“Khoan sức dân là kế dài lâu,
là thượng sách giữ nước” (Trần Hưng Đạo)
Sách Khâm định Việt sử thông
giám cương mục, chính biên, Quyển VIII (1884) viết về lời di huấn
thiêng liêng của Trần Hưng Đạo lúc cuối đời: “Quốc Tuấn bị bệnh (1230), nhà vua
(Trần Anh Tông) đến nhà riêng thăm và hỏi rằng: “Nếu có sự không lành xảy ra (ý
nói Quốc Tuấn mất), mà quân nhà Nguyên lại sang xâm lấn, thì chống cự lại bằng
cách gì?”. Quốc Tuấn thưa: “Ngày trước Triệu Võ (Triệu Đà) dựng nước, vua nhà
Hán sai quân sang đánh, lúc ấy, về phần tiểu dân thì phá hết hoa mầu ở đồng
nội; về phần quân lính thì đại binh kéo sang châu Khâm, châu Liêm, đánh quận
Trường Sa, dùng đoản binh đánh tập hậu, đấy là một thời kì. Đến đời nhà Đinh,
nhà Lê dùng được người hiền tài, lúc ấy phương Nam đương mạnh, phương Bắc đương
suy, trên dưới một lòng, dân không có lòng li tán, đắp thành Bình Lỗ mà phá
được quân nhà Tống, đấy lại là một thời kì. Nhà Lý dựng cơ nghiệp, người nhà
Tống sang xâm lấn; lúc ấy dùng Lý Thường Kiệt đánh châu Khâm, châu Liêm, nhiều
lần tiến quân đến Mai Lĩnh (thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc), đấy là có thế
lực mạnh. Mới rồi (năm 1285 và 1288), Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt đánh phá bao
vây; lúc ấy vua tôi cùng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên
giặc phải bó tay, đấy là lòng giời xui khiến. Đại khái quân giặc cậy vào trường
trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận là việc
thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: nếu thấy quân giặc tràn sang như
gió, như lửa, thì thế giặc có thể dễ chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ
dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì mình
phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy
theo thời cơ mà chế biến cho đúng, làm thế nào thu hút được binh lính như cha
con một nhà, mới có thể dùng để chiến thắng được. Vả lại, phải bớt dùng sức dân
để làm cái kế thâm căn cố đế, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn”
(Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học, 1998, tr. 248). “Phải bớt dùng sức
dân để làm cái kế thâm căn cố đế, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn”.
Chúng tôi nhắc lại lời di huấn của Trần Hưng Đạo để nhấn mạnh. Và lưu ý
rằng, Khâm định Việt sử thông giám cương mục là một trong
những sách chính sử của Quốc sử quán triều Nguyễn do chính Vua Tự Đức chỉ đạo
biên soạn năm 1856, hoàn thành năm 1859, được khắc in và ban hành năm 1884, từ
lúc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đáp lời Vua Trần Anh Tông năm 1230 đến lúc
cuốn chính sử này được xuất bản, lịch sử Việt Nam đã trải qua 654 năm với biết
bao sự kiện trọng đại, hiển hách và cũng thăng trầm. Thời gian 7 thế kỉ rõ ràng
là đủ dài để chính Vua Tự Đức và các nhà sử học của Quốc sử quán Triều Nguyễn
cũng phải bình luận ngay trong sách này: “Nhà vua rất phục lời trình bày của
Quốc Tuấn là đúng” (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học, 1998, tr. 248).
Cũng cần nói thêm rằng, trong gần 200
năm trị vì, nhà Trần được coi là tương đối điển hình cho các triều đại Phong
kiến Việt Nam biết chăm lo cho dân chúng. Các Hoàng đế thường sớm nhường ngôi
tránh được tranh giành quyền lực. Tam giáo đồng nguyên tạo nên sự đa dạng văn
hóa. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cùng các
danh nhân còn nổi tiếng đến ngày nay như Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn
Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An,... đã ghi dấu ấn hưng thịnh văn hóa
của thời đại nhà Trần. Hầu hết các chính thể triều Trần đều được lòng dân. Đó
chính là nguyên nhân đã làm nên điều vĩ đại có một không hai trong lịch sử thế
giới - 3 lần chiến thắng Nguyên Mông, vó ngựa tham tàn bậc nhất của lịch sử thế
giới; kẻ đã chinh phục hầu hết các quốc gia từ châu Á sang châu Âu đến tận Trung
Cận Đông. Mặc dù là được lòng dân, nhưng vào năm 1284, khi 50 vạn quân
Nguyên lăm le đánh Đại Việt, nhà Trần vẫn tổ chức hội nghị Diên Hồng, cuộc
trưng cầu dân ý đầu tiên trong sử Việt, nhằm đánh thức sức dân, dùng sức dân
làm gốc rễ, nhờ đó mà thắng giặc.
Mai
Năm Mới
Có nhân dân ủng hộ thì sẽ thành công
Trả lờiXóa