Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

SỰ NGUY HIỂM CỦA SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

 

Hiện tượng suy thoái diễn ra ở một bộ phận không nhỏ, ở bộ phận không nhỏ chứ không phải ở bộ phận lớn, không phải là ở số đông hay ở đa số cán bộ, đảng viên. Sự suy thoái diễn ra ở bộ phận không nhỏ bao gồm ở bộ phận không nhỏ cá nhân cán bộ, đảng viên; ở bộ phận không nhỏ nhóm cán bộ, đảng viên; thậm chí có cả ở bộ phận không nhỏ tổ chức chính quyền, tổ chức Đảng các cấp. Tuy sự suy thoái diễn ra ở bộ phận không nhỏ với mức độ khác nhau, nhưng vì nó diễn ra ngay trong bộ phận lãnh đạo, quản lý, kể cả bộ phận cán bộ cao cấp, tức là diễn ra ở bộ phận "gốc của cách mạng", bộ phận "cầm quyền", nên phạm vi ảnh hưởng và tác hại của nó với cuộc sống lại vô cùng lớn. Trong đó, những người giữ cương vị càng lớn, có trách nhiệm càng cao thì tác hại của sự suy thoái càng sâu rộng, nghiêm trọng. Theo quy luật, sự phát triển đi từ dưới lên trên, còn sự suy thoái lại đi từ trên xuống dưới, đi từ "thượng bất chính" đến "hạ tắc loạn", dẫn đến thay đổi cả hệ thống. Do đó, muốn phòng chống và khắc phục suy thoái, cần phải nhận diện đúng sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Trong thế giới cái gì cũng biến hóa, tư tưởng con người cũng biến hoá”[1]. Có cái thì biến hóa tiến bộ lên, có cái thì biến hóa lạc hậu đi, tức là suy thoái. Suy thoái là sự suy giảm, thoái hóa, làm mất dần đi cái tốt, cái tiến bộ, làm tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, làm chậm lại quá trình phát triển. Sự suy thoái thường mang tính hệ thống, gắn liền với thuộc tính bản chất, từ suy thoái về mặt này dẫn đến suy thoái mặt khác, làm thay đổi dần dần bản chất sự vật. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là sự suy giảm, thoái hóa biến chất tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hiện nay sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống biểu hiện tính chất, mức độ khác nhau, diễn ra ở các đối tượng khác nhau, từ đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cán bộ cao cấp. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống "...làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ".



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG - ST, H. 2000, tập 5, tr. 278..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét