Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ KHÔNG CÓ "CHỦ NGHĨA CHIẾT TRUNG"!


  Nói nôm na về "chủ nghĩa chiết trung" là: tuy cũng đưa ra những mối liên hệ của những sự vật, hiện tượng rồi đưa ra kết luận, nhưng lại không chỉ ra được và khẳng định được bản chất của nó. Chủ nghĩa "chiết trung" và thuật "ngụy biện" trong lịch sử, là hình chiếu, hoặc anh em "đồng hao" của nhau. Nó ngược lại với quan điểm duy vật biện chứng trong lịch sử. Do vậy, những người trực tiếp chỉ đạo và biên soạn các bộ lịch sử hiện nay, lấy quan điểm "chiết trung" để đánh giá bản chất của các sự kiện lịch sử, là đã lệch chuẩn và sai từ gốc vấn đề.

  Trong cuộc họp báo, nhằm giới thiệu bộ lịch sử 15 tập tái bản năm 2017, ông Trần Đức Cường chủ biên, có nói rằng: "để mọi nguời dễ chấp nhận, chúng tôi dùng những từ TRUNG TÍNH là Vnch, chính quyền Sài gòn. Bỏ không dùng từ Ngụy, có tính miệt thị" (!!). Phát biểu của người chủ biên bộ lịch sử này, đồng thời cũng là người tiếp tục biên soạn bộ lịch sử 30 tập, đã thể hiện rất rõ ràng, họ đang lồng thứ chủ nghĩa "chiết trung" vào các bộ lịch sử đó. Nghĩa là họ cũng trình bày những diễn tiến của lịch sử đã diễn ra, cũng nêu các mối liên hệ của những sự việc đó, nhưng không chỉ ra được, không khẳng định được bản chất của nó. 

  Cụ thể: họ cũng trình bày sự ra đời cái gọi là "quốc gia Việt nam" của Bảo Đại, VNCH của Ngô Đình Diệm như thế nào. Nhưng lại không chỉ ra được và không khẳng định được bản chất của những thực thể đó là: phản quốc, bất hợp pháp. Họ đã mập mờ đánh giá về thân phận tay sai của chúng, khi bỏ đi từ ngụy_ một từ đắt giá nhất, cô đọng nhất để chỉ đúng bản chất của cái gọi là "chính quyền Vnch" ! Từ quan điểm "chiết trung" đó, họ và những nguời cổ súy cho nó, tiếp tục dùng "thuật ngụy biện" khi cho rằng: không gọi nó là ngụy, nhưng nội dung đã phản ánh được bản chất của nó rồi (!!). Đây là cách ngụy biện, để dẫn dụ công chúng, mà có lẽ họ tự ảo tưởng là "để mọi nguời dễ chấp nhận". Họ đã nhầm to và đánh giá sai về nhận thức của quần chúng nhân dân và nền dân trí của nước nhà, trong thời đại 4.0 này. Họ cho rằng nội dung đã phản ánh được bản chất tay sai, phản động của Vnch, thì tại sao còn bỏ đi từ ngụy, vốn đã có trong sách lịch sử? Lại còn có người ngây ngô cho rằng: sách lịch sử nếu dùng từ ngụy thì hậu thế không biết nó là ai, bản chất của nó là gì? (về cách dùng từ và cụm từ này NR và nhiều bạn đã góp ý làm rõ cách dùng, ở các bài trước). Tóm lại: ngôn ngữ dùng, phải có TÍNH TỪ đặt trước tên nó tự nhận (chính quyền ngụy Vnch, gọi tắt là Ngụy quyền), để chỉ ra và khẳng định bản chất của nó. Còn cách của các nhà "chiết trung" là bỏ đi từ ngụy, để lập lờ, rồi ngụy biện cho tính "chính danh, hợp pháp" của cái gọi là "quốc gia Vnch".

 Cuộc kháng chiến chống lại sự đô hộ và xâm lược của td Pháp và đq Mỹ, của nhân dân Việt nam, do ĐCS VN lãnh đạo, là cuộc kháng chiến Chính nghĩa. Người Pháp, người Mỹ và bè lũ tay sai cho ngoại bang, đã gây ra cuộc chiến tranh đó, là bên Phi nghĩa. Sách lịch sử của dân tộc, phải khẳng định được điều đó, từ nội dung đến tên gọi của nó vốn có trong lịch sử. Việc bỏ từ Ngụy cho "mọi nguời dễ chấp nhận", là thứ quan điểm của chủ nghĩa "chiết trung", ngược với quan điểm duy vật lịch sử chính thống hiện nay. Những lý lẽ của họ đưa ra không thể thuyết phục được đại đa số quần chúng nhân dân, từ những người có nhận thức sâu về lịch sử, xã hội, chính trị, đến những người bình dân nhìn nhận lịch sử bằng thực tế. Bởi những lý do của những người xét lại lịch sử, chỉ là ngụy lý, ngụy biện mà thôi./.

Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét