Trong thời gian vừa qua, cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng đã có những kết quả bước đầu tích cực. Toàn bộ hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân vẫn đang nỗ lực để kiểm soát dịch. Thế nhưng, các thế lực thù địch, tổ chức, hội nhóm phản động vẫn luôn tìm mọi cách, nhất là thông qua mạng xã hội đã đưa nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm phá hoại thành quả phòng chống dịch của đất nước ta.
Thủ đoạn phổ biến của
chúng là cắt ghép các video, hình ảnh để tạo dựng những câu chuyên không đúng
sự thật sau đó tung lên mạng xã hội, khiến người xem tưởng đó là thật, lợi dụng
sự tò mò, thiếu hiểu biết của một số cá nhân để phát tán, chia sẻ cho nhiều
người khác xem nhằm nói xấu, bôi nhọ và phủ nhận những thành quả công tác phòng
chống dịch, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công
tác phòng chống dịch ở nước ta.
Mặc dù các phương tiện
thông tin đại chúng chính thống thường xuyên tuyền truyền, đưa tin về công tác
phòng chống dịch, nhưng thật đáng buồn khi một số cá nhân thiếu hiểu biết khi
tiếp cận các thông tin trên mạng chưa được kiểm chứng đã vội vã bình luận và
chia sẻ gây không ít hoang mang trong dư luận. Với họ, chỉ đơn giản là khi thấy
người khác bình luân và chia sẻ thì họ cũng làm theo mà không quan tâm đến
những tác hại, hệ lụy sau đó. Khi được tuyên truyền về tác hại của những thông
tin sai lệnh, không đúng sự thật và chưa được kiểm chứng thì họ mới vỡ lẽ mà gỡ
các nội dung bình luận và chia sẻ.
Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, khi một thông tin
được đăng tải lên các trang mạng xã hội sẽ nhanh chóng được các “anh hùng bàn
phím” vào comment và share rộng rãi với tốc độ rất nhanh. Chính vì vậy, mỗi
chúng ta khi truy cập vào các trang mạng xã hội, tiếp cận các thông tin cần hết
sức cảnh giác với các nguồn tin không chính thống, chưa được kiểm chứng. Trước
khi comment và share chúng ta cần tìm hiểu kỹ xem nguồn thông tin do ai tạo ra,
chia sẻ? Nội dung nguồn thông tin và người dùng đã được xác thực chưa? Nguồn
thông tin được tạo ra vào thời điểm nào và với mục đích gì? ... Những người tạo
ra thông tin xuyên tạc, sai lệnh đều có chủ đích, vì thế khi ta truy cập vào
các nguồn thông tin đó mà bản thân thấy có phản ứng xúc động hay kích động,
ngoài việc kiểm soát cảm xúc bản thân, hãy suy ngẫm những câu hỏi trên để kiểm
tra tính xác thực nguồn thông tin. Thói quen đặt câu hỏi trên sẽ giúp người sử
dụng mạng không mất quá nhiều thời gian để điều tra và thẩm định nhanh chóng độ
tin cậy của câu chuyện./.
Các thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóa