Trong nhiều năm qua, vấn đề nhân quyền đã và đang được các thế lực thù địch sử dụng như một thứ vũ khí, một vỏ bọc cho các hoạt động chống phá, chuyển hóa Việt Nam theo phương thức “diễn biến hòa bình”. Vấn đề nhân quyền còn được các thế lực thù địch, phản động xem như là một mũi tấn công chính, là một trong bốn “đột phá khẩu” nhằm phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội, làm suy yếu tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.
Có thể thấy rằng, nhân
quyền là sản phẩm kết tinh của nền văn minh nhân loại, có ảnh hưởng rộng lớn và
ngày càng trở thành mối quan tâm chung của nhân loại. Hiểu một cách chung nhất,
nhân quyền là quyền con người, thế nhưng cho đến nay quan niệm, cách hiểu, cách
tiếp cận về nhân quyền giữa các quốc gia lại thường không có sự thống nhất. Ở
Việt Nam, nhân quyền được hiểu là những giá trị cơ bản mà con người giành được
trong lịch sử đấu tranh cải tạo tự nhiên và xã hội nhằm khẳng định địa vị chính
trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp lý của mình. Đó là tổng thể các nhu cầu,
năng lực, tự do, nhân phẩm của con người với tư cách cá nhân và cộng đồng xã
hội được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong hệ thống luật pháp quốc gia và
luật pháp quốc tế.
Quan điểm, chủ trương
nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là không ngừng mở rộng dân chủ XHCN, bảo
đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người. Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tôn
trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo
Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối
với xã hội”. Nghị quyết Đại hội XIII cũng nhấn mạnh: “Nhân dân là trung tâm, là
chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương,
chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích
chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn
đấu”.
Quan điểm, chủ trương của
Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền con người còn được cụ thể hóa trong
các đạo luật quan trọng của Nhà nước như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình
sự, Luật Báo chí, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An
ninh mạng… Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy, trong những năm qua Việt Nam đã đạt
được rất nhiều thành tựu quan trọng trong đảm bảo quyền con người, nhất là
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận, hội họp… Cùng
với đó, rất nhiều chính sách an sinh xã hội đã được Đảng, Nhà nước triển khai
nhằm hướng tới người nghèo, người yếu thế, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo
dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là tại các địa bàn nông thôn,
miền núi, hải đảo.
Mới đây nhất, nhân dịp
Quốc khánh mùng 2/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định đặc xá tha
tù trước thời hạn cho trên 3000 phạm nhân, trong đó có cả người nước ngoài. Đây
không chỉ một việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam, trao cơ hội thứ hai cho những người đã một thời lầm
lỡ có cơ hội làm lại cuộc đời mà còn tiếp tục phản ánh rõ nhất ưu tiên bảo đảm
và thúc đẩy quyền con người trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam. Đồng thời, là minh chứng rõ nét nhất bác bỏ lại mọi luận điệu
xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân
quyền” của các thế lực, đối tượng thù địch, phản động.
Như vậy, mỗi chúng ta
phải nhận thức đúng đắn, hiểu đúng, đủ về chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về nhân quyền tại Việt Nam, luôn đề cao cảnh giác trước các luận điệu,
thủ đoạn lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống Việt Nam của các thế lực thù địch,
phản động để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của chúng về vấn đề
nhân quyền tại Việt Nam./.
Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa