Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Từ chiêu bài “Kiến nghị”, “Thư ngỏ”…

    Tổ chức khủng bố “Việt Tân” coi Internet là “phương tiện chiến lược để phá vỡ bưng bít thông tin và huy động quần chúng”, Facebook là “môi trường hoạt động mới” – “Nơi tiến hành công tác phát triển hải ngoại, đấu tranh trên mạng và tiếp cận người trong nước”.

    Không chỉ “Việt Tân” mà các thế lực chống phá khác cũng coi không gian mạng là nơi để tuyên truyền, lôi kéo, tổ chức các hoạt động phá hoại. Các tổ chức, hội nhóm, số chống đối trong và ngoài nước đồng loạt chống phá bằng việc sử dụng các đài phát thanh, trang mạng, blog, mạng xã hội Facebook để tán phát các thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình nội bộ, tuyên truyền gốc rễ của mọi sai lầm, đất nước kém phát triển chính là do vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

    Điển hình phải kể đến các tổ chức phản động lưu vong như: “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều Đại Việt”, “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, “PBSOS”; hội nhóm trá hình trong nước như: “Lập Quyền Dân”, “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Tập hợp Quốc dân Việt”…

    Các trang mạng như: “BBC”, “RFA”, “VOA”, RFI”, “Nhân sự Đại hội”, “Tin tức hàng ngày”, “Báo tiếng dân”, “Nghiên cứu quốc tế”, “Bauxite Việt Nam”, “Luật khoa tạp chí”, “Thời báo”… và các tài khoản mạng xã hội như: “Thanh Hieu Bui”, “Nguyễn Văn Đài”, “Nguyễn Tấn Thành”…

    Trong một thời gian ngắn, trang “Dân quyền” đã phát tán hơn 1.000 bài viết, trong đó có nhiều bài chống phá Đảng, kêu gọi “Đảng Cộng sản Việt Nam chia sẻ quyền lực” với các “tổ chức xã hội dân sự” để thực thi “dân chủ hóa”, “chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”, công kích, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng.

    Nguyễn Quang A chỉ đạo các thành viên trong “Diễn đàn xã hội dân sự” cần phát huy lợi thế về trình độ lý luận, kinh nghiệm, kiến thức, quan hệ trong nội bộ để viết bài “có chiều sâu, đúng thời điểm”. Một số thành viên trong nhóm đã soạn thảo nhiều “Bản góp ý”, “Thư ngỏ” gửi  lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tán phát trên không gian mạng, trong đó có yêu sách Bộ Chính trị cần có đường lối chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò “độc tôn” của Đảng Cộng sản Việt Nam; thay đổi hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước; xây dựng nền kinh tế đa sở hữu.

    Ví dụ như Nguyễn Đình Cống, một đảng viên bỏ Đảng, hiện trú tại Thanh Xuân, Hà Nội đã sử dụng facebook “Nguyễn Đình Cống” phát tán hơn 20 bài …

    Bên cạnh đó, các trang phản động, các tài khoản mạng xã hội liên tục tung ra các bài viết xuyên tạc, công kích cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như: “Những vở kịch tốn kém”, “Tập trung quyền lực lên phương Bắc”, …

    Các bài viết chủ yếu có nội dung xuyên tạc, kích động chia rẽ vùng miền; công kích một số đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét