Vừa thấy bà Ngát đi tập văn nghệ về, ông Toàn liền chạy ra:
- Bà bấm điện thoại gọi ngay cho thằng Tài nhà mình để tôi nói chuyện với nó.
Chết thật! Không cẩn thận là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mất.
Bà
Ngát nghe chồng nói vậy không hiểu đầu cua tai nheo gì, tròn xoe mắt:
- Ông
nói gì mà nghe lạ thế? Con trai mình nó làm gì mà ông lại lôi “diễn biến” với “chuyển hóa” vào, cứ như là đi họp chi bộ
vậy?
- Thì
chẳng thế à? Lúc tối, cậu Quỳnh hàng xóm vừa sang chơi, mở “phây búc” của thằng
Tài nhà mình cho tôi xem rồi chỉ vào cái ảnh nó mặc bộ quân phục của lính Mỹ,
đeo kính đen, đứng tạo dáng chẳng giống ai khiến tôi xấu hổ đỏ cả mặt. Bà bấm
điện thoại để tôi nói chuyện với nó. Không thể để thế được!
- Ông
cứ bình tĩnh. Dù sao cũng chỉ là bộ quần áo thôi mà!
Bà
Ngát vừa nói vừa bấm điện thoại gọi cho con trai mới vào làm việc cho một tập
đoàn của nước ngoài. Tài vừa cất lời chào, ông Toàn đã giằng lấy điện thoại từ
tay bà Ngát, nghiêm giọng hỏi:
- Sao
con lại mặc quân phục của lính Mỹ rồi chụp ảnh đăng lên “phây búc” thế? Con có
hiểu ý nghĩa của bộ quần áo ấy không?
- Con
chào bố! Bộ quần áo đó là cậu bạn mua tặng hôm sinh nhật con ấy mà. Con có để ý
quân phục của nước nào đâu, cứ thấy vừa là con mặc thôi. Với lại, xã hội bây
giờ cũng cởi mở, thoải mái mà bố.
- Cởi
mở thì cởi mở, nhưng mình vẫn phải mang mặc có chọn lọc, không lố lăng chứ.
Nhất là con có bố là đảng viên, cựu chiến binh thì con càng phải chú ý từ ăn
mặc, nói năng, ứng xử kẻo người ta đánh giá cả bố và con, cả gia đình ta. Mà
con mặc như thế, cán bộ công ty không ý kiến gì sao?
- Đây
là doanh nghiệp nước ngoài mà bố. Người nước ngoài họ không để ý mấy chuyện này
đâu. Họ nghĩ thoáng lắm, chỉ quan tâm đến công việc thôi.
-
Theo bố, càng làm cho doanh nghiệp nước ngoài thì con càng phải để ý, chỉn chu
trong ăn mặc để thể hiện được nét đẹp, bản sắc của dân tộc mình, của người Việt
Nam, khiến họ thêm tôn trọng. Người nước ngoài có thể họ tôn trọng tự do ăn
mặc, nhưng khi thấy con khoác bộ quân phục của đội quân đã từng xâm lược nước
mình, chắc chắn họ sẽ nhìn con bằng ánh mắt thiếu tôn trọng. Thậm chí, nhiều
người sẽ đánh giá con nhận thức kém, dễ dàng a dua theo lối văn hóa lai căng,
rồi dẫn đến dễ bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo vào những hội, nhóm phản động, tiêu
cực... Từ đó, mọi người sẽ thiếu tin tưởng con, phải không nào?
Nghe
ông Toàn phân tích với giọng ôn tồn, khúc chiết, đầy thuyết phục, cậu con trai
im lặng một lúc, lát sau mới đáp lại:
-
Đúng là con còn trẻ, suy nghĩ đơn giản và nông cạn quá! Con cảm ơn bố đã dạy
cho con bài học về lòng tự tôn dân tộc và sự vững vàng trước những tư tưởng,
lối sống lệch lạc, văn hóa lai căng. Con sẽ xóa bỏ bức ảnh ấy trên mạng xã hội
và không mặc bộ quần áo đó nữa. Con hứa với bố, từ nay con sẽ không hành động
nông nổi, thiếu chín chắn, làm ảnh hưởng xấu đến chính mình và gia đình.
Thấy
con nói vậy, ông Toàn phấn khởi cười tươi và quay sang bà Ngát:
- Bà
thấy chưa? Tôi nói phải nên con trai mình nghe ra ngay. Chuyện không chỉ đơn
giản là bộ quần áo như bà nghĩ đâu nhé! Người xưa đã dạy "Y phục xứng kỳ
đức" tức là việc mang mặc nó thể hiện cái phong thái, đức độ của con
người. Mình mang mặc lố lăng thì chắc chắn mọi người sẽ thiếu tin tưởng, thậm
chí coi thường mình, bà ạ!
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét