng, tư sản để từng bước chuyển hoá
quân đội về chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét