Khi cuốn sách
“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây
dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”(Cuốn sách về chống
tham nhũng, tiêu cực) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xuất bản đàm và triển khai
quán triệt những nội dung cốt lõi của Cuốn sách này, trên mạng xã hội đã xuất
hiện không ít các luận điệu xuyên tạc, phản động. Nào là những ý kiến bẻ cong sự thật về việc xuất bản này là “nhằm
đánh bóng tên tuổi của Tổng Bí thư”, vì “cuốn sách không hề có ý nghĩa gì ngoài
việc mang tính mị hoặc quần chúng nhân dân”; “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức” và “sẽ là một thất bại trong quản
trị quốc gia, khi pháp luật được đứng sau các quan điểm chưa được kiểm chứng của
một cá nhân” hay đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam “không thể thành công nếu
không thay đổi thể chế chính trị, chấp nhận đa nguyên, đa đảng”...
Sự ra đời và được đón nhận của Cuốn
sách về chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là một minh chứng thể hiện
sự nhất quán, kiên định, phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam, của người đứng đầu Đảng về xây dựng
Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh nói chung, về phòng và đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực nói riêng cùng những giải pháp hữu hiệu để phòng, chống
tham nhũng hiệu quả; trong đó nhấn mạnh mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải
gương mẫu rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư để “tránh tình trạng: “Chân mình còn lấm bê bê/Lại cầm bó đuốc đi rê
chân người”; “Thượng bất chính, hạ tắc loạn!”; “Cấp trên ở chẳng chính ngôi/Cho
nên ở dưới chúng tôi hỗn hào!”.
Những trăn trở, tâm huyết,
quyết tâm cũng như những gợi mở, định hướng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về phòng, đấu
tranh chống tham nhũng gắn với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong Cuốn
sách về chống tham nhũng, tiêu cực đã tạo nên sự hấp dẫn, đón nhận của
bạn đọc cũng như sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong hệ thống chính trị, trong
xã hội. Đồng thời, “mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là
nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây là cuộc
đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay
“đấu đá nội bộ”, như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ
sai, dụng ý xấu”, chứ đó không phải là sự dàn xếp, tranh giành quyền lực hay
thanh trừng phe phái trong Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét