Điểm mới trong phương
thức, thủ đoạn tuyên truyền phá hoại tư tưởng so với trước là: Các thế lực thù
địch và các tổ chức phản động lưu vong triệt để lợi dụng những thành tựu tiên
tiến của khoa học công nghệ, ứng dụng các loại hình dịch vụ mới trên không gian
mạng để đăng tải, phát tán thông tin sai trái, thù địch trên diện rộng với
nhiều bình luận phức tạp. Sử dụng ứng dụng thoại trên Internet, thư điện tử,
phần mềm chuyên dụng, mạng xã hội để hoạt động chống phá.
Chúng lập các nhóm kín
trên mạng xã hội, phân chia theo khu vực địa lý để tập hợp lực lượng trong nước
tham gia tổ chức, chỉ đạo chống phá. Các đối tượng chống đối, bất mãn, khiếu
kiện, lợi dụng tôn giáo thường xuyên liên hệ, trao đổi qua mạng với các đối
tượng phản động lưu vong để nhận sự giúp đỡ hoặc trả lời phỏng vấn, phát trực
tiếp (livestream) trên mạng xã hội.
Đặc điểm chung của
hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc về sự chuẩn bị của Đảng, Nhà nước ta cho giai
đoạn phòng, chống dịch trong tình hình mới và hướng tới mở cửa nền kinh tế,
chung sống với dịch bệnh là bác bỏ, phủ nhận các chủ trương, chính sách chống
dịch của Đảng, Nhà nước; đồng thời cố tình hướng lái sự hy sinh, vất vả, nguy
hiểm mà các lực lượng đang ngày đêm quên mình chống dịch như lực lượng Y tế,
Công an, Quân đội…, kích động người dân không thực hiện các quy định trong
phòng, chống dịch. Trong đó phải kể đến một số thủ đoạn, âm mưu nguy hiểm sau:
Thứ nhất, lợi dụng
việc triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ tại các địa
phương có diễn biến dịch phức tạp để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo về quyền
tự do đi lại, vu cáo “ngăn sông cấm chợ”... gây khó khăn cho cuộc sống của
người dân. Chúng phỏng vấn một số trường hợp người lao động tự do rồi cắt ghép
nội dung, đổi trắng thay đen hòng “củng cố” cho những luận điệu xuyên tạc của
mình.
Thứ hai, xuyên tạc về
công tác điều trị dịch bệnh, cho rằng chính quyền không chủ động trong ứng phó
dịch bệnh mà nay lại tìm cách “sống chung với dịch” là bỏ mặc dân. Phỏng vấn
trực tiếp, tạo hiệu ứng đám đông cho các đối tượng chống đối cộm cán trong nước
với danh nghĩa “chuyên gia”, người “uy tín” và những đối tượng là người nước
ngoài không có thiện cảm với Việt Nam, sau đó phát tán rộng rãi trên các nền
tảng mạng xã hội, phương tiện truyền thông ngoài nước. Sử dụng video, clip bị
cắt xén, lồng ghép những hình ảnh, âm thanh xuyên tạc về dịch COVID-19 gây
hoang mang dư luận; đăng bài viết có tiêu đề giật gân nhưng nội dung thì xáo
lại chuyện cũ nhằm tăng tỉ lệ tương tác, lượt like, câu “view”, tư lợi, “đánh
bóng tên tuổi”…
Vì vậy, chúng ta cần tỉnh
táo, cảnh giác trước những lời lẽ kích động, xúi giục của số đối tượng chống
phá. Đừng vì lợi ích viển vông mà tự hủy hoại tính mạng, sức khỏe, tự đạp đổ
“chén cơm” của mình, khiến mình rơi vào vòng lao lý và làm ảnh hưởng đến cộng
đồng. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của bản thân, cùng sẻ chia khó
khăn với đồng bào và đất nước. Với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”,
Việt Nam chúng ta đã và đang đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, từng
bước phục hồi kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét